Thái Lan phong tỏa Phuket, Lầu Năm Góc đưa nòng cốt vào boongke tránh COVID-19

Dịch bệnh COVID-19 trên thế giới tiếp tục diễn tiến khó lường, khiến các nước đồng loạt hành động khẩn trương và quyết liệt để ngăn chặn sự lây lan của chủng virus corona nguy hiểm này.

Theo trang thống kê Worldometers.inf, tính đến 17h ngày 30/3 (theo giờ Việt Nam), hơn 734.000 người ở hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã nhiễm virus corona chủng mới, với ít nhất 34.700 người tử vong. Số ca hồi phục sau điều trị trên toàn thế giới đạt 155.950.
Thái Lan phong tỏa Phuket
Chính quyền tỉnh Phuket của Thái Lan vừa ra quyết định cấm người dân và phương tiện ra vào địa bàn tỉnh. Đô đốc Ruechai Ruddit thông báo Hải quân Thái Lan sẽ lập các bệnh viện dã chiến với tổng số giường lên tới 1.200 chiếc để hỗ trợ điều trị các bệnh nhân COVID-19.
Phuket là một trong những tỉnh có nhiều ca nhiễm bệnh nhất, với 62 người.
Ngày 30/3, Thái Lan ghi nhận thêm 136 ca nhiễm mới trên toàn quốc, nâng tổng danh sách bệnh nhân COVID-19 lên 1.524 người, với 9 trường hợp tử vong.
Cùng ngày, Chính phủ Thái Lan vừa đưa ra một loạt các gói kích thích, bao gồm quỹ 50 tỷ Baht (tương đương 1,53 tỷ USD) để hỗ trợ tài chính cho công nhân thời vụ và người làm việc tự do với mức 5.000 baht/tháng trong vòng 3 tháng.
Lầu Năm Góc điều lực lượng nòng cốt vào boongke tránh dịch
Bộ Chỉ huy phương Bắc của Mỹ đã điều động lực lượng nòng cốt xuống các boongke dưới lòng đất để tránh dịch bệnh COVID-19.
Hãng tin RT dẫn lời Tướng Không quân Terrence O’Shaughnessy – người đứng đầu Bộ Chỉ huy phương Bắc (NORTHCOM) và Bộ Chỉ huy Phòng thủ Không gian Bắc Mỹ (NORAD) - thông báo một số nhân vật trong đội ngũ giám sát của ông đã chuyển từ trung tâm chỉ huy tại căn cứ Không quân Peterson ở Colorado đến các boongke dưới lòng đất. Một trong số đó là tổ hợp boongke nằm sâu trong núi Cheyenne, mạng lưới đường hầm sâu 610m được che chắn bởi một lớp cửa bảo vệ có thể chịu được vụ nổ hạt nhân 30 megaton.
"Các chuyên gia then chốt trong bộ chỉ huy NORAD và NORTHCOM đã rời khỏi nhà, xa gia đình và tự cách ly với thế giới bên ngoài để đảm bảo họ có thể theo dõi và bảo vệ đất nước", Tướng O’Shaughnessy nói và cho biết thêm rằng, lực lượng của ông sẽ dùng chung boongke với các đơn vị khác trong quân đội.
Trong khi đó, Tổng thống Donald Trump tuyên bố Mỹ sẽ dùng mọi công cụ để đẩy lùi dịch bệnh. Hiện nước này đang đẩy mạnh phát triển các phương pháp điều trị cho bệnh nhân COVID-19, trong đó có thử nghiệm phương pháp điều trị bằng huyết tương. Phát biểu tại cuộc họp ở Nhà Trắng, ông chỉ ra rằng Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) cho phép sử dụng huyết tương của những người mắc bệnh này đã được chữa khỏi để điều trị cho những bệnh nhân nguy kịch.
Cũng theo ông Trump, các nhà chức trách Mỹ đang xem xét cấp phép cho các dung dịch khử khuẩn khẩu trang.
Theo trang worldometers.info, tính đến ngày 30/3, Mỹ có 142.178 người mắc COVID-19 và 2.484 ca tử vong.
Toàn bộ nước Anh đặt trong tình trạng khẩn cấp
Bộ trưởng Nhà ở, Cộng đồng và Chính quyền địa phương của Anh Robert Jenrick thông báo toàn bộ nước này hiện đặt trong tình trạng khẩn cấp - một điều chưa có tiền lệ trong thời bình. Hiện các trung tâm điều phối chiến lược đã được thiết lập trên khắp đất nước và biện pháp giãn cách xã hội được áp đặt hiện nay sẽ kéo dài thêm nhiều tuần nữa.
Quan chức phụ trách y tế của vùng England, bà Jenny Harries, cảnh báo nước Anh đang đối mặt với nguy cơ đỉnh dịch COVID-19 lần 2 nếu dỡ bỏ sớm những biện pháp phong tỏa.
Nga triển khai cách ly nghiêm ngặt
Ngày 30/3, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin yêu cầu chính quyền các khu vực trên toàn Liên bang xem xét triển khai các biện pháp hạn chế tương tự như ở thủ đô Moscow, theo đó thực hiện cách ly bắt buộc với mọi người dân để ngăn chặn dịch COVID-19 lây lan.
Tại Moscow, người dân từ nay chỉ có thể ra đường trong trường hợp cần chăm sóc y tế khẩn cấp hoặc đến cửa hàng và hiệu thuốc. Tuy nhiên, những người phải đi làm vẫn có thể rời khỏi nhà.
Chính phủ Nga đã phê chuẩn quy định người vi phạm chế độ cách ly phải chịu trách nhiệm hành chính.
Theo báo cáo của Trung tâm phản ứng dịch bệnh Nga, trong vòng 24 giờ qua nước này có thêm 302 người nhiễm COVID-19, nâng tổng số lên 1.836 trường hợp. Số người bình phục đạt 66 trong khi 9 người tử vong.

