Công chúa Việt không vì tình phản quốc?

Từ nhiều căn cứ, đặc biệt là nỏ thần, các chuyên gia đã lật lại góc khuất lịch sử, đề nghị nhìn nhận lại chuyện Triệu Đà chiếm Âu Lạc và Mỵ Châu, Trọng Thủy.

Dựa trên phân tích sử liệu, kết quả khảo cổ và kết quả phục dựng nỏ thần, vũ khí uy lực một lần bắn có thể giết vạn quân ,vũ khí khác biệt hoàn toàn với Trung Hoa cổ cùng những lý giải quân sự sắc bén, các chuyên gia hàng đầu đặt ra nghi vấn lớn về việc Triệu Đà thôn tính Âu Lạc, một chương sử vốn được coi là "mặc định" trong nhiều tài liệu, trong đó có truyền thuyết Mỵ Châu, Trọng Thủy.

08-mychau.jpg
Theo truyền thuyết, Mỵ Châu ngồi sau lưng cha, rắc áo lông ngỗng chỉ đường cho Trọng Thủy. Ảnh minh họa: Internet.

Phản biện truyền thuyết Mỵ Châu, Trọng Thủy từ nỏ thần phục dựng, sử liệu, khảo cổ

Trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống, kỹ sư Vũ Đình Thanh, chuyên gia kỹ thuật của cơ quan nghiên cứu sản xuất NPO ALMAZ (Nga), tác giả độc quyền sáng chế loại nỏ bắn cùng lúc cả vạn mũi tên đồng Cổ Loa cho hay, việc phục dựng nỏ thần và tìm ra nguyên lý sát thương của loại vũ khí này là chìa khoá để hiểu rõ lịch sử của cha ông.

vu-dinh-thanh.jpg
Thượng tướng, Viện sĩ, Tiến sĩ, Anh hùng LLVTND Việt Nam Nguyễn Huy Hiệu (cầm nỏ thần) ; Trung tướng, GS.TS. Nguyễn Đình Chiến, Đại tá, GS.TS, Lê Đình Sỹ; Đại tá, GS.TS Vũ Tang Bồng (đội mũ ngoài cùng bên trái) cùng kỹ sư Vũ Đình Thanh (đầu tiên hàng dưới) bắn nỏ thần phục dựng. Ảnh: NVCC.

Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, trong khi tất cả các loại cung nỏ của cả thế giới dùng lực bắn thẳng vào mục tiêu thì cha ông ta đã có cách bắn hoàn toàn khác biệt. Thay vì bắn thẳng vào mục tiêu thì bắn lên cao. Sau đó, các mũi tên đồng Cổ Loa bé tí nhờ sức hút của Trái Đất sẽ rơi nhanh dần đều và xoay quanh trục. Càng rơi ở độ cao lớn càng nguy hiểm, sức sát thương càng lớn. Cơ chế này tương tự như vũ khí flechette hay đạn rải đinh của pháo binh hiện đại, có khả năng vô hiệu hóa hiệu quả cả bộ binh lẫn kỵ binh.

mui-ten-dong.jpg
Hình vẽ cung thủ với mũi tên đồng vô cùng uy lực trên trống đồng Ngọc Lũ. Ảnh: NVCC.

Bên cạnh “nỏ thần” bắn hàng loạt, hình ảnh cung thủ trên trống đồng cũng cho thấy việc sử dụng kỹ thuật bắn một mũi tên đồng Cổ Loa lên cao, để mũi tên lợi dụng trọng lực rơi xuống tiêu diệt mục tiêu. Khi được triển khai từ các vị trí có lợi thế về độ cao như tường thành hoặc đỉnh núi, sức sát thương của cả nỏ thần lẫn cung bắn tên Cổ Loa càng được khuếch đại: từ độ cao 18m có thể xuyên thủng sọ não, 56m xuyên giáp sắt, và từ 500m có thể xuyên qua nhiều binh lính địch. Tất nhiên, để đạt được hiệu quả này, kỹ thuật gia công mũi tên đồng Cổ Loa phải đảm bảo chúng có khả năng tự ổn định, tăng tốc và xoay khi rơi.

vu-dinh-thanh-2.jpg
Vạn tên đồng Cổ Loa được bắn từ nỏ thần bay lên cao, sau đó rơi nhanh dần đều xoay quanh trục xuống xuyên thủng mọi giáp sắt, giết vạn tên giặc. Ảnh: NVCC.

