Thành lập đại diện Cảng vụ hàng hải tại Trường Sa

Sáng 15/11, Cục Hàng hải đã tổ chức lễ công bố quyết định thành lập đại diện Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa.

Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục hàng hải (giữa) trao quyết định thành lập đại diện Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa và bổ nhiệm ông Lê Văn Thành Khôi (trái) phụ trách đại diện - ảnh: VĂN KỲ
Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục hàng hải (giữa) trao quyết định thành lập đại diện Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa và bổ nhiệm ông Lê Văn Thành Khôi (trái) phụ trách đại diện - ảnh: VĂN KỲ 
Theo ông Phạm Văn Chương, Giám đốc Cảng vụ hàng hải Nha Trang, Cảng vụ đã chuẩn bị xong nguồn nhân lực, cơ sở vật chất cho đại diện Cảng vụ tại Trường Sa để sẵn sàng đáp ứng ngay yêu cầu nhiệm vụ được giao, tổ chức tốt nhiệm vụ quản lý hoạt động hàng hải tại khu vực vùng nước cảng biển Trường Sa, góp phần tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện đảo.
Trong thời gian tới, Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa sẽ triển khai công tác quản lý nhà nước về hoạt động hàng hải tại khu vực, tổ chức tốt công tác phối hợp với các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan trong công tác tìm kiếm cứu nạn hàng hải, đảm bảo an ninh an toàn hàng hải, phòng ngừa ô nhiễm môi trường...
Ông Nguyễn Nhật, Cục trưởng Cục Hàng hải, cho biết: “Việc thành lập và tổ chức hoạt động của đại diện Cảng vụ hàng hải Nha Trang tại Trường Sa giúp cho việc quản lý hoạt động của tàu thuyền đảm bảo an toàn, tự do hàng hải theo quy định của pháp luật Việt Nam và công ước của Liên hiệp quốc về luật biển năm 1982. Sự hiện diện của cơ quan quản lý nhà nước của Việt Nam trên các vùng biển đảo thuộc chủ quyền góp phần bảo vệ vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam”.
Quyên góp, ủng hộ đồng bào, chiến sĩ huyện Trường Sa - ảnh: VĂN KỲ
 Quyên góp, ủng hộ đồng bào, chiến sĩ huyện Trường Sa - ảnh: VĂN KỲ
Tại buổi lễ, các cơ quan, đơn vị đã quyên góp được 408 triệu đồng ủng hộ người dân và chiến sĩ huyện đảo Trường Sa.
Dịp này, Cục Hàng hải cũng tặng quà cho đại diện thân nhân của 8 gia đình có người thân bị mất tích trong vụ tàu Phúc Xuân 68 bị chìm vào ngày 9/11; mỗi phần quà tặng trị giá 5 triệu đồng.
Buổi lễ cũng công bố vùng nước cảng biển Trường Sa.
Theo đó, Vùng nước cảng biển Trường Sa gồm Bến cảng Trường Sa; vùng nước cảng biển Khánh hòa gồm các bến cảng: Đầm Môn, Hòn khói, Nhà máy tàu biển Hyundai Vinashin, Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong, Trạm phân phối xi măng Ninh Thủy, Nha Trang, Học viện Hải quân, Ba Ngòi, K720 – Tổng công ty xăng dầu quân đội, Nhà máy xi măng Cam Ranh.

Xe chở 43 học sinh bốc cháy ngùn ngụt ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Chiếc xe khách chở 43 học sinh bỗng nhiên bốc cháy dữ dội ở đường vành đai 3 trên cao, Hà Nội chiều tối 15/11. 

Khoảng 17h45 chiều nay (15/11) ở đường vành đai 3 trên cao Hà Nội, chiếc xe khách 45 chỗ do tài xế Phùng Đình Tiến (Sơn Tây, Hà Nội) điều khiển đang chở 43 học sinh Hưng Yên đi tham quan bỗng nhiên bốc cháy dữ dội.
Chiếc xe khách bốc cháy dữ dội ở đường vành đai trên cao. Ảnh: Quỳnh Thơ.
 Chiếc xe khách bốc cháy dữ dội ở đường vành đai trên cao.
 Ảnh: Quỳnh Thơ.

Cận cảnh xe chở 43 học sinh bị cháy trơ khung sắt

(Kiến Thức) - Tại hiện trường, chiếc xe khách 45 chỗ bị cháy toàn bộ phần cửa, ghế chỉ còn trơ ra những chiếc khung... 

Vụ cháy xảy ra vào khoảng 17h15 ngày 15/11 ở đường vành đai 3 cao tốc trên cao Hà Nội khiến chiếc xe chở 43 học sinh Hưng Yên đi tham quan về bị thiêu rụi.
 Vụ cháy xảy ra vào khoảng 17h15 ngày 15/11 ở đường vành đai 3 cao tốc trên cao Hà Nội khiến chiếc xe chở 43 học sinh Hưng Yên đi tham quan về bị thiêu rụi.

Cảm phục người mẹ nông dân nghèo nuôi 2 con đậu tiến sĩ

(Kiến Thức) - Một người phụ nữ nông dân, chỉ học hết lớp 7, một mình nuôi 5 miệng ăn, có 3 con thì 2 con đậu tiến sĩ, một con đậu đại học.

Gia đình bà đã được T.Ư Hội Khuyến học Việt Nam và UBND tỉnh cấp bằng khen là một điển hình cho sự hiếu học.
Người phụ nữ đó là bà Hà Thị Chắm, sinh năm 1950 ở khu 4, xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ. Bà sinh ra trong một gia đình nông dân, khi còn nhỏ nhà nghèo chỉ được học hết lớp 7 rồi về làm ruộng. Bà xây dựng gia đình cùng ông Nguyễn Xuân Sậu, người cùng làng. Ông bà sinh được 3 người con (2 trai, 1 gái). Từ khi lấy nhau, ông đi công tác biền biệt. Ông dặn bà ở nhà cố gắng nuôi các con ăn học. Bố mẹ đã sống trong hoàn cảnh kinh tế khó khăn, thiếu thốn, đất nước lại có chiến tranh, chỉ được học hết cấp 2, nay nhất định không được để con phải thiếu cái chữ nữa.
 
Bà Chắm ở nhà làm 3 sào ruộng khoán, nuôi lợn, gà, trồng rau... Một mình bà là lao động chính nuôi 5 miệng ăn, một mẹ già cùng 3 con nhỏ đang tuổi ăn học, thức khuya dậy sớm, vất vả, cực nhọc không biết thế nào mà kể. May mắn, các con bà đều ngoan ngoãn, chăm chỉ, ban ngày chân đất đầu trần cắp sách đến trường, về nhà giúp mẹ cấy cày, băm bèo, thái khoai. Tối đến tất cả chụm đầu học tập bên ngọn đèn dầu hỏa, 4 giờ sáng đã dậy tranh thủ ôn bài trước khi lên lớp. Bữa ăn hằng ngày chỉ có ngô, khoai, sắn là chủ yếu.