Thâm nhập thế giới “Tây đen” ở Sài Thành

Nhiều người nước ngoài gốc Phi (thường gọi là “Tây đen”) sang Việt Nam thông qua đường xuất khẩu lao động hay vượt biên trái phép để làm những công việc không giống ai

Chung cư Khang Gia (quận Gò Vấp), khu chợ Cầu (quận 12), phố Bùi Viện (quận 1),... là những địa chỉ mà “Tây đen” tụ tập nhiều ở TP HCM. Họ không nghề nghiệp, suốt ngày ngồi hàng quán chứ không hề ở công xưởng như lời kê khai thủ tục lúc nhập cảnh. Điều gì đang diễn ra?
Trai bao...
Sau vụ công an bất ngờ kiểm tra hành chính người gốc Phi lưu trú bất hợp pháp hôm 29-12-2015 vừa qua, không khí về đêm tại khu vực chung cư Khang Gia (đường Phan Huy Ích, phường 14, quận Gò Vấp) có trầm lặng đi đôi chút. Tuy nhiên, vẫn còn đó không ít gã “Tây đen” trong vòng tay ôm ấp của những phụ nữ sồn sồn.
Vao the gioi “Tay den”
Hai gã gốc Phi đứng đường đợi “khách” Ảnh: LÊ PHONG 
Trong các đêm từ 1 đến 3/1, nhiều người gốc Phi vẫn tụ tập ở các quán cà phê, quán nhậu gần chung cư Khang Gia. Họ đa phần đều ăn mặc bảnh bao, sử dụng những chiếc xe tay ga đắt tiền, ánh mắt láo liên nhìn ra bên ngoài. “Trước đây, họ thường gây sự rồi đánh nhau ì xèo, giờ thì đỡ hơn rồi. Mấy ngày nay, tôi chỉ thấy một số người da đen chở các bà sồn sồn đi chơi thâu đêm suốt sáng rồi lại về chung cư nghỉ. Tôi thấy kỳ quá, những bà đó có gia đình hết rồi, không hiểu sao lại đi cặp kè với mấy người da đen...” - ông H., ngụ chung cư Khang Gia, ái ngại.
Theo tìm hiểu của chúng tôi, một số người gốc Phi không giấy tờ tùy thân, sau kiểm tra hành chính vẫn có mặt tại chung cư Khang Gia là nhờ được các “quý bà” bảo lãnh. Trường hợp Alex S. (39 tuổi, quốc tịch Nigeria) là một điển hình.
S. cho biết anh ta được bạn bè giới thiệu và đi theo đường xuất khẩu lao động sang Việt Nam hơn 1 năm nay. S. đang ở với 3 người bạn tại một căn hộ chung cư trên địa bàn quận Gò Vấp. Khi sang
TP HCM, S. đi phụ bán hàng cho một người bạn tại shop thời trang trên đường Quang Trung, quận Gò Vấp. S. kể vì nhà ở Nigeria nghèo nên khi được bạn rủ sang Việt Nam, anh ta đã làm thủ tục đi theo. Hiện S. có một mối tình “già nhân ngãi non vợ chồng” với một phụ nữ ở khu vực chung cư Khang Gia nên “mọi thứ nói chung là tốt” - như lời anh ta thừa nhận.
S. còn khoe có người đồng hương tên tiếng Việt là Phi. Phi có một bạn gái tên M. (khoảng 46 tuổi). Hai người thường chở nhau đi chơi, đến sáng mới về chung cư. Từ giới thiệu của S., chúng tôi đã tiếp cận và trò chuyện với bà M. Bà M. thừa nhận Phi chính là tình nhân của bà. Theo bà M., sau khi ly dị chồng, bà tình cờ quen biết rồi kết bạn với Phi. Tên Phi là do bà đặt cho gã tình nhân da đen này “để tiện xưng hô”.
>>> Xem thêm clip "Cảnh sát tạm giữ 21 người gốc Phi ở Sài Gòn":
Nguồn: ANTV
... và đứng đường!
Theo bà M., không chỉ bà mà nhiều phụ nữ trạc tuổi 45-50 khác cũng tìm đến những người gốc Phi để mua vui. Nhiều người đã không ngần ngại bỏ tiền ra mở nhà hàng, quán cà phê... cho tình nhân làm ăn.
