Thảm án chấn động nước Úc: Hé lộ sự thật nhờ bé gái 5 tuổi

Vụ án gia đình nhà họ Lin bị giết hại tại nhà ở khu North Epping, Sydney) xảy ra vào năm 2009. Hung thủ bị bắt giữ sau đó gần 2 năm song mỗi khi nhắc lại đều khiến người ta rùng mình.

Vào ngày 18/7/2009, 5 người nhà họ Lin bao gồm vợ chồng ông Min Lin, 2 con trai Henry và Terry cùng chị vợ là Irene Lin được phát hiện đã chết tại nhà riêng.
Dựa theo vết thương trên người nạn nhân và chứng cứ tại hiện trường, trước khi chết, tất cả nạn nhân đều bị đánh đập dã man bằng một vật có hình dáng giống như chiếc búa.
Người duy nhất sống sót trong thảm kịch này là con gái lớn ông Lin tên Brenda, khi đó, cô bé đang đi du lịch cùng trường đến New Caledonia.
Gia đình Lin thân thiện nên được hàng xóm xung quanh rất yêu mến, vậy nên mọi người đều không cho rằng họ bị trả thù. Vậy nên khi phát hiện hung thủ chính là người trong nhà, tất cả đều không tránh khỏi cảm giác sốc đến rùng mình.
Tham an chan dong nuoc Uc: He lo su that nho be gai 5 tuoi
 
Người đầu tiên tiếp cận hiện trường đó là em gái của bà Lin cùng chồng là Xie. Vào khoảng 9 giờ sáng, họ đến nhà anh chị thì phát hiện cửa nhà không khóa, bước vào thì chứng kiến cảnh tượng kinh hoàng.
Cả hai lập tức gọi điện báo cảnh sát, trong lúc đó Xie để vợ mình ở lại và chạy đến nhà bố mẹ vợ ở Marrylands để báo tin dữ. Cảnh sát và lực lượng cấp cứu nhanh chóng có mặt tại nhà họ Lin nhưng kết quả vẫn không thể cứu sống được nạn nhân.
Theo ghi nhận của cảnh sát, nạn nhân bị đánh đến mức khuôn mặt biến dạng, phải sử dụng nhiều phương pháp pháp y mới xác định được danh tính của họ.
Điều này giải thích cho việc vết máu bắn tung tóe khắp nhà, từ sàn nhà đến trần nhà đâu đâu cũng là một màu đỏ đầy ám ảnh.
Ngôi nhà không có dấu hiệu bị đột nhập, mọi thứ vẫn nằm nguyên vị trí của nó nhưng hệ thống điện lại bị cắt, điều này chứng tỏ hung thủ nhiều khả năng là người quen của gia đình họ Lin và hiểu rõ mọi ngóc ngách của căn nhà.
Thậm chí, tên này còn biết được thông tin Brenda thời điểm đó không có ở nhà, bằng chứng là hắn không hề đặt chân vào căn phòng của cô bé. Dựa vào dấu giày trong nhà, nhân viên điều tra cũng xác định hung thủ hành sự đơn độc.
Khoảng một tháng sau khi vụ án xảy ra, cảnh sát xác định đôi giày hung thủ mang trong lúc gây án là sản phẩm của nhãn hiệu thể thao ASICS.
Tiếp đến 6 tháng sau, nhân viên điều tra nhờ vào camera theo dõi bí mật đã phát hiện Xie cắt bỏ chiếc hộp đựng giày cùng hiệu trước khi bỏ xuống bồn cầu xả nước.
Thế nhưng, cảnh sát vẫn chưa thu thập đủ chứng cứ để buộc tội giết người dành cho Xie.
Phải đến năm 2011, cảnh sát mới điều tra được sự việc rằng sáng sớm ngày hôm xảy ra vụ án, Xie đã dọn dẹp gara nhằm loại bỏ chứng cứ song hắn không thể ngờ được rằng vết máu vẫn bị lưu lại và được nhân viên điều tra tìm ra sau đó.
Vết máu chứa ADN của 4 trong số 5 nạn nhân chính là bằng chứng chí mạng chỉ ra Xie chính là hung thủ trong vụ trọng án này.
Phiên tòa xét xử Xie kéo dài đến tận tháng 3/2017 mới đưa ra mức án cuối cùng dành cho kẻ thủ ác giết chết gia đình chị vợ. Với 5 tội danh giết người, Xie nhận án tù chung thân không khoan hồng.
Mãi đến tận bây giờ, người ta vẫn không biết được động cơ thực sự khiến Xie ra tay tàn độc với người nhà của mình. Thế nhưng, người duy nhất sống sót sau vụ thảm sát là Brenda tin rằng chính ham muốn tình dục đã thôi thúc Xie giết người.
Trước đó, hắn đã nhiều lần sàm sỡ Brenda. Thậm chí sau này trở thành người giám hộ duy nhất của cháu gái, hắn vẫn thường xuyên thực hiện những hành vi khiếm nhã với đứa trẻ.
Hung thủ chưa từng đề cập đến động gây án song nếu đúng như suy nghĩ của Brenda thì đây hẳn là kẻ thủ ác biến thái và mất nhân tính đến mức khó dung thứ.

