Tập trận Mỹ-Hàn có thể kích động Triều Tiên thử tên lửa

(Kiến Thức) -  Cuộc tập trận Mỹ-Hàn mang tên "Bảo vệ Tự do Ulchi" sắp tới có thể kích động Triều Tiên thử tên lửa bất cứ lúc nào.

Theo thông tin từ Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, cuộc tập trận của Mỹ-Hàn sắp diễn ra có thể kích động Triều Tiên thử tên lửa bất cứ lúc nào.
Cuộc tập trận quân sự chung của Mỹ-Hàn có tên Ulchi Freedom Guardian (UFG-Bảo vệ Tự do Ulchi) được dự kiến sẽ bắt đầu từ ngày 21/8 tới. Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết trong một tuyên bố trước các nhà lập pháp: "Khả năng là Triều Tiên sẽ có những hành động khiêu khích chiến lược hoặc chiến thuật để phản đối các lệnh trừng phạt mới nhất của LHQ và cuộc tập trận UFG".
Tap tran My-Han co the kich dong Trieu Tien thu ten lua
Tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) của Triều Tiên.
Cuộc tập trận quân sự UFG là hoạt động thường niên của Mỹ-Hàn trong đó quân đội Mỹ sẽ cùng với quân đội Hàn Quốc  thực hành các khoa mục nhằm tấn công Triều Tiên. Đây sẽ là sự kiện chẳng lành đối với Bình Nhưỡng.
Từ Ottawa (Canada), nhà phân tích Stephen Gowans cho biết quân đội Triều Tiên đã "lập kế hoạch phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) để tấn công đảo Guam của Mỹ".  Ông nói thêm: "Nhà lãnh đạo Kim Jong-un nói rằng ông đã rà soát kế hoạch đó và chờ xem Mỹ tiếp tục có những hành động khiêu khích nguy hiểm như thế nào trước khi đưa ra quyết định chính thức về việc liệu có tiến hành kế hoạch đó hay không”.
Giáo sư John Delury thuộc Đại học Yonsei ở Seoul nhận định trên tờ Los Angeles Times rằng ông Kim Jong-un đã quyết định tạm hoãn kế hoạch tấn công tên lửa đạn đạo liên lục địa vào Căn cứ không quân Anderson của Mỹ trên đảo Guam. Ông nói: "Tuy nhiên, lãnh đạo Triều Tiên vẫn đang chờ các động thái tiếp theo của Mỹ".
Trong khi đó, tướng Joseph Dunford, Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân,  cho rằng Mỹ sẽ sử dụng các biện pháp ngoại giao và kinh tế để buộc Triều Tiên từ bỏ chương trình hạt nhân.
Còn chuyên gia Gowans thì cho rằng “Mỹ vẫn đang chuẩn bị các lựa chọn quân sự trong trường hợp những biện pháp ngoại giao và kinh tế thất bại”. Ông Gowans khẳng định tuyên bố đáp trả Triều Tiên bằng “lửa và cơn thịnh nộ” của Tổng thống Mỹ Donald Trump là “sự đe dọa úp mở của chiến tranh hạt nhân”.

Ảnh tư liệu về truyền thống “tiên quân” của Triều Tiên

(Kiến Thức) - Trong gần 70 năm qua, ban lãnh đạo Triều Tiên qua nhiều thế hệ đã dồn nguồn lực còn hạn hẹp cho quân đội, đặc biệt cho chương trình tên lửa-hạt nhân.

Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien
Truyền thống tự lực tự cường và “tiên quân” đã tồn tại qua nhiều thế hệ lãnh đạo Triều Tiên. Nhà lãnh đạo Kim Il-sung tham dự cuộc diễu binh mừng ngày thành lập Quân đội Nhân dân Triều Tiên, tháng 2/1948. Ảnh: KCNA  
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-2
Bức ảnh chụp hồi tháng 9 năm 1950 này cho thấy quân đội Liên hợp quốc trên chiến lũy ở Seoul. Tòa nhà bên trái vẫn treo chân dung nhà lãnh đạo Liên Xô Josef Stalin và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Il-sung. Ảnh: AP
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-3
Vào ngày 2 tháng 6 năm 1993, bức ảnh chụp, Ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Sok Ju (giữa) đến phái bộ Mỹ tại Liên Hợp Quốc, khi các quan chức Mỹ gặp các nhà ngoại giao Triều Tiên thúc giục họ mở cửa các cơ sở hạt nhân cho thanh sát viên quốc tế. Ảnh: AP  
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-4
Tang lễ Chủ tịch lập quốc Kim Il-sung ở Bình Nhưỡng, ngày 19/7/1994. Ảnh : KCNA  
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-5
Trong ngày 5 tháng 7 năm 2006, vụ Triều Tiên thử tên lửa được phát sóng trên truyền hình ở Seoul, ngày 5/7/2006. Ảnh: AP  
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-6
Trong ngày 5 tháng 4 năm 2009, tệp tin được tạo từ video KRT, Một tên lửa rời bệ phóng tại Musudan-ri, Triều Tiên, ngày 5/4/2009. Ảnh: KRT 
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-7
Tang lễ nhà lãnh đạo Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng, Triều Tiên, ngày 28/12/2011. Ảnh: KRT 
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-8
Binh sĩ Triều Tiên hướng về phía lãnh đạo Kim Jong-un trong cuộc duyệt binh kỷ niệm 60 năm ngày chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) ở Bình Nhưỡng, ngày 27/7/2013. Ảnh: AP 
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-9
Dân chúng Triều Tiên xem tin tức phát trên một màn hình, sau khi Bình Nhưỡng tuyên bố tiến hành thử nghiệm thành công bom khinh khí (bom H) ngày 6/1/2016. Ảnh: AP
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-10
Trong ngày 24 tháng 8 năm 2016, hình ảnh, màn hình truyền hình ở Seoul cho thấy cảnh quay của tên lửa Triều Tiên mà Bắc Hàn tuyên bố đã phóng từ tàu ngầm. Ảnh: AP   
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-11
Khán giả xem chương trình truyền hình về vụ thử hạt nhân của Triều Tiên ở Seoul, ngày 9/9/2016. Ảnh: AP  
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-12
Triều Tiên thử tên lửa Pukguksong-2 tại một địa điểm không được tiết lộ, ngày 12/2/2017. Ảnh: KCNA 
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-13
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-un kiểm tra việc chuẩn bị phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Hwasong-14 (ICBM) ở tây bắc Triều Tiên, ngày 4/7/2017. Ảnh: KCNA 
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-14
Chủ tịch Kim Il-sung phát biểu ở thủ đô Bình Nhưỡng, ngày 10/10/1980. Ảnh: KCNA  
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-15
 Nhà lãnh đạo Kim Jong-il ở Bình Nhưỡng, ngày 10/10/2010. Ảnh: AP
Anh tu lieu ve truyen thong “tien quan” cua Trieu Tien-Hinh-16
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un thị sát một cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng, ngày 15/4/2017. Ảnh: AP 

Mầm sống mới ở Mosul sau khi quét sạch IS

(Kiến Thức) - Sau khi quét sạch IS, người ta đã thấy những mầm sống mới ở Mosul là các bé sơ sinh chào đời và được chăm sóc trong bệnh viện phụ sản.

Mam song moi o Mosul sau khi quet sach IS

Người ta đã thấy được những mầm sống mới ở Mosul sau khi thành phố này được giải phóng hoàn toàn vào tháng trước. Bé sơ sinh này đang được chăm sóc đặc biệt tại bệnh viện phụ sản Al-Khansa ở Mosul, Iraq. Ảnh: Reuters.

Mam song moi o Mosul sau khi quet sach IS-Hinh-2

Một góc của bệnh viện phụ sản Al-Khansa bị hư hỏng trong cuộc chiến đánh đuổi tổ chức nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) ở phía đông Mosul, Iraq. Khi IS chiếm đóng Mosul vào năm 2014, bệnh viện này vẫn mở cửa nhưng người dân chỉ được phép sử dụng 1/4 cơ sở vật chất ở đây. Ảnh: Reuters.