Tàu chiến Gepard cải tiến của Việt Nam có gì đặc biệt?

(Kiến Thức) - Hai tàu hộ vệ tàng hình Gepard 3.9 cải tiến sẽ lớn hơn so với tàu trước đó và hiện đại hơn về hệ thống điện tử, động cơ, vũ khí.

Trong thông cáo báo chí của Nhà máy Zelenodolsk mang tên A.M Gorky, 2 tàu hộ vệ lớp Gepard 3.9 tiếp theo đang được đóng mới (khởi đóng hôm 24/9) sẽ có lượng giãn nước toàn tải khoảng 2.200 tấn, dài 102,4m, rộng 14,4m. Kích thước này lớn hơn 2 tàu trước đó đã được chuyển giao (HQ-011 Đinh Tiên Hoàng; HQ-12 Lý Thái Tổ) có lượng giãn nước toàn tải 2.100 tấn và rộng chỉ 13,09m.
Việc mở rộng kích cỡ so với 2 tàu cũ có thể là nhằm tích hợp hệ thống trinh sát và vũ khí chống tàu ngầm. Ngoài ra, cũng có thể là có những thay đổi nhỏ khác bắt buộc phải mở rộng kích cỡ con tàu.
Tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E.
 Tàu hộ vệ Gepard 3.9 Project 11661E.
Về số lượng thủy thủ đoàn, trong khi 2 tàu cũ cần tới hơn 100 người vận hành thì 2 tàu mới sẽ chỉ cần 84 người. Điều này cho thấy, Gepard 3.9 cải tiến sẽ được nâng cao tính tự động hóa cho phép giảm số lượng thủy thủ dù kích cỡ tàu có lớn hơn.
Lưu ý rằng, hiện nay tàu hộ vệ tàng hình lớp Formidable của Hải quân Singapore chỉ cần 70 thủy thủ vận hành dù có lượng giãn nước tới 3.200 tấn. Đây được xem là tàu chiến tên lửa hiện đại nhất Đông Nam Á hiện nay.
A.M Gorky cũng tiết lộ thêm rằng, Gepard 3.9 cải tiến sẽ trang bị hệ thống động lực mới cho phép tàu đạt tốc độ tối đa tới 29 hải lý/h (cao hơn so với 28 hải lý/h 2 tàu Gepard cũ).
Điểm khác biệt lớn nhất của 2 tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Việt Nam đó là nó sẽ trang bị hệ thống định vị thủy âm (gắn trên thân tàu) dùng để phát hiện, theo dõi, xác định vị trí tàu ngầm và hệ thống vũ khí diệt tàu ngầm. Thậm chí, A.M Gorky đã gọi 2 tàu Gepard mới dành cho Việt Nam là “tàu chiến săn ngầm” ý chỉ Gepard sẽ sở hữu khả năng chống ngầm mạnh mẽ.
Tuy nhiên, A.M Gorky không tiết lộ rõ chủng loại vũ khí săn ngầm trang bị trên 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 cải tiến.
Có thể tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Việt Nam sẽ dùng RBU-6000 hoặc biến thể mới hơn.
Có thể tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Việt Nam sẽ dùng RBU-6000 hoặc biến thể mới hơn.
Hiện nay, các tàu hộ vệ Gepard Project 11661K đóng cho Hải quân Nga thường trang bị vũ khí săn ngầm gồm 4 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm và hệ thống rocket chống ngầm RBU-6000 (12 ống phóng 213mm, tầm bắn xa 6km, xuyên sâu xuống mặt nước 500-1.000m). Có thể đây sẽ là phương án trang bị trên các tàu Gepard 3.9 cải tiến dành cho Hải quân Nhân dân Việt Nam.
Ngoài vũ khí chống ngầm, A.M Gorky không đả động gì tới hệ thống vũ khí khác của Gepard 3.9. Có khả năng cấu hình pháo, tên lửa chống tàu, phòng không của Gepard 3.9 mới sẽ giữ nguyên gồm: pháo hải quân AK-176M; pháo phòng không AK-630; tổ hợp pháo – tên lửa phòng không Palma-SU và tổ hợp tên lửa hành trình chống tàu cận âm Kh-35 Uran-E (8 đạn). Đuôi tàu có sân đáp (không có nhà chứa) cho một trực thăng chống tàu ngầm Ka-27/28.
Theo đại diện A.M Gorky, việc chuyển giao 2 tàu hộ vệ Gepard 3.9 cải tiến sẽ thực hiện trong giai đoạn 2016-2017.

