Tàu cá Việt Nam liên tiếp bị tàu Trung Quốc tấn công

Tàu QNg 90127 của thuyền trưởng Tiêu Viết Bản đã bị tàu Trung Quốc tấn công, khống chế ngư dân lấy toàn bộ hải sản và đập phá tàu.

Sáng 1/8, tàu cá QNg 90349 và QNg 90127 lai dắt tàu QNg 95987 đã về đến trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ (TP. Quảng Ngãi) để trình báo sự việc bị chết máy tại quần đảo Hoàng Sa.
Tau ca Viet Nam lien tiep bi tau Trung Quoc tan cong
Ba tàu lai dắt nhau về báo cáo sự việc tại Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ - Ảnh: Trần Mai. 
Đồng thời, các tàu cũng báo cáo sự việc tàu QNg 90127 (do ông Tiêu Viết Bản, 42 tuổi, xã Bình Châu, huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi) làm chủ tàu kiêm thuyền trưởng đã bị tàu Trung Quốc tấn công, cướp phá tài sản ở khu vực biển thuộc đảo Bạch Quy (thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam).
Ngay sau khi các tàu cập cảng Tịnh Kỳ, cơ quan chức năng đã xuống tàu kiểm tra thiệt hại đồng thời lấy lời khai của các thuyền viên trên cả ba con tàu.
Truy đuổi, trấn áp ngư dân lấy hải sản rồi phá tàu
Tất cả các ngư dân trở về trong trạng thái mệt mỏi. Thuyền trưởng Tiêu Viết Bản kể ông đánh bắt hải sản hợp pháp tại khu vực biển thuộc đảo Bạch Quy được hơn 30 ngày.
Khi đang trên đường vào lại đất liền thì nghe qua icom tàu QNg 95987 (do anh Võ Văn Chánh làm thuyền trưởng) bị chết máy, đang được tàu cá QNg 90349 (do anh Nguyễn Văn Cu làm chủ tàu) kéo vào nhưng rất khó khăn vì tàu hỏng nặng.
“Nghe thế tôi quay tàu đến tọa độ được thông báo để cứu tàu cá gặp nạn. Trong lúc đang chạy ngược trở lại đảo Bạch Quy để cứu tàu anh Chánh thì khoảng 11h30 bất ngờ gặp tàu Trung Quốc mang số hiệu 02 truy đuổi.
Phía tàu Trung Quốc yêu cầu dừng lại nhưng anh em vẫn tiếp tục tăng tốc chạy về hướng đảo Bạch Quy. Lúc này phía Trung Quốc thả hai ca nô xuống ép sát tàu chúng tôi và leo lên tàu trấn áp ngư dân”, ông Bản kể.
Là người cầm lái khi bị Trung Quốc truy đuổi, ngư dân Trương Quang Thiên (34 tuổi) vô cùng bức xúc trước hành động ngang ngược của Trung Quốc.
“Tôi đã ra hiệu cho họ là tàu đang đi cứu tàu gặp nạn nhưng họ vẫn truy đuổi. Khi lên tàu thấy tôi đang cầm lái, một người Trung Quốc hét ầm ĩ rồi dùng dùi cui đập vào lưng tôi, sau đó đập bể cửa kinh cabin, họ tỏ ra rất hung hăng”, anh Thiên nói.
Sau khi tấn công ngư dân Thiên, phía Trung Quốc dùng vũ lực dồn toàn bộ 13 ngư dân trên tàu cướp đi khoảng 2 tấn hải sản các loại, lấy đi hai máy dò, một máy định vị, một thúng nhựa… chặt đứt 7 vành dây hơi lặn.
“Khi phía Trung Quốc ép một số anh em hốt hải sản, số còn lại bắt cúi gằm mặt trước mũi tàu. Nhiều anh em tiếc của ngước lên nhìn đều bị họ dùng dùi cui đánh”, ngư dân Thiên nói.
Theo thống kê của Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ, ước tính tổng thiệt hại tàu trên 400 triệu đồng.
Sau khi lấy tài sản trên tàu, phía Trung Quốc còn tiếp tục kèm, đuổi tàu cá của ngư dân Bản hơn 10 hải lý, đến khoảng 12g50 tàu Trung Quốc mới thôi truy đuổi.
“Lúc này, chúng tôi quyết định cho tàu quay trở lại đảo Bạch Quy để lai dắt tàu anh Chánh vào đất liền”, thuyền trưởng Bản cho biết.
Sau khi lấy lời khai cũng như kiểm tra thiệt hại của các tàu, lãnh đạo Trạm kiểm soát biên phòng Tịnh Kỳ cho biết sẽ có văn bản báo cáo sự việc lên trên.
Ba tàu Trung Quốc cùng tấn công tàu QNg 96507
Cũng trong sáng 1/8, bà Phạm Thị Hương, phó chủ tịch UBND huyện Lý Sơn cho biết tàu cá QNg 96507 do ngư dân Nguyễn Lợi (xã An Hải) làm thuyền trưởng khi đang đánh bắt ở vùng biển Hoàng Sa cũng bị ba tàu Trung Quốc mang số hiệu 46102, 45101, 37102 rượt đuổi.
Sau khi áp sát được tàu, phía Trung Quốc đã nhảy lên tàu cá tấn công ngư dân cướp đi ngư lưới cụ của họ.
“Hiện tàu đang mượn lưới cụ của tàu cá trong Nghiệp đoàn nghề cá xã An Hải tiếp tục đánh bắt vì mới ra Hoàng Sa được mấy ngày”, bà Hương cho biết thêm.
Tau ca Viet Nam lien tiep bi tau Trung Quoc tan cong-Hinh-2
 Lực lượng biên phòng kiểm tra số lượng vành dây hơi bị Trung Quốc chặt phá - Ảnh: Trần Mai