“Chính những đặc điểm công nghệ vượt trội và khác biệt này đã mang lại cho vũ khí Âu Lạc ưu thế áp đảo so với vũ khí của nhà Tần và nhà Triệu. Đây cũng là bằng chứng chủ đạo để củng cố lập luận rằng nhà Triệu có thể chưa bao giờ dám xâm phạm đến Âu Lạc”, kỹ sư Thanh phân tích.

Từ những lập luận trên, soi chiếu vào truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy, kỹ sư Thanh cho rằng, truyền thuyết này đã ẩn chứa nhiều chi tiết bất lợi cho hình ảnh dân tộc, đó là công chúa Việt Nam mờ mắt vì hoàng tử của kẻ thù, vua phải giết con, đặc biệt là "kết tội" Âu Lạc bị Triệu Đà chiếm đóng, rất cần phải xem xét lại.

my-chau-trong-thuy.png
Cảnh trong phim Mỵ Châu, Trọng Thủy. Nguồn: Hãng phim Hoạt hình Việt Nam.

Một căn cứ quan trọng nữa, kỹ sư Thanh chỉ ra, các nguồn sử liệu Trung Hoa đương thời, như Sử Ký của Tư Mã Thiên và sách Hoài Nam Tử, vốn cùng niên đại với An Dương Vương cũng không hề ghi nhận sự kiện Triệu Đà chiếm Âu Lạc, cũng như không đề cập đến Mỵ Châu hay Trọng Thủy, dù Sử Ký mô tả chi tiết về các đời vua và hoàng tử nhà Triệu (trong khi, nhiều bộ sử Việt Nam được biên soạn hơn 1.000 năm sau dựa vào truyền thuyết này để kết luận về việc Triệu Đà thôn tính Âu Lạc).

Sử Ký còn nêu rõ Triệu Đà phải "mang của cải, đồ đạc đút lót cho Âu Lạc để bắt họ lệ thuộc" và mô tả tỉ mỉ việc vua Mân Việt (một nước nhỏ) tấn công Nam Việt, buộc Triệu Đà phải cầu cứu nhà Hán. Sử Ký cũng 4 lần khẳng định sự tồn tại hùng mạnh của Âu Lạc với nhận định "Âu Lạc giao chiến khiến Nam Việt rúng động", sau khi đã đánh bại 50 vạn quân Tần xâm lược ("người chết chồng chất" - Sử Ký; "thây phơi máu chảy hàng chục vạn người" - Hoài Nam Tử).

Ngoài ra, việc không tìm thấy nỏ thần hay dấu vết công nghệ vũ khí Cổ Loa trong các di chỉ nhà Triệu, cùng với bằng chứng khảo cổ là xưởng đúc mũi tên đồng quy mô lớn với hàng trăm khuôn đúc bằng đá hoặc đất nung rộng gần 1.000m² ngay tại thành nội Cổ Loa còn nguyên vẹn, không có bất cứ dấu hiệu bị phá huỷ hay di dời chiếm dụng là bằng chứng quan trọng để củng cố thêm nhận định: Triệu Đà chưa hề chiếm thành Cổ Loa, hay cũng chính là công chúa Việt không vì tình mà phản quốc.

Lật lại những "điểm mờ" và yếu tố chính trị

Đồng quan điểm, Thượng tướng, Viện sĩ, TS. Nguyễn Huy Hiệu, Anh hùng LLVTND, nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, đưa ra nhiều lý giải sắc bén.

Thứ nhất, theo Tướng Hiệu, từ góc độ mục đích chính trị, các triều đại phong kiến Việt Nam nhắc đến nhà Triệu có thể nhằm mục đích khẳng định chủ quyền và tìm cơ hội đòi lại lãnh thổ Quảng Đông, Quảng Tây, chứ không đồng nghĩa công nhận sự xâm chiếm. Đáng chú ý, sử sách phong kiến chỉ đề cập chung chung đến cái chết của An Dương Vương, không hề ghi nhận việc nhà Triệu tàn sát dân Âu Lạc – điều khó hiểu nếu họ thực sự chiến thắng sau nhiều tổn thất. Sự im lặng của sử sách về các hành động trả thù, cướp phá của Triệu Đà tại Âu Lạc cũng là một bằng chứng gián tiếp.

vu-dinh-thanh-3.jpg
Sơ đồ minh họa cung thủ trên trống đồng bắn tên từ trên cao, có thể xuyên táo 10 tên giặc Tần, giết hàng vạn quân giặc. Nguồn: NVCC.

