Thanh Hóa: thi thể phụ nữ chỉ mặc áo ngực trôi sông

Thi thể phụ nữ khoảng 50 tuổi, chỉ mặc áo ngực trôi dưới chân cầu Lai Thành, phường Đông Sơn, TP.Thanh Hóa vừa được người dân phát hiện.

Một thi thể phụ nữ khoảng 50 tuổi, chỉ mặc áo ngực trôi dưới chân cầu Lai Thành, phường Đông Sơn, TP.Thanh Hóa vừa được người dân phát hiện đưa vào bờ.
Vào lúc 7h sáng nay (4/7), tại cầu Lai Thành thuộc phường Đông Sơn, TP.Thanh Hóa, người dân đã phát hiện thi thể của một người phụ nữ tầm 50 tuổi, nổi trên mặt nước, trôi từ phía thượng nguồn của cầu Lai Thành xuống phía hạ nguồn.
Hiện trường nơi phát hiện thi thể nạn nhân khiến nhiều người dân hiếu kỳ đến xem.
Hiện trường nơi phát hiện thi thể nạn nhân khiến nhiều người dân hiếu kỳ đến xem. 
Đến 8h20 phút, khi người dân đến kéo và giữ xác nạn nhân lại không cho trôi đi thì phát hiện trong túi của người phụ nữ này có chìa khóa và một điện thoại di động.
Tin tức ban đầu, danh tính của nạn nhân được xác định tên là Hoa, trú tại làng Tạnh, bán rau ở chợ Vườn Hoa, TP.Thanh Hóa.
Được biết, khi trôi trên sông, thi thể này đã vướng vào bụi tre của một nhà dân, sau đó người dân này lấy gậy đẩy đi nên thi thể này trôi xuống gầm cầu và mắc lại tại đây.
Tại hiện trường, trên người phụ nữ này chỉ mặc một quần dài và một áo ngực.
Tại cầu Lai Thành có rất nhiều người dân hiếu kỳ đến xem gây ách tắc một đoạn Quốc lộ 47 nối TP.Thanh Hóa với thị xã Sầm Sơn.
Hiện cơ quan chức năng đang tiến hành xác minh làm rõ vụ việc.

Ngư dân bám biển Hoàng Sa nhận tàu cá bọc thép 7 tỷ

(Kiến Thức) - Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam vừa bàn giao tàu cá vỏ thép Sang Fish 01 cho ngư dân Phan Bé để bám biển Hoàng Sa.

Tàu vỏ thép mang tên Sang Fish 01, do Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, có trụ sở tại Khánh Hòa) đóng vừa được bàn giao cho ngư dân Phan Bé (Quảng Ngãi) sáng nay (2/7).
 Tàu vỏ thép mang tên Sang Fish 01, do Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang (thuộc Tổng Công ty Công nghiệp tàu thủy Việt Nam, có trụ sở tại Khánh Hòa) đóng vừa được bàn giao cho ngư dân Phan Bé (Quảng Ngãi) sáng nay (2/7).

Đây là loại tàu cá vỏ thép đánh bắt cá biển theo phương thức lưới vây. Tàu có chiều dài 25,21m, rộng 7,8m, được trang bị nhiều thiết bị hàng hải hiện đại gồm hệ thống radar, máy định vị GPS, máy thu phát hai chiều cầm tay, phao vô tuyến chỉ báo sự cố, phao cứu sinh các loại, thiết bị cứu hỏa, trang vật tư y tế sơ cấp cứu. . .
 Đây là loại tàu cá vỏ thép đánh bắt cá biển theo phương thức lưới vây. Tàu có chiều dài 25,21m, rộng 7,8m, được trang bị nhiều thiết bị hàng hải hiện đại gồm hệ thống radar, máy định vị GPS, máy thu phát hai chiều cầm tay, phao vô tuyến chỉ báo sự cố, phao cứu sinh các loại, thiết bị cứu hỏa, trang vật tư y tế sơ cấp cứu. . .

Tàu có thể duy trì vận tốc trung bình 11 hải lý/giờ trong cự ly di chuyển liên tục 2.000 hải lý trên biển.Tàu có 6 khoang chính, với trọng tải chứa khoảng 60 tấn thủy sản, chưa kể ngư cụ. Trong ảnh là máy kéo lưới hiện đại được trang bị trên tàu.
Tàu có thể duy trì vận tốc trung bình 11 hải lý/giờ trong cự ly di chuyển liên tục 2.000 hải lý trên biển.Tàu có 6 khoang chính, với trọng tải chứa khoảng 60 tấn thủy sản, chưa kể ngư cụ. Trong ảnh là máy kéo lưới hiện đại được trang bị trên tàu.

