Tàu sân bay nội địa đầu tiên của TQ đóng ở đâu?

(Kiến Thức) - Phương tiện truyền thông địa phương cho biết  tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc sẽ được đóng tại Nhà máy đóng tàu Đại Liên.

Tau san bay noi dia dau tien cua TQ dong o dau?
Liêu Ninh -tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc- được chuyển đổi và hoàn thiện từ vỏ tàu sân bay cũ Varyag tại Nhà máy đóng tàu Đại Liên.  

Có nhiều lý do khiến Nhà máy đóng tàu Đại Liên được giao nhiệm vụ quan trọng này.

Thứ nhất, Nhà máy đóng tàu Đại Liên chính là nơi đã  chuyển đổi vỏ tàu sân bay cũ Varyag của Ukraine thành tàu sân bay Liêu Ninh, tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc. Lực lượng kỹ sư và công nhân lành nghề của Nhà máy đóng tàu Đại Liên chính là những người thực hiện công việc chuyển đổi và hiện đang đảm nhận công việc bảo trì tàu sân bay Liêu Ninh.
Thứ hai, Nhà máy đóng tàu Đại Liên đã đóng tàu ngầm tên lửa, tàu cao tốc và tàu khu trục tên lửa đầu tiên của Trung Quốc.
Thứ ba, Nhà máy đóng tàu Đại Liên là một công ty con hàng đầu về tài chính, nguồn lực và nhân lực trong  Tổng Công ty Công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC).
Nhà máy đóng tàu Jiangnan có khả năng được trao nhiệm vụ đóng tàu sân bay thứ hai  của Trung Quốc.
Nhà máy đóng tàu Đại Liên được chọn đóng tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc nhờ có kinh nghiệm thiết kế chế tạo lâu năm. Hầu hết các bộ phận của tàu sân bay Liêu Ninh, đặc biệt là các thiết bị quan trọng, đều do Nhà máy đóng tàu Đại Liên chế tạo.
Trung Quốc sẽ mất 6 năm để đóng một tàu sân bay nội địa  và bốn tàu sân bay tiếp theo sẽ tăng cường đáng kể sức mạnh của Hải quân Trung Quốc.
Tàu sân bay nội địa đầu tiên của Trung Quốc cũng có lượng giãn nước  59.000 tấn, bằng tàu sân bay Liêu Ninh,  và có thể mang 22 máy bay chiến đấu cánh cố định.

TQ đóng thêm 3 tàu sân bay để điều ra Biển Đông

Đài TNHK đưa tin Bắc Kinh có kế hoạch đóng thêm 3 tàu sân bay đưa ra Biển Đông khi tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc và láng giềng gia tăng.

Mới đây, tờ Nhân dân Nhật báo dẫn lời chuyên gia quốc phòng Trung Quốc Tào Vệ Đông cho hay nếu Bắc Kinh sở hữu 4 tàu sân bay, trong đó 2 chiếc ở Biển Đông và 2 chiếc ở miền Bắc Trung Quốc, thì những tàu này mới có thể hoàn thành tốt hơn nhiệm vụ của mình.

Vũ khí Nhật dùng để đối chọi tàu sân bay Liêu Ninh?

(Kiến Thức) - Nếu xung đột Trung - Nhật bùng nổ, tàu sân bay trực thăng mới của Nhật Bản Izumo có thể trở thành trung tâm chỉ huy giúp Lục quân, Không quân, Hải quân phối hợp tác chiến.

Tờ Makoto Yamasaki dẫn lời một phó đô đốc đã nghỉ hưu của lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) cho biết, tàu sân bay trực thăng Izumo có sứ mệnh cơ bản là phục vụ như một trung tâm chỉ huy hiệu quả và cơ động. Theo đó, Izumo được trang bị một phòng họp điện tử và hệ thống thông tin liên lạc hiện đại, tối tân có khả năng phát lệnh tới các đơn vị quân đội độc lập. Tạp chí quân sự Ships of the World của Nhật Bản nhấn mạnh, là một sở chỉ huy tiền tuyến, Izumo có khả năng tăng cường các hoạt động tác chiến phối hợp của các lực lượng Nhật Bản.
Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản.
 Tàu sân bay trực thăng Izumo của Nhật Bản.

Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” tàu sân bay Mistral

(Kiến Thức) - Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” tàu sân bay Mistral và hy vọng người Nga vẫn có hai tàu sân bay trực thăng mà họ đã đặt mua.

Nhà báo Pháp Jean-Dominique Merchet, chuyên gia về các vấn đề quân sự, cho biết Bộ Tổng Tham mưu Hải quân Pháp không muốn hủy bỏ  thỏa thuận Mistral vì không muốn có thêm hai tàu sân bay trực thăng nữa do vận hành và bảo dưỡng quá tốn kém.
Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” mang tên tàu sân bay Mistral vì chi phí bảo trì 5 triệu euro mỗi tháng. Đó là chưa kể việc hoàn tiền trả trước và nộp phạt cho Nga khoảng một tỷ euro.
Nước Pháp khốn khổ vì “của nợ” mang tên tàu sân bay Mistral vì chi phí bảo trì 5 triệu euro mỗi tháng. Đó là chưa kể việc hoàn tiền trả trước và nộp phạt cho Nga khoảng một tỷ euro.
Hải quân Pháp đã có ba tàu sân bay trực thăng Mistral được đưa vào phục vụ từ năm 2006 đến năm 2012. Theo nhà báo Merchet, Hải quân Pháp cảm thấy như vậy đã là quá đủ và không có nhu cầu bổ sung thêm tàu sân bay trực thăng lớp Mistral. Việc nhận thêm hai tàu lớp Mistral trong khi ngân sách không thay đổi đồng nghĩa với việc phải hy sinh nhiều tàu chiến nhỏ hơn.