Tàu cá ngư dân bất ngờ chìm, 6 người chết và mất tích

(Kiến Thức) - Lực lượng tìm kiếm cứu nạn đã vớt được 2 thi thể và đang trên đường đưa vào đất liền. Trong khi 4 thuyền viên còn lại vẫn đang mất tích.

Cuối chiều nay (28/11), trao đổi với PV Kiến Thức, đại diện Trung tâm phối hợp tìm kiếm cứu nạn khu vực 3 (Vungtau MRCC) cho biết lực lượng cứu nạn vẫn đang triển khai tìm kiếm các thuyền viên của tàu cá của ngư dân Bình Định bị chìm, mất tích trên vũng biển cách mũi Vũng Tàu 42 hải lý về hướng đông nam.
Lực lượng TKCN Vungtau MRCC đang tích cực tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên biển Vũng Tàu.
Lực lượng TKCN Vungtau MRCC đang tích cực tìm kiếm các nạn nhân mất tích trên biển Vũng Tàu.
“Hiện khu vực tàu chìm, thời tiết rất bất lợi cho công tác tìm kiếm do có mưa to, biển động cấp 6-7, sóng cao. Có 2 tàu tham gia tìm kiếm là tàu SAR 272 và tàu SAR 413, phạm vi tìm kiếm chúng tôi đang mở rộng”, đại diện Trung tâm 3 cho biết.
Cũng theo vị đại diện này, trong sáng cùng ngày lực lượng cứu nạn đã tìm thấy và vớt 2 thi thể ngư dân trên tàu cá gặp nạn và dự kiến 8h sáng mai (29/11) sẽ được đưa vào TP.Vũng Tàu để phục vụ công tác điều tra. Hiện còn 4 người đang mất tích.
Trước đó, vào lúc 18h30 ngày 27/11, trong khi đánh bắt hải sản tại vùng biển nói trên, tàu cá BĐ-30366-TS của ông Ngô Thiên (ngụ xã Cát Khánh, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định) bất ngờ bị chìm.
Kiến Thức sẽ tiếp tục cập nhật thông tin

Đang cấm tàu bé để tháo gỡ bom dưới chân cầu Long Biên

(Kiến Thức) - Để phục vụ việc tháo gỡ bom dưới chân cầu Long Biên, từ 12h30 trưa nay, toàn bộ các tàu bè qua lại trên sông Hồng gần đoạn này sẽ bị cấm. 

Liên quan đến việc tháo gỡ quả bom dưới chân cầu Long Biên, ông Trần Văn Khiết, Đội trưởng Đội Thanh tra - An toàn số 2 (chi cục Đường thủy nội địa phía Bắc) cho biết: Từ 12h30 hôm nay, đơn vị sẽ cấm luồng, cấm tất cả các tàu bè qua lại sông Hồng đoạn gần cầu Long Biên để phục vụ việc tháo gỡ và trục vớt bom.
Theo ông Trần Văn Khiết, thời gian cấm luồng từ 12h30 đến 16h30 ngày 28/11. Tất cả các phương tiện thủy nội địa khi đi đến đoạn sông trên phải tuyệt đối tuân theo sự hướng dẫn của lực lượng điều tiết khống chế đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa và các báo hiệu chỉ dẫn.

Bắt chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh bạo hành, đày đọa trẻ em

(Kiến Thức) - VKSND quận 12 vừa ra quyết định khởi tố, bắt tạm giam chủ cơ sở mầm non Mầm Xanh bạo hành, đày đọa trẻ em gây bức xúc dư luận suốt nhiều ngày qua. 

Mời độc giả xem clip "UBND TP.HCM họp khẩn vụ bạo hành trẻ em ở trường Mầm Xanh": (Nguồn VTV24)

Chìm tàu sông Hàn: Khi lòng tham nuốt cả mạng người!

Vì lòng tham mà chủ nhân vụ chìm tàu sông Hàn chở quá số người cho phép. Và cũng vì lòng tham, nhiều kẻ đã “nhắm mắt” cho con tàu này hoạt động “chui”.

Vụ chìm tàu sông Hàn mang số hiệu DNa - 0016 trên sông Hàn (Đà Nẵng) vào tối 4/6 đã thực sự ám ảnh biết bao nhiêu người, đặc biệt là những người có ý định đến thăm Đà Nẵng, ước mong được du thuyền sông Hàn, ngắm cầu Rồng phun lửa về đêm.

Ba con người đã phải lìa xa gia đình mãi mãi trong một chuyến đi chơi mà lẽ thường phải đong đầy hạnh phúc, niềm vui và kỷ niệm. Nhiều người đã không cầm được nước mắt khi chứng kiến cảnh đưa thi thể hai em bé vào bờ. Ai có thể ngờ, kỳ nghỉ hè định mệnh đã cướp đi tuổi thơ hạnh phúc của các cháu!
Chim tau song Han: Khi long tham nuot ca mang nguoi
 Tìm kiếm nạn nhân vụ chìm tàu trên sông Hàn
Trong cơn hoạn nạn mới thấy cảm động về tình người Đà Nẵng. Ngay khi tàu chìm, những ngư dân, những người lao động trên sông Hàn là những người đầu tiên tham gia cứu hộ. Nhờ tinh thần tương thân tương ái mà đã có biết bao nhiêu mạng người được cứu sống.