“Một số người gốc Phi khi sang đây không có chỗ ăn, chỗ ở nên chỉ còn cách gia nhập đường dây mại dâm nam để kiếm tiền sống qua ngày. Người nào cặp kè với các bà lắm tiền thì có cuộc sống khá hơn, thậm chí may mắn thì được tình nhân mở cho cái quán cà phê, shop quần áo...” - bà M. cho biết.
Đúng như lời bà M, theo quan sát của chúng tôi, lúc 1 giờ ngày 4-1, tại các nhà nghỉ trên đường Phan Huy Ích, Quang Trung (quận Gò Vấp), các “quý bà” cùng những gã gốc Phi ra vào tấp nập. Quản lý một khách sạn trên đường Phan Huy Ích cho hay họ đều là khách hàng quen thuộc của khách sạn này ít nhất từ một năm nay. “Họ vào đây thường xuyên đến mức chủ khách sạn cho “quy chế” 4 tháng mới thanh toán tiền phòng một lần” - người quản lý này tiết lộ.
Trong nhiều ngày có mặt tại phố Tây Bùi Viện (phường Phạm Ngũ Lão, quận 1), chúng tôi nhận thấy không ít người gốc Phi thường rảo qua, rảo lại những nhà hàng, quán bia có nhiều khách là phụ nữ đứng tuổi. Người dân sống ở đây khẳng định họ biết rõ công việc của các gã “Tây đen” này. Bà Hoa (ngụ ở khu Bùi Viện) quả quyết: “Họ là “phi công trẻ” đi tìm “máy bay bà già” đó. Mấy cha “Tây đen” này có làm ăn gì đâu, tối ngày vui chơi rồi tìm những bà lớn tuổi gạ đi khách!”.
Để chứng minh, bà Hoa đã cho chúng tôi số điện thoại của một người gốc Phi có tên tiếng Việt là Tùng và bảo hãy tìm hiểu. Sau vài tin nhắn, Tùng đồng ý gặp trực tiếp chúng tôi. Đúng hẹn, một người đàn ông cao to, da đen bóng và đầu trọc đến quán bia bệt ở khu Bùi Viện. Chúng tôi gợi chuyện: “Chị chủ công ty chúng tôi đang cần tìm một người như anh để đi chơi, chăm sóc...”. Chưa nghe hết câu, gã “Tây đen” tên Tùng nhanh nhảu: “Một chuyến thì 20 USD, qua đêm 45 USD”.
Nghe chúng tôi chê mắc, Tùng phân bua: “Tụi tôi đáp ứng hết mà. Giá vậy là hữu nghị. Một đêm bình thường với tụi tôi lên đến vài triệu đồng. Có người cặp bồ luôn, mấy cô còn cho nhà, cho mặt bằng để làm ăn nữa kìa”.
Dù ra giá cao là vậy nhưng Tùng lại hiện nguyên hình là gã trai đứng đường khi thừa nhận: “Lúc không có khách, bọn tôi thường đi lang thang từ Bùi Viện ra Công viên 23-9 để tìm. Mấy bà muốn tìm người qua đêm hay ra khu vực này để lựa hàng. Đứng ở đó gần như đêm nào cũng có khách” - Tùng nói.
Tùng cho rằng nhiều phụ nữ đứng tuổi hiện nay có xu hướng “nghiện” trai da đen. Vì thế, anh ta và nhiều người gốc Phi kéo nhau qua đây kinh doanh “vốn tự có”.
Nghi ngờ liên quan đến các đường dây lừa đảo, ma túy...
Ngày 4-12, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, thượng tá Phạm Ngọc Tiến, Phó trưởng Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh Công an TP HCM, cho biết liên quan đến đợt kiểm tra hành chính ở chung cư Khang Gia, đơn vị này còn đang phối hợp với lực lượng chức năng để làm rõ có hay không hành vi phạm pháp của một số “Tây đen” bị tạm giữ hôm đó.
“Chúng tôi nghi ngờ một số người liên quan đến các đường dây lừa đảo, ma túy, mại dâm nam...” - ông Tiến nói.