Thứ hai, là sự phi lý về quân sự. Với kinh nghiệm trận mạc dày dạn, tướng Hiệu khẳng định kế hoạch "đổi lẫy nỏ" để vô hiệu hóa "nỏ thần" rồi huy động đại quân xâm lược là phi thực tế trong điều kiện thông tin liên lạc thời bấy giờ. "Nỏ thần" được hình dung là một hệ thống vũ khí phức tạp, cần nhiều người vận hành, và nguy cơ kế hoạch bị bại lộ trong khoảng thời gian dài (từ khi Trọng Thủy báo tin đến khi Triệu Đà xuất quân) là rất cao. Quan trọng hơn, các sử liệu Trung Hoa cùng thời như Hoài Nam Tử và Sử Ký Tư Mã Thiên không hề có dòng nào ghi chép về việc Triệu Đà tấn công Âu Lạc.

Thứ ba, nguồn gốc truyền thuyết. Vào thời Hai Bà Trưng, nữ quyền ở Việt Nam rất được đề cao, với sự xuất hiện của nhiều nữ tướng lãnh đạo. Điều này trái ngược với hình ảnh Mỵ Châu yếu đuối, lệ thuộc, vốn gần gũi hơn với quan niệm phụ nữ trong văn hóa Trung Hoa.

Thứ tư, về bối cảnh lịch sử: Triệu Đà thực chất yếu thế hơn Âu Lạc, phải dựa vào tàn quân Tần, dân Việt ở Nam Việt, thậm chí bị Mân Việt tấn công đến mức phải cầu cứu nhà Hán. Trong khi đó, Âu Lạc là một cường quốc quân sự, sở hữu "nỏ thần" lợi hại, từng đánh bại hàng chục vạn quân Tần.

Thứ năm, Triệu Đà dựa vào số lượng người Hán ít ỏi là tàn quân trong số 50 vạn quân Tần để làm vua ở Nam Việt và phải sử dụng chính sách mỵ dân bản địa là người Việt nến rất khó để Triệu Đà có thể tổ chức một đội quân người Việt đi đánh người Việt ở Âu Lạc và thực tế Triệu Đà chỉ tổ chức quân Nam Việt tức người Việt đánh sang nhà Hán .

“Những phân tích này, cùng với bằng chứng khảo cổ về lò đúc vũ khí Cổ Loa, củng cố mạnh mẽ giả thuyết rằng nhà Triệu chưa từng chiếm được thành Cổ Loa”, Tướng Hiệu khẳng định.

Giả thuyết về một cuộc nội chiến Âu Lạc

Phân tích sâu hơn về truyền thuyết, kỹ sư Vũ Đình Thanh chỉ ra mâu thuẫn cốt lõi: Cả câu chuyện xoay quanh nỏ thần, Trọng Thủy lấy được “vuốt rùa xịn”, thế nhưng sau khi được cho là chiếm được Âu Lạc, Triệu Đà lại không hề sở hữu loại vũ khí này. Việc Trung Quốc phát hiện lăng mộ nhà Triệu hoàn toàn không có dấu vết của nỏ thần hay công nghệ liên quan là bằng chứng đanh thép cho thấy Triệu Đà có thể chưa từng chiếm được Âu Lạc.

Dựa trên kết quả phục dựng nỏ thần và hình ảnh cung thủ trên trống đồng, kỹ sư Thanh khẳng định Âu Lạc sở hữu kỹ thuật bắn cung đặc biệt với mũi tên đồng Cổ Loa, cùng nhiều loại nỏ có khả năng bắn đồng loạt nhiều mũi tên với các kích cỡ và số lượng khác nhau. Điều này lý giải tại sao sử sách xưa mô tả "nỏ thần" lúc bắn 10 mũi tên, lúc diệt 300 quân địch, thậm chí có loại nỏ lớn nhất của vua Âu Lạc (có thể do Cao Lỗ chế tạo từ thời Hùng Vương thứ 18 truyền lại) có khả năng sát thương hàng vạn quân.

ky-su-viet-phuc-dung-no-than-ban-van-ten-nhu-truyen-thuyet-hinh-3.jpg
Sáng chế "Nỏ thần bắn nhiều tên, lực nỏ tác dụng vào ống tên, ống có nhiều mũi tên nhỏ" của Kỹ sư Vũ Đình Thanh đã được Cục Sở hữu Trí tuệ cấp bằng sáng chế độc quyền năm 2022. Ảnh: NVCC.