Tàu Thảo Vân đã từng bị chìm cách đây gần 2 năm. Giám đốc Cảng vụ Đường thủy nội địa (Sở Giao thông Vận tải thành phố Đà Nẵng) cho biết, tàu bị sự cố là tàu du lịch nhưng hoạt động "chui". Giữa chằng chịt qui định quản lý và lực lượng chức năng quản lý hoạt động trên sông nước Hàn giang, con tàu du lịch đón hàng chục khách du lịch, đi lại “nghênh ngang” trên dòng sông Hàn ngày này qua ngày khác mà không một đơn vị quản lý nào phát hiện ra. Điều này có quá lạ?

Có thể Thảo Vân 2 xa lạ với tôi, với bạn với hàng triệu du khách đến Đà Nẵng chứ không thể xa lạ với những người làm nghề, gắn bó với sông Hàn và đặc biệt là với lực lượng quản lý, kiểm soát dòng sông này.

Có phải vì là hoạt động “chui” nên Thảo Vân 2 có “đặc quyền” làm nhiều thứ sai phép, trong đó có việc chở quá số người qui định?

Hoạt động chui có nghĩa là con tàu này không phải đóng bất kỳ loại thuế, phí nào cho Nhà nước. Vậy sao chủ tàu còn tham lam tới mức chở quá đông du khách trên một chuyến để xảy ra hậu quả đau lòng như hôm nay. Có phải con tàu cũng đang phải oằn mình “cõng” những thứ “phí” cho hoạt động không phép của mình?

Còn du khách, qua sự việc lần này cũng cần đúc rút thêm kinh nghiệm cho việc đi du lịch của bản thân và gia đình. Nhiều người, nhiều khi bất chấp cả các qui định an toàn chỉ để thỏa mãn những sở thích cá nhân ích kỷ. Đơn giản như việc mặc áo phao khi đi trên sông nước nhưng rất ít người chấp hành nội qui này. Hoặc với những tàu nhỏ, khi lên tàu, chủ tàu thường hướng dẫn khách ngồi đều sang hai bên để tàu không bị mất cân bằng, nhưng thấy một cảnh đẹp “ngẫu hứng” có thể cả chục người cùng lao về một hướng để có bức ảnh đẹp. Theo lời mẹ của chủ tàu Thảo Vân 2, tàu chìm khi vừa rời bến và du khách đang nhốn nháo chụp hình. Chen nhau chụp hình có thể là nguyên nhân khiến tàu bị lật?

Một kinh nghiệm khi đi trên sông nước mà ít người chú ý tới, nhưng thường được nhiều chủ tàu, đơn vị bán vé chú ý đến đó là trên một chuyến không bao giờ để tập trung quá nhiều phụ nữ và trẻ em. Bởi khi xảy ra sự cố, các đối tượng này không thể xoay sở tự cứu mình được. Qui định này, nếu chủ tàu có lỡ “quên” thì vì sự an toàn tính mạng của bản thân và gia đình, nếu thấy tàu quá nhiều những người yếu thế thì bạn nên hoãn chuyến du lịch hoặc chuyển qua tàu khác.

Trong vụ chìm tàu Thảo Vân 2, con tàu chở quá tải, nhưng trên đó lại có quá nhiều phụ nữ và trẻ em, hầu hết trong số họ đều không mặc áo phao cứu sinh.

Qua vụ việc đáng tiếc lần này, TP Đà Nẵng cần siết lại quản lý đội tàu du lịch đêm trên sông Hàn. Người Việt ta có câu ‘Mất bò mới lo làm chuồng”, chỉ sự chậm trễ của hành động cần thiết, nhưng dù muộn còn hơn không. Ở đây đã “mất bò” rồi nên hãy lo làm chuồng ngay đi. Thời điểm này đang là mùa du lịch, rất nhiều du khách yêu mến cảnh sắc, mảnh đất, con người Đà Nẵng. Còn nhớ, chỉ một tháng trước thôi, có vài con cá chết dạt vào bờ biển, lãnh đạo Đà Nẵng đã phải ra sức “làm hình ảnh” để du khách yên tâm đến với mảnh đất này. Còn hôm nay, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Huỳnh Đức Thơ đã nói trong nước mắt: “Thành phố gửi lời xin lỗi và bày tỏ sự chia sẻ sâu sắc đến các nạn nhân, gia đình nạn nhân và lấy làm tiếc về vụ việc đã xảy ra”.

Để không còn những giọt nước mắt xót thương khi đi trên sông Hàn, người dân và du khách cần lắm sự quản lý chặt chẽ, chứ không thể để con tàu chở 56 người “chui” lọt lỗ kim như đã từng xảy ra./.