Trả thù chồng ngoại tình, vợ làm điều kinh hoàng đến mất mạng

(Kiến Thức) - Một người phụ nữ 35 tuổi ở Anh đã tử vong do bị bỏng hơn 90% cơ thể, sau khi tự đổ xăng lên người để "dọa" người chồng ngoại tình.

Theo Daily Mail ngày 28/3, Ambreen Hussain, một bà mẹ 2 con, đã tử vong vì bỏng 90% sau khi đổ xăng lên người tại nhà riêng ở Teeside, Anh. Hành động của cô được cho là để "dọa" người chồng ngoại tình.
Camera giám sát cho thấy, cô Ambreen đứng ở vườn sau nhà, đổ xăng lên người và cầm một mẩu giấy đang cháy. 

Ông Modi được chỉ định làm thủ tướng Ấn Độ nhiệm kỳ 2

Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã chỉ định ông Narendra Modi làm thủ tướng nước này sau khi nhận được những bức thư ủng hộ từ Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) cầm quyền.

Ong Modi duoc chi dinh lam thu tuong An Do nhiem ky 2
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi (trái) phát biểu tại trụ sở đảng BJP ở New Delhi. (Ảnh: AFP/TTXVN) 
Tối ngày 25/5, Tổng thống Ấn Độ Ram Nath Kovind đã chỉ định ông Narendra Modi làm thủ tướng nước này sau khi nhận được những bức thư ủng hộ từ Liên minh Dân chủ Quốc gia (NDA) cầm quyền.

Quan hệ Việt Nam-Na Uy không ngừng được củng cố và mở rộng

Thông tấn xã Việt Nam xin trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung Việt Nam-Na Uy nhân chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Vương quốc Na Uy từ ngày 24-26 tháng 5 năm 2019.