Tạm giữ 21 người nước ngoài nghi liên quan các băng tội phạm

(Kiến Thức) - Trong số hơn 100 người gốc Phi được kiểm tra, Công an đã tạm giữ để điều tra 21 người không giấy tờ tùy thân và nghi liên quan đến các băng tội phạm.

Chiều 29/12, thượng tá Phạm Ngọc Tiến, Phó trưởng phòng Quản lý Xuất nhập cảnh, Công an TP HCM, xác nhận: “Chúng tôi đang phối hợp với Công an quận Gò Vấp tạm giữ hành chính 21 người mang quốc tịch nước ngoài có dấu hiệu vi phạm hành chính và nghi có liên quan đến các băng tội phạm".

 
Hơn 20 thanh niên người gốc Phi đang bị tạm giữ hành chính vì không giấy tờ tuỳ thân và nghi liên quan đến đường dây hoạt động tội phạm.
Hơn 20 thanh niên người gốc Phi đang bị tạm giữ hành chính vì không giấy tờ tuỳ thân và nghi liên quan đến đường dây hoạt động tội phạm. 

7 lần mất nguồn phóng xạ cực nguy hiểm ở Việt Nam

(Kiến Thức) - Đã có 7 vụ mất nguồn phóng xạ trong khoảng 13 năm qua tại Việt Nam gây nguy hiểm và lo lắng cho dân cư các khu vực.

