Tay đua F1 huyền thoại nước Anh chạy đua với danh vọng sau khi gặp Hitler

Cuốn sách “A Race with Love and Death” mang đến góc nhìn sâu sắc về thời kì hoàng kim và kết thúc bi thảm của Richard Seaman, ngôi sao đua xe F1 người Anh vào những năm 1930.

Vào những năm 1930, đua xe môtô ở Anh là một điều gì đó rất khác ngày nay, nó nghiệp dư hơn, mang vẻ quý tộc hơn và chắc chắn là cũng rủi ro hơn. Những người tham gia cuộc đua này thường là những “tay chơi” đến từ các trường công lập nổi tiếng, biết cách chơi súng tại vùng đồng quê Yorkshire hay từng trải nghiệm du thuyền tại Solent.
Những tay đua này từng theo học ở những ngôi trường danh giá như Cambridge, nhưng họ không giỏi việc học hành, hoặc có thể họ thích cảm giác lái xe tốc độ cao và hướng đến việc có thể đạt được vận tốc nhanh hơn. Vào những dịp cuối tuần, họ đưa những chiếc xe đua MG, Rileys và ERA, hay cả dòng sang trọng Maseratis và Bugattis, đi tới những ngọn đồi quanh co ở Malverns và vòng quanh đường đua tại Brooklands và công viên Donington.
Tay dua F1 huyen thoai nuoc Anh chay dua voi danh vong sau khi gap Hitler
Richard Seaman và chiếc xe đua Mercedes của anh tại một giải đua năm 1938. Ảnh: Heritage Image Partnership Ltd/Alamy. 

Cùng với những buổi dã ngoại của các tay đua, không chỉ ở Anh mà còn sang nhiều nước khác, là sự góp mặt của các cô gái đầy quyến rũ, hàng ga lông (mỗi ga lông tương đương 4,5l) rượu sâm banh, nhạc jazz được bật vang cùng nhiều hoạt động khác như trượt tuyết, săn cá mập….

Dick Seaman vụt sáng giữa bối cảnh chính trị phức tạp
Richard Seaman (Dick Seaman) là một trong những thành viên thường tham gia các buổi tụ tập như vậy. Có lẽ không phải là người “rực rỡ” nhất trong số họ, nhưng những gì anh thiếu ở khả năng cuốn hút người khác, anh ta đã bù đắp bằng tài năng. Tỉ mỉ, lạnh lùng với một chút tàn nhẫn, anh là một trong những tay đua vĩ đại nhất thời đại đó. Dick Seaman chắc chắn sẽ là Lewis Hamilton trong thời đại ngày nay nếu anh không gặp tai nạn thảm khốc tại giải đua Grand Prix Bỉ ở tuổi 26.
Tay dua F1 huyen thoai nuoc Anh chay dua voi danh vong sau khi gap Hitler-Hinh-2
Ngôi sao môtô Richard Seaman tử vong trong một vụ tai nạn năm 1939. Ảnh: World History Archive/Alamy. 
Những tay đua này đã chết trong chính các khúc cua, quay cuồng trên đường, va vào tường và cây cối rồi sau đó tử vong. Còn đoàn đua vẫn tiếp tục. Thời điểm đó, những chặng đua này hoàn toàn thiếu sự bảo vệ về y tế và an toàn.
Trong khi đó, châu Âu tiến lại gần một bước ngoặt. Thủ tướng mới của Đức, Adolf Hitler, đã khai mạc triển lãm môtô Berlin năm 1933 với những lời hứa về việc mở những con đường mới, giảm thuế cho các tay lái và đua xe do nhà nước tài trợ. Và trong 6 năm tiếp sau đó, các đội đua của Auto Union và Mercedes-Benz sẽ thống trị các cuộc đua Grand Prix quốc tế. 
Không phải ngẫu nhiên mà sinh mạng của Seaman kết thúc sau tay lái của đội Mũi tên bạc Mercedes. Tài năng và tham vọng của chàng trai trẻ đẹp trai người Anh đã khiến anh trở thành một người hoàn hảo cho đội tuyển này. Nhưng khi thập kỷ tiếp tục trôi, tình hình chính trị khiến mọi thứ trở nên khó xử. Anh ta gặp Hitler, bắt tay và tham dự các cuộc mít tinh. Mọi việc Dick Seaman làm đang rất ổn thỏa, các giải đua rất tốt, anh yêu cuộc sống của mình và cô dâu trẻ người Đức xinh đẹp Erica Popp. Và bất ngờ, cái chết của anh tại thị trấn Spa, Bỉ vào ngày 29/6/1939, xảy ra ngay trước khi chiến tranh bùng nổ.
Cuốn sách không chỉ tập trung vào những câu chuyện xoay quanh đường đua mà hơn thế nữa, đây là một cuộc dạo chơi nhàn nhã và tinh tế, thưởng thức phong cảnh, không gian của thế kỷ 20 và cả những con người trong xã hội lúc đó. Tác giả cũng khai thác góc nhìn của bà Lilian, mẹ của Seaman, người không thể chấp nhận người vợ Đức của con trai mình và cái nhướn mày của nhiều người khác với cuộc sống của Seaman lúc bấy giờ.

Việt Nam lọt Top 10 đường thử thách nhất cho xe đạp

Việt Nam được bình chọn là một trong những quốc gia có tuyến đường thử thách nhất cho những người mê xe đạp do Lonelyplanet bình chọn.

Từ thành phố Hồ Chí Minh tới Hà Nội, Việt Nam: Chuyến đi kéo dài từ đồng bằng sông Mê Kông trù phú qua những ngọn núi tuyệt đẹp của Đà Lạt và đèo Hải Vân hiểm trở, tới những tỉnh miền núi phía Bắc. Ngoài những đoạn đường đầy thử thách, riêng cái nóng của miền nhiệt đới cũng khiến chuyến đi khó khăn hơn nhiều. Ảnh: Vietnamcentralcoast.com.
 Từ thành phố Hồ Chí Minh tới Hà Nội, Việt Nam: Chuyến đi kéo dài từ đồng bằng sông Mê Kông trù phú qua những ngọn núi tuyệt đẹp của Đà Lạt và đèo Hải Vân hiểm trở, tới những tỉnh miền núi phía Bắc. Ngoài những đoạn đường đầy thử thách, riêng cái nóng của miền nhiệt đới cũng khiến chuyến đi khó khăn hơn nhiều. Ảnh: Vietnamcentralcoast.com.

Kỳ lạ những xe đua từng được sản xuất ở Liên Xô

(Kiến Thức) - Ngành công nghiệp ô tô ở Liên Xô được khởi đầu từ năm 1929. Không chỉ sản xuất các mẫu xe phục vụ nhu cầu của người dân và quân đội, các nhà máy Liên Xô còn sản xuất cả những chiếc xe đua thể thao chuyên nghiệp.

GAZ A-Aero (1934). Chế tạo vào năm 1934, GAZ-Aero có thân gỗ phủ ngoài bằng kim loại, là một trong những mẫu xe đua đầu tiên được sản xuất tại Liên Xô. Do tốc độ không được như kỳ vọng, chiếc xe này không được sản xuất đại trà. Ảnh: Old Concept Cars.
GAZ A-Aero (1934). Chế tạo vào năm 1934, GAZ-Aero có thân gỗ phủ ngoài bằng kim loại, là một trong những mẫu xe đua đầu tiên được sản xuất tại Liên Xô. Do tốc độ không được như kỳ vọng, chiếc xe này không được sản xuất đại trà. Ảnh: Old Concept Cars.