Ông hoàn toàn đồng tình với nhận định của Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu rằng không thể xây dựng một kế hoạch quân sự quy mô lớn chỉ dựa vào việc "đổi lẫy nỏ" trong nhiều ngày. Bởi lẽ, "nỏ thần" là một hệ thống vũ khí phức tạp, cần nhiều người vận hành, và lẫy nỏ chỉ là một bộ phận cơ khí đơn giản, dễ gia công và có thể thay thế trong thời gian rất ngắn, tính bằng giờ. Sức mạnh của Âu Lạc không chỉ phụ thuộc vào một "nỏ thần" duy nhất mà còn dựa vào lực lượng cung thủ tinh nhuệ và các loại nỏ nhỏ hơn.

Từ đó, kỹ sư Thanh đưa ra một giả thuyết khác: Rất có thể đã xảy ra một cuộc nội chiến. Một thế lực nội bộ Âu Lạc bất ngờ vô hiệu hóa nỏ thần lớn nhất của nhà vua, một sự việc diễn ra chớp nhoáng trong vài tiếng. Khi đó, chỉ còn lực lượng cung thủ và các nỏ nhỏ hơn, khiến vua Âu Lạc phải rút lui. Điều này hoàn toàn không liên quan đến Triệu Đà. Giả thuyết này cũng phù hợp với ghi chép của Sử Ký: "Âu Lạc đánh nhau khiến Nam Việt rúng động”.

"Như vậy, việc vô hiệu hóa "nỏ thần" có thể là hệ quả của xung đột nội bộ, giải thích tại sao dân chúng Cổ Loa không bị tàn sát và các xưởng đúc vũ khí vẫn còn nguyên vẹn đến ngày nay”, kỹ sư Vũ Đình Thanh phân tích.

Nhiều bằng chứng rõ ràng, cần trả lại sự thật lịch sử

Kỹ sư Thanh và tướng Hiệu, sau khi rà soát kỹ Sử Ký Tư Mã Thiên và Hoài Nam Tử đều thấy các tài liệu chỉ ra, Âu Lạc đã chiến đấu với 50 vạn quân Tần do một chủ tướng tên là Đà, tức Úy Đà Đồ Thư (sai Úy Đà Đồ Thư đem lâu thuyền xuống Nam đánh Bách Việt) chứ không phải Triệu Đà. Quân Tần tiến vào bằng đường thủy (vùng núi Tiên Du) và đường bộ (Cao Bằng), đều bị quân Âu Lạc dùng nỏ thần và cung tiễn đánh bại.

no-than-2.jpg
Theo kỹ sư Vũ Đình Thanh, các nhà khoa học Trung Quốc không thực hiện được việc phục dựng nỏ bắn chùm tên cùng lúc, điều đó chứng minh công chúa Việt Không lộ bí mật quốc gia. Nguồn: NVCC.

"Căn cứ vào sử sách cổ Trung Hoa, kết quả phục dựng vũ khí Cổ Loa, và kinh nghiệm từ Thế chiến I (mũi tên bay Flechette), rõ ràng quân dân Âu Lạc đã có cuộc chiến đấu 5-6 năm, bắn chết hàng vạn quân Tần do Úy Đà Đồ Thư chỉ huy, không liên quan đến Triệu Đà”, kỹ sư Thanh nói. Kết quả là Âu Lạc giữ vững lãnh thổ, còn Triệu Đà cùng tàn quân Tần nổi lên cát cứ tại Quảng Đông, Quảng Tây.

Kỹ sư Thanh còn đề cập đến nghiên cứu giải mã gen người Việt của Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn VinBigData (tập đoàn Vingroup) gần đây cho thấy gen người Việt hoàn toàn khác biệt với gen người Hán, chứng minh người Hán chưa bao giờ đồng hóa được người Việt ở bất kỳ cấp độ nào, điều này cũng gián tiếp ủng hộ việc Âu Lạc chưa từng bị nhà Triệu đô hộ.

Từ những lập luận chặt chẽ, cả hai chuyên gia cùng nhận định: Triệu Đà không thể mang quân xâm chiếm một cường quốc như Âu Lạc, vốn sở hữu vũ khí vượt trội và vừa đánh bại hàng chục vạn quân Tần. Việc huy động người Việt ở Nam Việt đi đánh đồng bào Việt ở Âu Lạc cũng là điều khó xảy ra. Truyền thuyết Mỵ Châu - Trọng Thủy rất có thể do một thế lực nào đó dựng nên, kết hợp tình tiết có thật (nỏ thần, kháng Tần, nội chiến Âu Lạc) để áp đặt ý nghĩ Âu Lạc bị Triệu Đà đô hộ.