Nhận lời mời của Thủ tướng Na Uy Erna Solberg, Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức Vương quốc Na Uy từ ngày 24-26 tháng 5 năm 2019.
Quan he Viet Nam-Na Uy khong ngung duoc cung co va mo rong
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Thủ tướng Na Uy Erna Solberg họp báo sau hội đàm. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 
1. Trong chuyến thăm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã hội đàm với Thủ tướng Erna Solberg, hội kiến Nhà Vua Harald Đệ Ngũ và Chủ tịch Quốc hội Na Uy Tone Troen.
2. Tại hội đàm, hai Thủ tướng bày tỏ vui mừng trước việc quan hệ Việt Nam-Na Uy không ngừng được củng cố và mở rộng.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao những thành tựu phát triển kinh tế Na Uy đạt được thời gian qua và những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực tăng trưởng xanh.
Thủ tướng Erna Solberg đánh giá cao những thành tựu của Việt Nam về phát triển kinh tế xã hội và vai trò thành viên có trách nhiệm của Việt Nam tại các diễn đàn đa phương, trong đó có việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao APEC năm 2017, Diễn đàn Kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 và Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai đầu năm 2019.
3. Thủ tướng Erna Solberg và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự phát triển quan hệ ngoại giao, quan hệ hữu nghị truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa hai nước trong hơn bốn thập kỷ qua.
4. Hai Thủ tướng hoan nghênh sự phát triển ngày càng sâu rộng trong quan hệ hợp tác kinh tế song phương, nhất là trong các lĩnh vực lâm nghiệp, bảo vệ môi trường, nuôi trồng đánh bắt thủy hải sản, năng lượng tái tạo, khí hóa lỏng, vận tải biển và đóng tàu; khẳng định quyết tâm của Việt Nam và Na Uy tiếp tục tăng cường hợp tác thương mại-đầu tư bền vững và bao trùm; tái khẳng định cam kết sớm hoàn tất đàm phán Hiệp định Thương mại tự do (FTA) toàn diện và sâu rộng giữa Việt Nam và Khối Mậu dịch tự do châu Âu (EFTA).
5. Hai Thủ tướng khuyến khích cộng đồng doanh nghiệp hai nước thúc đẩy và mở rộng hợp tác đầu tư kinh doanh, đặc biệt trong các lĩnh vực ưu tiên của hợp tác song phương như các ngành kinh tế biển, năng lượng xanh và tái tạo, công nghệ thông tin và hàng tiêu dùng.
Hai bên hoan nghênh Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam-Na Uy được tổ chức tại Oslo nhân dịp chuyến thăm.
6. Hai Thủ tướng khuyến khích các bộ, ngành hai nước mở rộng trao đổi và hợp tác trong các lĩnh vực giáo dục, du lịch, thể thao, văn hóa, giao lưu nhân dân cũng như về các vấn đề liên quan đến phụ nữ, hòa bình và an ninh nêu trong Nghị quyết số 1325 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
7. Cả Na Uy và Việt Nam trong năm đang tham gia Tiến trình Rà soát Nhân quyền Phổ quát của Liên hợp quốc (UPR).
Hai bên nhấn mạnh đây là cơ chế phổ quát, minh bạch do các quốc gia tiến hành dựa trên đối thoại và hợp tác.
Quan he Viet Nam-Na Uy khong ngung duoc cung co va mo rong-Hinh-2
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Nhà vua Na Uy Harald V. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN) 
Hai bên đánh giá cao cơ chế Đối thoại nhân quyền mang tính xây dựng giữa Việt Nam và Na Uy; nhất trí về tầm quan trọng của pháp quyền, quyền con người cũng như tầm quan trọng của việc thực hiện Tuyên bố về các Nguyên tắc cơ bản và các Quyền tại nơi làm việc của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cũng như các cam kết trong các hiệp định thương mại tự do khu vực và quốc tế.
8. Hai bên nhất trí tiếp tục duy trì tiếp xúc và trao đổi đoàn cấp cao, các cấp, trong đó có chuyến thăm chính thức Việt Nam năm 2015 của Thủ tướng Na Uy Erna Solberg và chuyến thăm làm việc tới Na Uy năm 2018 của Phó Thủ tướng Việt Nam Trịnh Đình Dũng, góp phần tạo xung lực cho quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa hai nước.
Hai bên nhất trí tiếp tục tiến hành tham vấn chính trị thường niên cấp Thứ trưởng Ngoại giao và các cơ chế đối thoại song phương khác về các vấn đề cùng quan tâm.
9. Hai Thủ tướng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nỗ lực toàn cầu nhằm giảm phát thải do tình trạng rừng bị phá hủy và suy thoái; đánh giá cao việc thực hiện thành công Chương trình hợp tác của Liên hợp quốc về Giảm phát thải từ phá rừng và suy thoái rừng ở các nước đang phát triển (UN-REDD) được thực hiện trong sáu năm tại Việt Nam.
Hai bên nhấn mạnh cam kết chung của hai nước đối với phát triển bền vững và bao trùm theo Chương trình Nghị sự 2030 của Liên hợp quốc về các Mục tiêu Phát triển bền vững, đồng thời ghi nhận các hoạt động quan trọng của các nước trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và rác thải nhựa.
Thủ tướng Erna Solberg ghi nhận các dự án đang và sẽ được triển khai với sự tham gia của các nước thành viên ASEAN trong lĩnh vực xử lý rác thải biển.
Nhân dịp này, Thủ tướng Erna Solberg hoan nghênh việc Việt Nam sẽ tham dự Hội nghị Đại dương của Chúng ta sẽ được tổ chức tại Oslo trong tháng 10 năm 2019.
10. Hai Thủ tướng cũng trao đổi về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm. Hai bên nhất trí tăng cường hợp tác tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đặc biệt là trong khuôn khổ Liên hợp quốc, Quan hệ Đối tác đối thoại theo lĩnh vực ASEAN-Na Uy và Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM).
Quan he Viet Nam-Na Uy khong ngung duoc cung co va mo rong-Hinh-3
 Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Chủ tịch Quốc hội Na Uy, bà Tone Wilhelmsen Troen. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)
11. Việt Nam và Na Uy chia sẻ cam kết đối với trật tự quốc tế công bằng, bình đẳng, dựa trên luật lệ và hệ thống đa phương với vai trò trung tâm của Liên hợp quốc.