Gepard Việt Nam, Type 054A Trung Quốc diễn tập trên Biển Đông

Cuộc diễn tập tổ chức vào rạng sáng 24/6 trong điều kiện thời tiết xấu, tình huống giả định đặt ra là một tàu cá Việt Nam (hoặc Trung Quốc) và người trên tàu bị nạn trong vùng nước thuộc vịnh Bắc Bộ. Cơ quan Tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam (hoặc Trung Quốc) nhận được thông tin, tín hiệu báo cấp cứu khẩn cấp và vị trí tương đối của các mục tiêu gặp nạn. Ngay sau đó, lực lượng tuần tra liên hợp qua văn phòng tuần tra liên hợp của hải quân hai nước tổ chức cứu người và tàu bị nạn. Trong ảnh là sĩ quan tàu Lý Thái Tổ (HQ-012) bắn pháo hiệu bắt đầu cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn.
Cuộc diễn tập tổ chức vào rạng sáng 24/6 trong điều kiện thời tiết xấu, tình huống giả định đặt ra là một tàu cá Việt Nam (hoặc Trung Quốc) và người trên tàu bị nạn trong vùng nước thuộc vịnh Bắc Bộ. Cơ quan Tìm kiếm cứu nạn của Việt Nam (hoặc Trung Quốc) nhận được thông tin, tín hiệu báo cấp cứu khẩn cấp và vị trí tương đối của các mục tiêu gặp nạn. Ngay sau đó, lực lượng tuần tra liên hợp qua văn phòng tuần tra liên hợp của hải quân hai nước tổ chức cứu người và tàu bị nạn. Trong ảnh là sĩ quan tàu Lý Thái Tổ (HQ-012) bắn pháo hiệu bắt đầu cuộc diễn tập tìm kiếm cứu nạn.

Kỳ hạm Lý Thái Tổ của Việt Nam lập tức bắn 3 phát đạn tín hiệu màu đỏ, đáp lại tàu kỳ hạm của Trung Quốc cũng bắn báo hiệu lại bằng 3 phát đạn tương ứng cho biết đã sẵn sàng chia sẻ thông tin để cứu nạn. Trong ảnh là mục tiêu “giả định” gặp nạn.
 Kỳ hạm Lý Thái Tổ của Việt Nam lập tức bắn 3 phát đạn tín hiệu màu đỏ, đáp lại tàu kỳ hạm của Trung Quốc cũng bắn báo hiệu lại bằng 3 phát đạn tương ứng cho biết đã sẵn sàng chia sẻ thông tin để cứu nạn. Trong ảnh là mục tiêu “giả định” gặp nạn.

Phía tàu Trung Quốc cho biết một nạn nhân đã rơi xuống biển ở tọa độ gần tàu của Việt Nam đồng thời thông báo điều kiện khí tượng thủy văn, hướng gió, dòng chảy và đề nghị phía Việt Nam nhanh chóng tìm kiếm cứu nạn. Kỳ hạm Lý Thái Tổ của Việt Nam cũng thông báo cho kỳ hạm Trung Quốc tình hình tương tự và đề nghị vào cuộc. Ngay sau đó, tàu mỗi bên đều thả các vật dụng nổi tượng trưng cho người bị nạn để tổ chức truy tìm. Trong ảnh là chiến hạm Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) tham gia tìm kiếm cứu nạn.
Phía tàu Trung Quốc cho biết một nạn nhân đã rơi xuống biển ở tọa độ gần tàu của Việt Nam đồng thời thông báo điều kiện khí tượng thủy văn, hướng gió, dòng chảy và đề nghị phía Việt Nam nhanh chóng tìm kiếm cứu nạn. Kỳ hạm Lý Thái Tổ của Việt Nam cũng thông báo cho kỳ hạm Trung Quốc tình hình tương tự và đề nghị vào cuộc. Ngay sau đó, tàu mỗi bên đều thả các vật dụng nổi tượng trưng cho người bị nạn để tổ chức truy tìm. Trong ảnh là chiến hạm Đinh Tiên Hoàng (HQ-011) tham gia tìm kiếm cứu nạn.

Tại tàu Việt Nam, biên đội trưởng Phạm Văn Hoạt ra lệnh: Biên đội chuyển hướng 90 độ, các tổ quan sát vào vị trí! Lập tức, tàu HQ-011 và HQ-012 tăng tốc hướng về phía mục tiêu. Thời tiết trên biển lúc này vô cùng phức tạp, mưa nặng hạt, sóng biển gầm rú, tầm nhìn bằng mắt thường vô cùng hạn chế. Trong ảnh là tàu HQ-012 và HQ-011 phối hợp cứu nạn.
Tại tàu Việt Nam, biên đội trưởng Phạm Văn Hoạt ra lệnh: Biên đội chuyển hướng 90 độ, các tổ quan sát vào vị trí! Lập tức, tàu HQ-011 và HQ-012 tăng tốc hướng về phía mục tiêu. Thời tiết trên biển lúc này vô cùng phức tạp, mưa nặng hạt, sóng biển gầm rú, tầm nhìn bằng mắt thường vô cùng hạn chế. Trong ảnh là tàu HQ-012 và HQ-011 phối hợp cứu nạn.