Hình ảnh sốc tại hiện trường máy bay nổ tung khi cất cánh ở Philippines

(Kiến Thức) - Tại hiện trường vụ tai nạn, chiếc máy bay thuộc hãng hàng không Lion Air nằm trơ khung ở cuối đường băng sân bay Ninoy Aquino của Manila (Philippines), sau khi nó phát nổ và bốc cháy.

Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines
Theo Daily Mail, chiếc máy bay sơ tán y tế West Wind 24 thuộc hãng Lion Air đã phát nổ và bốc cháy trong quá trình cất cánh tại sân bay quốc tế Ninoy Aquino vào khoảng 20 giờ ngày 29/3. Ảnh: Getty.

Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines-Hinh-2
 Vụ tai nạn kinh hoàng đã khiến toàn bộ 8 người trên máy bay thiệt mạng. Được biết, 8 nạn nhân gồm 6 người Philippines, một người Mỹ và một người Canada. Ảnh: Getty.

Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines-Hinh-3
Chiếc máy bay gặp nạn khi đang trên đường đưa một bệnh nhân từ Manila tới Haneda, Nhật Bản. Ảnh: EPA.

Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines-Hinh-4
 Đường băng sân bay này tạm thời bị đóng cửa sau khi vụ tai nạn xảy ra. Ảnh: Reuters. 

Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines-Hinh-5
 Những hình ảnh được đăng tải cho thấy, chiếc máy bay phát nổ và bốc cháy dữ dội. Ảnh chụp màn hình.

Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines-Hinh-6
 Tại hiện trường, máy bay West Wind 24 nằm trơ khung ở cuối đường băng sân bay Ninoy Aquino. Ảnh: AP. 
Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines-Hinh-7
 Phần buồng lái của máy bay cháy rụi. Ảnh: Getty. 
Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines-Hinh-8
 Cơ quan quản lý sân bay quốc tế Manila cho biết Cơ quan Hàng không Dân dụng Philippines đang mở cuộc điều tra vụ việc. Tuy nhiên, vấn đề kỹ thuật được cho là nguyên nhân vụ tai nạn. Ảnh: Reuters.

Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines-Hinh-9
 Chiếc máy bay West Wind 24 được Bộ Y tế Philippines sử dụng để hỗ trợ trong cuộc chiến chống lại sự bùng phát của dịch bệnh Covid-19. Ảnh: EPA. 

Hinh anh soc tai hien truong may bay no tung khi cat canh o Philippines-Hinh-10
Cho đến nay, Philippines ghi nhận hơn 1.418 ca nhiễm Covid-19 với 71 người tử vong. Ảnh: EPA. 

Syria có ca tử vong đầu tiên vì nhiễm COVID-19

(Kiến Thức) - Một người phụ nữ nhiễm COVID-19 ở Syria đã tử vong tại bệnh viện. Đây là ca tử vong đầu tiên vì virus corona chủng mới (SARS-CoV-2) ở quốc gia Trung Đông này.

Theo Sputnik, ca tử vong đầu tiên vì COVID-19 ở Syria là một phụ nữ. Theo các nhà chức trách, tính đến nay, Syria ghi nhận 5 trường hợp nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).
Lệnh giới nghiêm đã được áp dụng trên toàn đất nước Syria vào ngày 25/3.