Tàu sân bay Mỹ “khó sống” trước DF-21D Trung Quốc

(Kiến Thức) - Đội tàu chiến Mỹ với hệ thống Aegis và tên lửa đánh chặn SM-3 khó có thể bắn hạ tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc.

Theo Trung tâm Phân tích Quân sự có trụ sở tại Moscow, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Hải quân Trung Quốc sẽ gây rất nhiều khó khăn cho các nhóm tàu sân bay chiến đấu của Hải quân Mỹ nếu xung đột giữa 2 nước xảy ra tại khu vực Tây Thái Bình Dương.
DF-21D là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.
 DF-21D là biến thể của tên lửa đạn đạo tầm trung DF-21.
Báo cáo của trung tâm này cho biết, DF-21D là tên lửa siêu âm có khả năng đạt tốc độ Mach 10 và tầm bắn 1.450km. Và sẽ rất khó để đánh chặn DF-21D bằng tên lửa SM-3 được triển khai trên các tàu khu trục lớp Arleigh Burke và tàu tuần dương mang tên lửa lớp Ticonderoga của Hải quân Mỹ. Kể cả khi các dấu hiệu hồng ngoại của DF-21D có thể bị các hệ thống radar của F-35 Lightning II phát hiện thì nhóm tàu sân bay chiến đấu cũng chỉ có thêm 8 phút để đối phó.
Hệ thống phòng không có thể được dùng để đánh chặn các vật thể bay tốc độ cao của Mỹ được dùng trên USS Lake Erie – một tàu lớp Ticonderoga có thể đánh chặn thành công vệ tinh do thám USA-193 với tên lửa SM-3 ở khoảng cách 247km vào năm 2008. Tuy nhiên, trước đó Lake Erie đã có rất nhiều thông tin về loại vệ tinh kể trên.
Dù có đội tàu Aegis hùng hậu hộ tống nhưng tàu sân bay Mỹ khó có cơ hội sống sót trước DF-21D.
 Dù có đội tàu Aegis hùng hậu hộ tống nhưng tàu sân bay Mỹ khó có cơ hội sống sót trước DF-21D.
Thiếu những thông tin về điểm phóng của tên lửa, cách duy nhất để đánh chặn DF-21D là thông qua các phương thức điện tử cho phép Hải quân Mỹ đánh chặn bằng cách thay đổi quỹ đạo của tên lửa. Ngoài ra sẽ không còn cách nào khác để tàu sân bay Mỹ phòng chống lại cuộc tấn công từ DF-21D.
DF-21D định vị mục tiêu qua hệ thống định vị bằng vệ tinh như GPS hoặc Bắc Đẩu. Vì lý do này, sự chính xác của các tên lửa đạn đạo Trung Quốc đã được cải tiến dần dần. Một tên lửa DF-21D có khả năng đánh chìm một tàu chiến hiện đại.
Một điểm yếu của DF-21D là khả năng bắn hạ các mục tiêu chỉ cách 50-100km của loại tên lửa này vẫn chưa được chứng minh. Tuy nhiên, các nhóm tàu sân bay chiến đấu Mỹ có thể bị bắn trúng nếu bị phát hiện ở khoảng cách 1.000km hoặc 1.500km.

“Sát thủ” diệt tàu sân bay TQ “có tiếng mà không có miếng“

Một báo cáo mới từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho hay, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D (ASBM) của Trung Quốc có thể bị đánh chặn và không phải là thứ vũ khí có thể “thay đổi cuộc chơi” như nhiều nhà phân tích quốc phòng dự đoán.

Tận mắt đoàn tàu tên lửa Nga khiến Mỹ “kinh hãi”

(Kiến Thức) - 56 đoàn tàu hỏa chạy trên đường sắt với tốc độ chậm chạp của Liên Xô từng khiến cho Mỹ và phương Tây phải khiếp sợ, kinh hãi.

Trong lịch sử phát triển vũ khí, Liên Xô đã tạo ra không ít thiết kế vũ khí to lớn, đồ sộ và đi kèm đó là sức mạnh khủng khiếp – đoàn tàu chở tên lửa đạn đạo liên lục địa là một trong những vũ khí đáng sợ đó. Đầu những năm 1980, Viện thiết kế Yuzhnoye (Liên Xô) đã bắt tay vào việc phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có kích thước phù hợp với tòa tàu giống như toa tàu hỏa dân sự thông thường.
 Trong lịch sử phát triển vũ khí, Liên Xô đã tạo ra không ít thiết kế vũ khí to lớn, đồ sộ và đi kèm đó là sức mạnh khủng khiếp – đoàn tàu chở tên lửa đạn đạo liên lục địa là một trong những vũ khí đáng sợ đó. Đầu những năm 1980, Viện thiết kế Yuzhnoye (Liên Xô) đã bắt tay vào việc phát triển hệ thống tên lửa đạn đạo nhiên liệu rắn có kích thước phù hợp với tòa tàu giống như toa tàu hỏa dân sự thông thường.