1. Những ngày đầu năm 2016 này dư luận đang hoang mang khi nguồn phóng xạ Cs - 137 trong Nhà máy Xi măng Bắc Kạn phát hiện đã bị mất. Được biết, nguồn phóng xạ thuộc Công ty xi măng Bắc Kạn đã bị Ngân hàng BIDV Bắc Kạn phong tỏa để thi hành án, thu hồi tài sản thế chấp. Khoảng 8h30 ngày ngày 15/12/2015, ông Đinh Văn Bằng đại diện pháp lý của công ty đã thông báo mất nguồn phóng xạ.
1. Những ngày đầu năm 2016 này dư luận đang hoang mang khi nguồn phóng xạ Cs - 137 trong Nhà máy Xi măng Bắc Kạn phát hiện đã bị mất. Được biết, nguồn phóng xạ thuộc Công ty xi măng Bắc Kạn đã bị Ngân hàng BIDV Bắc Kạn phong tỏa để thi hành án, thu hồi tài sản thế chấp. Khoảng 8h30 ngày ngày 15/12/2015, ông Đinh Văn Bằng đại diện pháp lý của công ty đã thông báo mất nguồn phóng xạ.
2. Giữa tháng 3/2015, khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, nhà máy thép Pomina 3 tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện một nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60 (nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4) đã bị thất lạc.
2. Giữa tháng 3/2015, khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, nhà máy thép Pomina 3 tại KCN Phú Mỹ I, huyện Tân Thành, Bà Rịa - Vũng Tàu phát hiện một nguồn phóng xạ dùng để đo mức thép Co-60 (nguồn phóng xạ thuộc nhóm 4) đã bị thất lạc. 
Đến sáng 7/4/2015, ông Mai Thanh Quang - Giám đốc sở KH-CN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổ trưởng tổ tìm kiếm cho biết, đã tìm thấy một thiết bị có trọng lượng khoảng 6-7kg, nghi có chứa nguồn phóng xạ bị rò rỉ. Hiện vụ việc vẫn đang tiếp tục được làm rõ.
 Đến sáng 7/4/2015, ông Mai Thanh Quang - Giám đốc sở KH-CN tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tổ trưởng tổ tìm kiếm cho biết, đã tìm thấy một thiết bị có trọng lượng khoảng 6-7kg, nghi có chứa nguồn phóng xạ bị rò rỉ. Hiện vụ việc vẫn đang tiếp tục được làm rõ. 
3. Tháng 9/2014, một thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) có nguồn phóng xạ Iridium – 192 của của công ty Apave ở TP HCM đã bị thất lạc. Sau nhiều ngày tìm kiếm, công an đã tìm ra nguyên nhân của vị thất lạc thiết bị chứa phóng xạ là do kẻ trộm đã đột nhập vào công ty và lấy cắp chúng để bán đồng nát.
3. Tháng 9/2014, một thiết bị chụp ảnh xuyên thấu (NTD) có nguồn phóng xạ Iridium – 192 của của công ty Apave ở TP HCM đã bị thất lạc. Sau nhiều ngày tìm kiếm, công an đã tìm ra nguyên nhân của vị thất lạc thiết bị chứa phóng xạ là do kẻ trộm đã đột nhập vào công ty và lấy cắp chúng để bán đồng nát.
Sau 6 ngày tìm kiếm, thiết bị đã được thu hồi thành công (Ảnh: Trường Sơn ).
 Sau 6 ngày tìm kiếm, thiết bị đã được thu hồi thành công (Ảnh: Trường Sơn ).
4. Ngày 28/12/2007, Công ty TNHH Anpha, nhà thầu phụ của PTSC M&C ở Vũng Tàu chịu trách nhiệm chụp ảnh phóng xạ kiểm tra các mối hàn tại giàn BOD - phát hiện bị mất nguồn phóng xạ. Không lâu sau đó, nguồn phóng xạ thất lạc đã được tìm thấy.
4. Ngày 28/12/2007, Công ty TNHH Anpha, nhà thầu phụ của PTSC M&C ở Vũng Tàu chịu trách nhiệm chụp ảnh phóng xạ kiểm tra các mối hàn tại giàn BOD - phát hiện bị mất nguồn phóng xạ. Không lâu sau đó, nguồn phóng xạ thất lạc đã được tìm thấy.
5. Ngày 8/8/2006, Cty Cổ phần Xi măng Sông Đà đã phát hiện hộp đựng nguồn phóng xạ trong thiết bị của dây chuyền sản xuất xi măng bị mất. Hiện chưa có thông tin thu hồi được.
5. Ngày 8/8/2006, Cty Cổ phần Xi măng Sông Đà đã phát hiện hộp đựng nguồn phóng xạ trong thiết bị của dây chuyền sản xuất xi măng bị mất. Hiện chưa có thông tin thu hồi được.
6. Ngày 26/5/2005, Viện Công nghệ Xạ hiếm Hà Nội cũng đã bị mất cắp 54,8 mg chất phóng xạ. Người lấy cắp đã đem hộp phóng xạ bán cho một điểm thu mua phế liệu.
6. Ngày 26/5/2005, Viện Công nghệ Xạ hiếm Hà Nội cũng đã bị mất cắp 54,8 mg chất phóng xạ. Người lấy cắp đã đem hộp phóng xạ bán cho một điểm thu mua phế liệu.
7. Ngày 23/12/2003, Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đã bị mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động Clinke. Hiện vẫn chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ này.
7. Ngày 23/12/2003, Công ty cổ phần Xi măng Việt Trung (thôn Cổ Động, xã Thanh Hải, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam) đã bị mất nguồn phóng xạ Cs-137 để đo mức phục vụ việc xả tự động Clinke. Hiện vẫn chưa có thông tin công bố tìm lại được nguồn phóng xạ này.