Tau ca Viet Nam lien tiep bi tau Trung Quoc tan cong-Hinh-3
  Cửa kính cabin tàu bị đập vỡ - Ảnh: Trần Mai

Tau ca Viet Nam lien tiep bi tau Trung Quoc tan cong-Hinh-4
Dây hơi bị chặt đứt từng đoạn - Ảnh: Trần Mai

Tau ca Viet Nam lien tiep bi tau Trung Quoc tan cong-Hinh-5
 Lực lượng biên phòng làm việc với các ngư dân về vụ việc - Ảnh: Trần Mai

Tau ca Viet Nam lien tiep bi tau Trung Quoc tan cong-Hinh-6
 Lực lượng biên phòng kiểm tra hải sản bị cướp ở khoan chứa - Ảnh: Trần Mai

Lô vũ khí quân dụng bắt ở TSN bị gửi nhầm

Theo các nguồn tin, lô vũ khí quân dụng bị bắt ở sân bay Tân Sơn Nhất do Singapore nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, bị chuyển nhầm sang Việt Nam.

Theo nguồn tin của của Báo CATP, lô hàng vũ khí quân dụng lớn này do cảnh sát Singapore nhập từ Thổ Nhĩ Kỳ, đây là vũ khí đặc nhiệm dùng bảo vệ nguyên thủ. Tuy nhiên, quá trình làm thủ tục hải quan, số hàng này bị chuyển nhầm sang sân bay Tân Sơn Nhất.

Lo vu khi quan dung bat o TSN bi gui nham
 Gần 100 khẩu súng ngắn bị chuyển nhầm vào Việt Nam qua sân bay Tân Sơn Nhất.

Chi cục Hải quan cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất đã phối hợp với Cục An ninh Kinh tế tổng hợp (A85) và các lực lượng chức năng thuộc Bộ Công an tiến hành khám xét đột xuất chuyến bay từ Thổ Nhĩ Kỳ đến sân bay Tân Sơn Nhất.

Lo vu khi quan dung bat o TSN bi gui nham-Hinh-2
 Những băng đạn còn mới nguyên.

Lô hàng gồm: 94 khẩu súng ngắn quân dụng và 472 băng đạn chưa qua sử dụng.

Hiện cơ quan chức năng của 3 nước đang phối hợp để chuyển lô vũ khí về Singapore theo đúng thủ tục

Gồng mình cứu mỏ than Mông Dương trong lũ

(Kiến Thức) - Mưa lũ lịch sử khiến cho hàng trăm ngôi nhà của người dân khu 4 chìm trong biển nước, hàng nghìn tấn than của Công ty CP Than Mông Dương trộn lẫn với bùn, cát. 

Gong minh cuu mo than Mong Duong trong lu
 Đồng chí Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn (thứ 2 từ phải sang) đang nghe các đơn vị báo cáo tình hình khắc phục sự cố ngập nước tại mỏ than Mông Dương.

Gong minh cuu mo than Mong Duong trong lu-Hinh-2
Ngày 26/7 do ảnh hưởng của mưa lớn kéo dài, bãi thải Đông Cao Sơn bị sạt lở bất ngờ và trôi lấp cửa lò +50 K8 CT, gây ngập từ 2,3 -1,5m mặt bằng công nghiệp Công ty Than Mông Dương.  Hình ảnh: Đồng chí Đặng Thanh Hải, Tổng Giám đốc Tập đoàn trao đổi với phóng viên về những giải pháp để "cứu mỏ" Mông Dương.

Gong minh cuu mo than Mong Duong trong lu-Hinh-3
 Ngay sau khi mỏ than bị ngập, Công ty đã tổ chức đóng các phai chắn khu vực mặt bằng giếng phụ để chống trôi lấp và tràn xuống hầm lò, rút người làm việc ra vị trí an toàn và tổ chức xúc dọn, khai thông dòng chảy và triển khai lắp đặt các máy bơm công suất lớn. Tuy nhiên, các trạm bơm của Công ty đều bị hỏng do ngập trong nước nên đến hết ngày 30/7, lượng nước trong các đường lò vẫn ở mức -160. Hiện nay các đơn vị vẫn khẩn cấp tìm cách cứu mỏ than Mông Dương.
Gong minh cuu mo than Mong Duong trong lu-Hinh-4
 Tiến hành di chuyển các thiết bị phục vụ cho việc lắp đặt các trạm bơm từ kho than +10 khu vực Đông Bắc Mông Dương về khu vực Trung tâm.