Sau gần 1 tiếng đồng hồ tăng tốc trên vùng biển có bán kính hơn 10 hải lý, với sự căng mắt của các chiến sĩ ở các tổ quan sát mũi và ở lái, tàu kỳ viên Đinh Tiên Hoàng HQ-011 báo cáo về kỳ hạm: 011 báo cáo phát hiện được người; 011 tiếp cận và sẵn sàng cứu hộ. Sau chốc lát, lại nghe HQ-011 báo cáo: 011 báo cáo đã cứu hộ thành công, đang tiến hành cấp cứu. Trong ảnh là thủy thủ tàu HQ-012 quan sát mục tiêu bị nạn.
Sau gần 1 tiếng đồng hồ tăng tốc trên vùng biển có bán kính hơn 10 hải lý, với sự căng mắt của các chiến sĩ ở các tổ quan sát mũi và ở lái, tàu kỳ viên Đinh Tiên Hoàng HQ-011 báo cáo về kỳ hạm: 011 báo cáo phát hiện được người; 011 tiếp cận và sẵn sàng cứu hộ. Sau chốc lát, lại nghe HQ-011 báo cáo: 011 báo cáo đã cứu hộ thành công, đang tiến hành cấp cứu. Trong ảnh là thủy thủ tàu HQ-012 quan sát mục tiêu bị nạn.

Ngay sau đấy qua hệ thống liên lạc, tàu kỳ hạm Trung Quốc gọi: Thái Sơn gọi Hồng Hà - đã tìm ra người bị nạn và đang tiến hành cấp cứu. Từ phía tàu kỳ hạm của Trung Quốc, 3 phát pháo hiệu màu xanh được bắn ra, đáp lại 3 phát tín hiệu màu xanh của tàu phía Việt Nam cũng được bắn đáp lại báo hiệu cuộc tìm kiếm cứu nạn kết thúc. Trong ảnh là thủy thủ tàu HQ-011 tìm cách đưa “nạn nhân” lên tàu.
Ngay sau đấy qua hệ thống liên lạc, tàu kỳ hạm Trung Quốc gọi: Thái Sơn gọi Hồng Hà - đã tìm ra người bị nạn và đang tiến hành cấp cứu. Từ phía tàu kỳ hạm của Trung Quốc, 3 phát pháo hiệu màu xanh được bắn ra, đáp lại 3 phát tín hiệu màu xanh của tàu phía Việt Nam cũng được bắn đáp lại báo hiệu cuộc tìm kiếm cứu nạn kết thúc. Trong ảnh là thủy thủ tàu HQ-011 tìm cách đưa “nạn nhân” lên tàu.

Trong ảnh là Đại tá Nguyễn Đức Nho - Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân - chỉ huy cuộc tìm kiếm cứu nạn từ buồng lái tàu HQ-012.
Trong ảnh là Đại tá Nguyễn Đức Nho - Phó tham mưu trưởng Quân chủng Hải quân - chỉ huy cuộc tìm kiếm cứu nạn từ buồng lái tàu HQ-012.

Tàu HQ-011 của Việt Nam và khinh hạm Type 054A Hoàng Sơn (570) của Trung Quốc chạy gần nhau trong cuộc tìm kiếm cứu nạn.
Tàu HQ-011 của Việt Nam và khinh hạm Type 054A Hoàng Sơn (570) của Trung Quốc chạy gần nhau trong cuộc tìm kiếm cứu nạn.

Khám phá 5 căn cứ quân sự lớn nhất thế giới

(Kiến Thức) - Trang tin Army-Technology thống kê 5 căn cứ quân sự lớn nhất thế giới (chủ yếu là ở Mỹ) xét theo tiêu chí nhân lực.

Chiến sĩ Trung đoàn 66 huấn luyện bắn máy bay

Mục kích buổi huấn luyện bắn mục tiêu bay di động bằng súng 12,7mm của chiến sĩ Trung đoàn 66, Sư đoàn 10 (Quân khu 3).

Tại bãi tập Trung đoàn 66, các khẩu đội súng máy phòng không 12,7mm tăng cường huấn luyện bài tập ngắm bắn mục tiêu máy bay di động.
 Tại bãi tập Trung đoàn 66, các khẩu đội súng máy phòng không 12,7mm tăng cường huấn luyện bài tập ngắm bắn mục tiêu máy bay di động.
Ngay sau tình huống giả định trạm gác phát hiện máy bay đột kích không phận, các cán bộ chiến sĩ lập tức di chuyển đến các ụ gác.
 Ngay sau tình huống giả định trạm gác phát hiện máy bay đột kích không phận, các cán bộ chiến sĩ lập tức di chuyển đến các ụ gác.