“Việc bị ngoại bang cai trị ảnh hưởng sâu sắc đến quốc thể và lòng tự tôn dân tộc. Chỉ cần một dấu hiệu nhỏ nhất chứng minh chúng ta không bị đô hộ cần được xem xét kỹ lưỡng. Hiện nay, chúng ta có quá nhiều bằng chứng rõ ràng là chúng ta không bị Triệu Đà đô hộ. Tôi mong các cơ quan chức năng sẽ vào cuộc để tìm ra sự thật lịch sử, vì điều đó rất quan trọng với lòng tự trọng của mỗi người con đất Việt”, tướng Hiệu đề nghị.

kỹ sư Vũ Đình Thanh cho hay: “Cha ông ta chế tạo được nỏ thần, có vũ khí vô cùng uy lực và hoàn toàn khác biệt với kẻ thù. Hiểu được điều này sẽ thấy, thực tế khó có một đội quân nào chiếm được Âu Lạc. Vì chỉ cần một nhóm cung thủ như trên trống đồng cố thủ trên núi là có thể lần lượt bắn chết cả vạn quân xâm lược mà bằng chứng là hàng chục vạn quân Tần đã bỏ xác ở Âu Lạc. Điều đáng nói, các nhà khoa học Trung Quốc đã thừa nhận, Trung Quốc không hề biết đến công nghệ bắn mũi tên đồng từ việc phục dựng thất bại loại nỏ bắn nhiều tên. Đây là bằng chứng cho thấy, công chúa Việt chưa hề lộ bí mật quân sự”.

Mời quý độc giả xem video Kỹ sư Vũ Đình Thanh trao đổi với Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu về cơ sở cho nhận định: Triệu Đà chưa từng thôn tính Âu Lạc. Nguồn: NVCC.

Kỹ sư Việt phục dựng nỏ thần bắn vạn tên như truyền thuyết

Nỏ thần do kỹ sư Vũ Đình Thanh phục dựng hoàn toàn có thể đạt được con số bắn hàng nghìn, hàng vạn mũi tên như trong truyền thuyết.

Nỏ thần của An Dương Vương – biểu tượng huyền thoại gắn liền với truyền thuyết giữ nước thời Âu Lạc – từ lâu đã là đề tài thu hút sự tò mò và tranh luận của các nhà nghiên cứu lịch sử. Đằng sau câu chuyện về sức mạnh phithường của nỏ thần là những bí ẩn chưa từng được giải mã. Làm sao với công nghệ cách đây 2.300 năm, nỏ thần bắn được cả vạn mũi tên và vạn mũi tên đó giết được vạn tên giặc?
Ky su Viet phuc dung no than ban van ten nhu truyen thuyet
Hình ảnh đồ họa nỏ thần do kỹ sư Vũ Đình Thanh phục dựng có thể bắn cùng lúc vạn mũi tên nhờ nguyên lý: mũi tên không những đặt cạnh nhau mà mũi trước mũi sau, lớp trước lớp sau. Ảnh: NVCC.

Mỵ Châu làm lộ bí mật quốc gia, khiến An Dương Vương mất nước

Truyền thuyết kể rằng, Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vào. Sau khi phá được bí mật quân sự của Âu Lạc, Trọng Thủy xin An Dương Vương về thăm cha mẹ...

Mỵ Châu là một trong những nàng công chúa nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Việt Nam. Theo "Đại Việt sử ký toàn thư", sau nhiều lần giao tranh với An Dương Vương không thắng được, Triệu Đà bèn dùng kế cầu hòa và được An Dương Vương đồng ý. Nhân cơ hội đó, Triệu Đà cầu hôn Mỵ Châu cho con trai là Trọng Thủy và cho sang Âu Lạc ở rể.

Trong thời gian ở Âu Lạc gửi rể, Trọng Thủy đánh cắp các bí mật quân sự của Âu Lạc. Truyền thuyết kể rằng, Trọng Thủy dỗ Mỵ Châu để xem trộm nỏ thần, rồi ngầm bẻ gãy lẫy nỏ, thay cái khác vào. Sau khi phá được bí mật quân sự của Âu Lạc, Trọng Thủy xin An Dương Vương về thăm cha mẹ.