Thái tử Saudi Arabia nhận trách nhiệm vụ nhà báo Khashoggi

Thái tử Saudi Arabia cho biết, ông chịu trách nhiệm đối với vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi hồi năm 2018 do các đặc vụ của nước này thực hiện "bởi vì việc đó diễn ra dưới sự giám sát của tôi".

Reuters đưa tin, theo một phóng sự của đài PBS dự kiến sẽ phát sóng vào tuần tới, Thái tử Saudi Arabia Mohammed bin Salman ngày 26/9 cho biết, ông chịu trách nhiệm đối với vụ ám sát nhà báo Jamal Khashoggi hồi năm 2018 do các đặc vụ của nước này thực hiện "bởi vì việc đó diễn ra dưới sự giám sát của tôi".
Thai tu Saudi Arabia nhan trach nhiem vu nha bao Khashoggi
Nhà báo Saudi Arabia Jamal Khashoggi trong cuộc họp báo tại Manama, Bahrain, ngày 15/12/2014. 
Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) và một số chính phủ phương Tây đã tuyên bố họ tin rằng ông Salman đã ra lệnh, nhưng các quan chức Saudi Arabia lại khẳng định rằng vị Thái tử không có vai trò gì trong vụ việc này.
Trao đổi với người dẫn chương trình Martin Smith của đài PBS, Thái tử Mohammed bin Salman nêu rõ: "Vụ việc này đã diễn ra dưới sự giám sát của tôi. Tôi chịu mọi trách nhiệm bởi vì việc này đã diễn ra dưới sự giám sát của tôi."
Phóng sự với tiêu đề "Vị Thái tử của Saudi Arabia" sẽ phát sóng vào ngày 1/10 tới trước thời điểm kỷ niệm tròn một năm cái chết của ông Khashoggi.

Mời độc giả xem thêm video về vụ nhà báo Khashoggi bị mất tích và sát hại (Nguồn: BBC)

Vụ nhà báo Khashoggi: Thổ Nhĩ Kỳ "chia sẻ toàn bộ bằng chứng" cho Mỹ

Tình báo Thổ Nhĩ Kỳ đã chia sẻ "toàn bộ bằng chứng" liên quan đến cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi với Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) đang có chuyến thăm nước này.

Tạp chí Sabah của Thổ Nhĩ Kỳ ngày 24/10 đưa tin giới tình báo nước này đã chia sẻ "toàn bộ bằng chứng" liên quan đến cái chết của nhà báo Jamal Khashoggi với Giám đốc Cơ quan tình báo trung ương Mỹ (CIA) Gina Haspel, người đang có chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ nhằm giải quyết vụ việc trên.

Toàn cảnh cuộc đối thoại công chúng của lãnh đạo Hong Kong

(Kiến Thức) - Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam) đã có cuộc đối thoại trực tiếp đầu tiên với đại diện của công chúng trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 4 tháng qua tại đặc khu này.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong
 Ngày 26/9, Trưởng Đặc khu Hong Kong Lâm Trịnh Nguyệt Nga đã có cuộc đối thoại đầu tiên với đại diện của công chúng trong nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc khủng hoảng chính trị kéo dài gần 4 tháng qua tại đặc khu này. (Nguồn ảnh: Reuters)

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-2
 Cuộc đối thoại được tổ chức tại sân vận động Queen Elizabeth thuộc quận Wan Chai với sự tham dự của Trưởng Đặc khu Lâm, một số quan chức cấp cao Hong Kong và khoảng 150 người dân đại diện của công chúng. Được biết, mỗi người dân có khoảng 3 phút để trình bày vấn đề mà họ đang quan tâm về kinh tế, xã hội hay chính trị.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-3
"Sự kiện này không phải chỉ nhằm mục đích đối thoại và cũng không phải là chiến thuật trong quan hệ với công chúng, mà là để tìm kiếm sự thay đổi hướng tới cải thiện xã hội Hong Kong", bà Lâm phát biểu tại buổi "Đối thoại cộng đồng". 

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-4
 Theo bà Lâm, đối thoại hòa bình và hợp lý chính là giải pháp cho những căng thẳng đang diễn ra tại đặc khu này.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-5
 Nhà lãnh đạo Hong Kong cũng bày tỏ sẽ tìm kiếm sự thay đổi để cải thiện xã hội Hong Kong thông qua các cuộc đối thoại tiếp theo với người dân.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-6
Hơn 4 giờ sau khi cuộc đối thoại cộng đồng kết thúc, đoàn xe chở bà Lâm và các quan chức cấp cao khác của Hong Kong đã rời khỏi tòa nhà dưới sự bảo vệ của cảnh sát.  

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-7
 Được biết, đông đảo người biểu tình đã bao vây sân vận động nơi diễn ra cuộc đối thoại và phong tỏa các lối thoát hiểm.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-8
 "Xã hội Hong Kong gặp phải hàng loạt các vấn đề kinh tế, xã hội và chính trị. Tôi hy vọng các hình thức đối thoại khác nhau có thể tạo ra nền tảng để chúng ta thảo luận", bà Lam nói với các phóng viên trong cuộc họp báo hôm 17/9.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-9
 Tuy nhiên, Đặc khu trưởng Hong Kong cũng nhấn mạnh việc xây dựng nền tảng đối thoại không có nghĩa là chính phủ dung thứ cho các hành vi bạo lực.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-10
 Hình ảnh phiên đối thoại công chúng của bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga hôm 26/9. 

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-11
 Những người biểu tình phản đối chính quyền Hong Kong tập trung trên đường phố hôm 26/9.

Toan canh cuoc doi thoai cong chung cua lanh dao Hong Kong-Hinh-12
 Lực lưọng cảnh sát đứng gác ở nhà ga MTR Sha Tin ngày 25/9. 

Vụ nhà báo Jamal Khashoggi mất tích: Cơn khủng hoảng truyền thông của Thái tử Saudi

Hình ảnh nhà lãnh đạo cấp tiến Thái tử Saudi - Mohammed bin Salman xây dựng trong 3 năm qua đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng sau vụ nhà báo Jamal Khashoggi bị giết hại.

Năm 2017, sau khi vua Salman bổ nhiệm con trai của mình Mohammed Bin Salman vào vị trí Thái tử Saudi, truyền thông phương Tây đã gọi nhân vật 33 tuổi này là một “vị vua tập sự”.