Tập tục đặt châu báu vào miệng người chết của cổ nhân Trung Hoa

Nghi lễ an táng của cổ nhân Trung Hoa xưa từng tồn tại một tập tục hết sức đặc biệt. Đó chính là tập tục đặt vàng bạc châu báu vào miệng người chết. Vậy liệu rằng những món vàng ngọc được đặt vào miệng người quá cố ẩn giấu những ý nghĩa đặc biệt gì?

1. Sự thật ít biết về tập tục đặt "báu vật" vào miệng người quá cố

- Nguyên nhân thứ nhất: Bảo quản thi thể người chết

Cổ nhân cho rằng, việc ngậm trong miệng những vật quý như vàng, vàng hay ngọc có thể sẽ tránh cho thi thể của người chết bị mục nát, thối rữa. Cũng bởi vậy mà có người tin rằng, năm xưa khi bị mộ tặc Tôn Điện Anh bật nắp quan tài, thi thể của Từ Hi ở thời điểm đó vẫn sinh động như khi còn sống thực chất là nhờ vào tác dụng của viên dạ minh châu nghìn tỉ đặt trong miệng.

- Nguyên nhân thứ hai: Hy vọng về cuộc sống tốt đẹp của người quá cố ở thế giới bên kia.

Tap tuc dat chau bau vao mieng nguoi chet cua co nhan Trung Hoa

Những thân nhân của người quá cố thường đem những vật trân quý này tuẫn táng với mong muốn cuộc sống của họ ở thế giới bên kia luôn được sung túc, phú quý. Có quan niệm còn cho rằng, những vật báu đặt trong miệng này có thể sẽ trở thành "lộ phí" giúp con đường đi tới hoàng tuyền của các linh hồn được suôn sẻ.

- Nguyên nhân thứ ba: Thỏa mãn tâm nguyện của người quá cố

Năm xưa, Càn Long Hoàng đế sau khi qua đời được đặt vào trong miệng một miếng ngọc bội tạc hình ve sầu. Có lý giải cho rằng miếng ngọc bội này là ẩn dụ cho hình ảnh ve sầu thoát xác, phá kén, thể hiện cho khát vọng được hồi sinh.

Tương tự như vậy, Từ Hi Thái hậu lúc sinh thời từng nổi tiếng là với sở thích sưu tầm châu báu, tiêu pha phung phí. Vì vậy, viên dạ minh châu ngàn tỷ đặt trong miệng cùng với vô số châu báu bên trong quan tài thực chất nhằm mục đích thỏa mãn cho lòng tham vinh hoa phú quý của vị Lão Phật gia này.

2. Sự thật ít biết về tập tục đặt "báu vật" vào miệng người quá cố

Vào thời cổ đại, tập tục đặt châu báu vào miệng người chết đã được ghi lại từ rất sớm và được biết tới với tên gọi là "khẩu hàm".

Những nguồn sử liệu đáng tin cậy như "Chu Lễ" hay "Thuyết văn giải tự" thời nhà Hán đều từng nhắc tới tập tục này.

Lý giải một cách trực quan, "khẩu hàm" nhằm chỉ hành động đặt những vật phẩm trân quý như vàng bạc hay châu báu vào miệng người chết vào thời điểm chuẩn bị đặt họ vào quan tài.

Về những món châu báu được dùng trong tập tục này, người xưa cũng không quá câu nệ. Nếu là các gia đình thường dân có điều kiện kinh tế không quá khá giả, họ có thể chỉ cần đặt vào đó tiền đồng là đủ.

Còn đối với những gia đình dư dả hơn, thân nhân của người quá cố thường sẽ dùng các miếng ngọc được tạo tác thành nhiều hình dạng khác nhau.

Căn cứ theo ghi chép của các nguồn sử liệu, những miếng ngọc dùng để đặt vào miệng người chết thường sẽ được tạc hình các loài động vật quen thuộc trong đời sống hàng ngày như trâu, chó, lợn, dê…

Tap tuc dat chau bau vao mieng nguoi chet cua co nhan Trung Hoa-Hinh-2

Vào thời nhà Hán, người xưa ngày càng chuộng ngọc được tạo tác thành hình ve sầu. Tới thời Đường – Tống, tập tục nói trên dần trở nên cầu kỳ và câu nệ hơn. Các loại vàng, bạc, ngọc phỉ thúy cũng ngày một được ưa chuộng và sử dụng phổ biến.

Vào thời cổ đại, tầng lớp coi trọng tang lễ hơn cả vốn là hoàng tộc. Mà trong số các hoàng tộc thời phong kiến, tang lễ của Từ Hi Thái hậu vào thời nhà Thanh được biết tới là một trong những đại tang xa xỉ, tốn kém bậc nhất.

Cũng theo ghi chép của một số tài liệu khác, viên dạ minh châu trong miệng Từ Hi sở hữu khối lượng xấp xỉ 157 gram, tương đương hơn 787 carat, giá trị lên tới 10,8 triệu lượng bạc (vào thời Dân quốc) và 810 nhân dân tệ hiện nay (ước tính hơn 2.855 tỷ Việt Nam đồng).

Bất ngờ với những phong tục “độc nhất vô nhị” trên thế giới

Trễ hẹn mới là lịch sự, ném trứng và sữa hỏng vào cô dâu chỉ là một vài trong số những phong tục độc đáo trên thế giới khiến bạn bất ngờ.

