Tàu chiến Hàn Quốc mở radar ngắm bắn máy bay Nhật

Bộ Quốc phòng Nhật Bản bác bỏ thông tin máy bay tuần tra nước này quấy rối tàu chiến Hàn Quốc, cáo buộc tàu Hàn Quốc là phía hành động "thù địch" khi mở radar ở chế độ ngắm bắn.
 

Bộ Quốc phòng Nhật Bản ngày 25/12 chính thức phản bác những cáo buộc từ phía Hàn Quốc liên quan đến cuộc đụng độ giữa tàu khu trục Hàn Quốc và máy bay tuần tra Lực lượng Phòng vệ Trên biển Nhật Bản (JMSDF).
Vụ đụng độ diễn ra vào tuần trước trên Biển Nhật Bản. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đưa ra nhiều cáo buộc cho biết máy bay Nhật Bản đã có hành vi "bất thường" khi bay ngang qua tàu khu trục nước này, theo Nikkei.
Trong khi đó, bản thông cáo nhấn mạnh máy bay của JMSDF không thực hiện hành vi hạ độ cao, bay áp sát tàu chiến Hàn Quốc. Tokyo đồng thời cáo buộc tàu khu trục trong cuộc đụng độ đã mở radar và khóa mục tiêu máy bay JMSDF.
Bộ Quốc phòng Nhật Bản đánh giá đây là hành động mang tính thù địch.
Tau chien Han Quoc mo radar ngam ban may bay Nhat
 Nhật Bản cáo buộc tàu khu trục Hàn Quốc cho mở radar ngắm bắn và đe dọa máy bay tuần tra nước này. Ảnh: Reuters.
Cơ quan này nhấn mạnh các phân tích về tầng số vô tuyến trong vụ đụng độ, kết hợp cùng một số yếu tố khác, đã được tiến hành kỹ lưỡng. Kết quả phân tích chứng tỏ radar trên tàu đã được sử dụng nhiều lần trong thời gian hai bên đối đầu.
Thông tin tàu chiến Hàn Quốc mở radar ngắm bắn, tạo ra mối đe dọa đối với máy bay JMSDF, được Bộ Quốc phòng Nhật Bản lần đầu công bố ngày 21/12.
Truyền thông Hàn Quốc sau đó dẫn nhiều nguồn tin chính phủ cho biết radar được sử dụng để truy tìm tàu Triều Tiên trong khu vực. Tuy nhiên, theo các kết quả phân tích của Tokyo, loại radar trên tàu không thích hợp cho hoạt động tìm kiếm tầm xa.
Trả lời hợp báo sau cuộc họp nội các ngày 25/12, Chánh văn phòng nội các Yoshihide Suga nói vụ đụng độ tuần qua là một sự cố đáng tiếc. Ông cho biết phía Tokyo kiên quyết đề nghị Seoul thực hiện các biện pháp phòng ngừa những sự cố tương tự tái diễn trong thời gian tới.
"Chính quyền Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục thảo luận các phương án cho vụ việc", ông cho biết.

Liên Xô tan rã, hàng chục chiếc Su-27 ở Ba Lan bỗng dưng "vô chủ"

(Kiến Thức) - Mặc dù Liên Xô đã tan rã từ năm 1991, tuy nhiên tới tận tháng 7/1992 lực lượng không quân của nước này (lúc này là Nga) ở Ba Lan mới có thể rút hết về nước.

Lien Xo tan ra, hang chuc chiec Su-27 o Ba Lan bong dung
 Căn cứ không quân Kluzevo ở Ba Lan được Đức xây dựng từ năm 1935 (khi vùng đất này nằm trong tay người Đức) và sau năm 1945 thì căn cứ này tiếp tục được Không quân Liên Xô sử dụng. Nguồn ảnh: Sina.

5 sự thật chúng ta thường hiểu lầm về đặc nhiệm Nga

(Kiến Thức) - Khác xa so với những mô tả thân hình to cao quá khổ trên phim ảnh của Hollywood, thành viên của các đơn vị tác chiến đặc biệt của Quân đội Nga là vóc dáng khá nhỏ con với chiều cao trung bình chỉ khoảng 1 mét 70.

5 su that chung ta thuong hieu lam ve dac nhiem Nga
Đầu tiên, một trong những đặc điểm kỳ lạ nhất của các thành viên tham gia vào lực lượng đặc nhiệm Nga đó là những người lính trong các đơn vị này có thể hình khá nhỏ con. Thông thường, chiều cao trung bình của đặc nhiệm Nga chỉ khoảng 1 mét 70 - một chiều cao có thể coi là thấp với nam giới Nga ngày nay.  Nguồn ảnh: RBTH.