Tại lễ bàn giao và tiếp nhận tàu (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa), sau thời gian hạ thủy hôm 12/6 và chạy thử, lãnh đạo Nhà máy đóng tàu và chủ tàu xác nhận “Về mặt an toàn, so với tàu vỏ gỗ, tàu vỏ thép này có những ưu thế vượt trội, tiêu hao nhiên liệu thấp hơn tàu vỏ gỗ cùng loại nên ngư dân rất yên tâm”.
 Tại lễ bàn giao và tiếp nhận tàu (thành phố Nha Trang, Khánh Hòa), sau thời gian hạ thủy hôm 12/6 và chạy thử, lãnh đạo Nhà máy đóng tàu và chủ tàu xác nhận “Về mặt an toàn, so với tàu vỏ gỗ, tàu vỏ thép này có những ưu thế vượt trội, tiêu hao nhiên liệu thấp hơn tàu vỏ gỗ cùng loại nên ngư dân rất yên tâm”.

Ngay sau khi tiếp nhận tàu, ông Phan Bé cho biết, tàu sẽ lên đường ra Hoàng Sa ngay để đánh bắt hải sản. Đồng thời, Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang đã làm lễ cắt thép đóng mới 2 tàu vỏ thép, cũng cho 2 ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi.
 Ngay sau khi tiếp nhận tàu, ông Phan Bé cho biết, tàu sẽ lên đường ra Hoàng Sa ngay để đánh bắt hải sản. Đồng thời, Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang đã làm lễ cắt thép đóng mới 2 tàu vỏ thép, cũng cho 2 ngư dân ở tỉnh Quảng Ngãi.

Việc ngư dân Phan Bé tiếp nhận tàu Sang Fish 01, là sự kiện quan trọng đối với ngư dân Quảng Ngãi, khi đây là tàu cá vỏ thép thứ 2 được Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang đóng cho ngư dân với kinh phí hơn 7 tỷ đồng (trước đó, tàu cá vỏ thép tương tự mang tên Hoàng Anh 01, đã được bàn giao cho ngư dân Mai Thành Văn, cũng một ngư dân ở Quảng Ngãi).
 Việc ngư dân Phan Bé tiếp nhận tàu Sang Fish 01, là sự kiện quan trọng đối với ngư dân Quảng Ngãi, khi đây là tàu cá vỏ thép thứ 2 được Công ty TNHH đóng tàu Nha Trang đóng cho ngư dân với kinh phí hơn 7 tỷ đồng (trước đó, tàu cá vỏ thép tương tự mang tên Hoàng Anh 01, đã được bàn giao cho ngư dân Mai Thành Văn, cũng một ngư dân ở Quảng Ngãi). 

Lễ cắt băng bàn giao tàu.
 Lễ cắt băng bàn giao tàu.

Lễ cắt thép đóng mới thêm 2 tàu cá vỏ thép.
 Lễ cắt thép đóng mới thêm 2 tàu cá vỏ thép.

Tại lễ bàn giao tàu, Hội đồng hương và doanh nhân Quảng Ngãi tại TP.HCM cũng trao tặng quỹ hỗ trợ cho ngư dân Quảng Ngãi số tiền 3,5 tỷ đồng.
 Tại lễ bàn giao tàu, Hội đồng hương và doanh nhân Quảng Ngãi tại TP.HCM cũng trao tặng quỹ hỗ trợ cho ngư dân Quảng Ngãi số tiền 3,5 tỷ đồng.

Chiêm ngưỡng sập gỗ 300 tuổi giá 2 triệu USD ở TPHCM

(Kiến Thức) - Sập cổ “tam sư hí cầu, voi chầu phục” 300 năm tuổi thời Trung Hoa lục địa của ông Hoàng Văn Cường từng có người ngã giá 2 triệu USD


Chiếc sập cổ có xuất sứ từ thời Trung Hoa lục địa. Theo ông Cường (ông "vua đồ cổ" ở Sài Gòn), sập được làm từ gỗ cây Lệ Chi (cây vải, ước tính hàng nghìn năm tuổi) được người Hoa Minh Hương di cư đến Việt Nam năm 1948 đem sang. Chiếc sập cổ có xuất sứ từ thời Trung Hoa lục địa.

Chiếc sập cổ có xuất sứ từ thời Trung Hoa lục địa. Theo ông Cường (ông "vua đồ cổ" ở Sài Gòn), sập được làm từ gỗ cây Lệ Chi (cây vải, ước tính hàng nghìn năm tuổi) được người Hoa Minh Hương di cư đến Việt Nam năm 1948 đem sang. Chiếc sập cổ có xuất sứ từ thời Trung Hoa lục địa.