 

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi
Không đến đúng giờ trong cuộc hẹn: Ở Venezuela, nếu bạn đến đúng giờ trong cuộc hẹn, hành động đấy sẽ bị coi là thô lỗ, hiếu thắng và bất lịch sự. Thay vào đó, bạn nên đến trễ ít nhất 15 phút so với thời gian đã được lên kế hoạch. 

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-2
 Bữa tiệc buffet cho những chú khỉ: Bữa tiệc này là sự kiện thường niên tại Thái Lan với hơn 3.000 kg hoa quả và rau củ sẽ được mang lên để phục vụ những chú khỉ ở Lopburi, Bangkok.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-3
 Cuộc thi biểu cảm khuôn mặt hài hước nhất ở Anh: Đây là một truyền thống ở vùng nông thôn Anh, được tổ chức từ năm 1267 và duy trì cho tới ngày nay. Người vô địch 4 lần trong cuộc thi này - Peter Jackman thậm chí để tự nhổ răng để dễ dàng tạo nên biểu cảm hài hước hơn.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-4
 Chọi lạc đà ở Thổ Nhĩ Kỳ: Người ta thường nghe nói về lễ hội chọi bò hoặc chọi trâu nhưng ở Thổ Nhĩ Kỳ còn có cả cuộc thi dành cho những con lạc đà. Mọi người tại quốc gia này đều mong chờ sự kiện này khi hai con lạc đà đực đấu với nhau cho đến khi con nào không chạy đi hoặc không bỏ cuộc sẽ dành chiến thắng.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-5
 "Làm khó" cô dâu trước ngày cưới: Ở Scotland, trước khi ngày cưới diễn ra, cô dâu sẽ đi quanh thị trấn và bị ném trứng, sữa hỏng hoặc những thứ kinh khủng khác. Phong tục này như một sự ẩn dụ cho cuộc sống khó khăn mà cô dâu có thể phải trải qua sau đám cưới.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-6
 Luôn sử dụng dao và dĩa trên bàn ăn ở Na Uy: Tại quốc gia này, nghi thức trên bàn ăn vô cùng quan trọng. Hầu hết các bữa ăn, thậm chí cả sandwich đều phải sử dụng những vật dụng như dao và dĩa.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-7
 Tặng quà ở Hà Lan: Khi bạn lựa chọn một món quà để tặng cho ai đó ở Hà Lan, bạn không nên mua dao hay kéo bởi tặng những thứ sắc nhọn ở quốc gia này bị xem là điều kém may mắn.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-8
 Tránh dùng bút mực đỏ ở Hàn Quốc: Theo truyền thống, mực đỏ từng được sử dụng để viết tên những người đã chết. Do đó, nếu sử dụng màu mực để viết ở Hàn Quốc, bạn nên lưu ý điều này.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-9
 Ăn tro cốt người đã khuất: Bộ lạc Yonamamo ở Brazil tin rằng khi người thân của họ mất, các thành viên trong gia đình phải ăn tro cốt của người đó. Do vậy, bộ lạc này sẽ hỏa táng các thi thể thành tro rồi trộn chúng với thức ăn của gia đình.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-10
 Ở Ba Lan, khi một chiếc máy bay hạ cánh, mọi người sẽ vỗ tay.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-11
 Ném tiền: Trong lễ rửa tội ở Mexico, người lớn sẽ ném các đồng xu vào trẻ em. Tuy nhiên, điều này có thể khiến những đứa trẻ bị đau nên gần đây người ta đã thay thế tiền thật bằng những đồng xu socôla.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-12
 Lau sạch tay nắm cửa trong ngày sinh nhật thứ 30: Ở Đức, nếu bạn chưa kết hôn vào sinh nhật 30 tuổi, phụ nữ thì nên lau sạch tay nắm cửa của những người bạn thân còn đàn ông nên dọn dẹp nhà cửa.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-13
 Tránh tặng một số loài hoa ở Nga: Nếu bạn muốn tặng hoa cho ai đó ở Nga, hãy cân nhắc đến màu hoa và loại hoa bởi hoa màu vàng ở đây biểu tượng cho sự lừa dối và mối quan hệ tan vỡ, trong khi hoa cẩm chướng đỏ chỉ dùng để đặt lên mộ người đã khuất.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-14
 Không hỏi xin thêm muối trong bữa ăn: Nếu bạn được mời tới ăn tối ở một gia đình Ai Cập, dù đồ ăn bị nhạt so với khẩu vị của bạn thì bạn cũng không nên hỏi xin thêm muối bởi điều này bị coi là một sự xúc phạm với chủ nhà.

Bat ngo voi nhung phong tuc “doc nhat vo nhi” tren the gioi-Hinh-15
 Tại một vài quốc gia, dùng tay trái để ăn hoặc làm các hoạt động khác bị coi là thô lỗ và xúc phạm đến người khác. Quy tắc này được áp dụng ở một số nơi trên thế giới như Trung Đông, Sri Lanka, Ấn Độ và một số khu vực ở châu Phi.

Những phong tục đẹp trong ngày Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch chớ bỏ lỡ

Tết Đoan Ngọ 5/5 Âm lịch (hay còn gọi là ngày giết sâu bọ) từ lâu đã trở thành một ngày Tết truyền thống của người Việt Nam với nhiều phong tục tốt đẹp vẫn được lưu giữ.

Người Việt Nam cho rằng trong bộ phận tiêu hóa thường có nhiều sâu bọ, mầm bệnh và chúng sinh trưởng mạnh nhất vào ngày 5 tháng 5 Âm lịch, cho nên phải diệt trừ chúng bằng các món ăn. Từ quan niệm đó mà trong ngày này nhân dân ta cũng có những phong tục mang đậm bản sắc văn hóa Việt.