Tập đoàn T&T Group ký hợp đồng lớn nhất trong lịch sử ngành điều thế giới

(Kiến Thức) - Ngày 30/07/2019 tại Tanzania, dưới sự chứng kiến của nhiều quan chức cấp cao trong Chính phủ Tanzania, đại diện Tập đoàn T&T Group đã chính thức ký hợp đồng mua 176.000 tấn điều thô Tanzania vụ mùa 2018 với đại diện của Chính phủ Tanzania. 

Đây là hợp đồng thu mua điều thô lớn nhất trong lịch sử ngành điều thế giới từ trước đến nay, mang lại sản lượng điều dồi dào cho ngành điều trong nước, và tạo tiếng vang trên thị trường điều thế giới.
Hợp đồng thu mua hạt điều này được ký giữa Tập đoàn T&T Group và Hiệp hội Ngũ cốc và Các sản phẩm khác của Tanzania (The Cereals and Other Produce Board of Tanzania - CPB). Theo đó, Tập đoàn T&T Group đã đồng ý mua 176.000 tấn điều thô mùa vụ 2018 trong tổng số 210.000 tấn điều thô mà Chính phủ Tanzania đã mua dự trữ từ nông dân.
Tap doan T&T Group ky hop dong lon nhat trong lich su nganh dieu the gioi
Đại diện lãnh đạo Chính phủ Tanzania và đại diện Tập đoàn T&T Group chia sẻ niềm vui sau khi hợp đồng được ký kết.
Đánh giá mức độ quan trọng của hợp đồng thu mua điều thô này, Tổng thống Tanzania đã trực tiếp chỉ đạo, yêu cầu Bộ Tư pháp Tanzania kiểm duyệt chặt chẽ và thông qua, bởi đây là hợp đồng tác có động lớn tới ngành nông nghiệp của Tanzania. Hợp đồng bán điều thô cho Tập đoàn T&T Group của Tanzania không những ảnh hưởng đến nguồn thu xuất khẩu của Tanzania mà còn tác động đến hầu hết các đơn vị nhập khẩu hạt điều trên toàn cầu. Trước đó, Chính phủ Tanzania đã rất nỗ lực để tìm các đối tác mua lô hạt điều thô kể trên từ các quốc gia Ấn Độ, Singapore, Trung Quốc, Kenya… nhưng không thành công do không thỏa thuận được giá bán. Việc tìm được đối tác mua có uy tín và năng lực như Tập đoàn T&T Group sau hơn 6 tháng nỗ lực tìm kiếm là thành công ngoài mong đợi của Chính phủ Tanzania.
Tap doan T&T Group ky hop dong lon nhat trong lich su nganh dieu the gioi-Hinh-2
Đại diện lãnh đạo Tập đoàn T&T Group và đại diện lãnh đạo Chính phủ Tanzania.
Để đi đến thỏa thuận mua hạt điều thô mang tính lịch sử này, Tập đoàn T&T Group đã cử các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực điều, trực tiếp sang lấy mẫu và kiểm tra toàn bộ 11 cụm kho điều của Chính phủ Tanzania. Kết quả kiểm nghiệm cho thấy, tất cả số lượng hạt điều được bảo quản rất tốt, đảm bảo cả chất lượng và số lượng. Dự kiến, những lô hàng điều thô đầu tiên nhập từ Tanzania sẽ về đến Việt Nam vào tháng 9 năm nay.
Với vai trò là quốc gia nhập khẩu điều thô cũng như xuất khẩu nhân điều lớn nhất thế giới, Việt Nam gần như đóng vai trò điều phối, làm cầu nối xây dựng chuỗi giá trị toàn cầu cho ngành điều thế giới vốn còn rời rạc giữa những nước cung cấp điều thô (Bờ Biển Ngà, Nigeria, Mozambique, Benin…), nước chế biến (Việt Nam, Ấn Độ) và các thị trường tiêu thụ. Số liệu điều tra khảo sát thị trường ngành điều mới đây cho thấy, Việt Nam mỗi năm sản xuất, nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn điều thô, trong đó nguồn cung trong nước chưa đáp ứng được 25% công suất thực tế, thiếu hụt nguyên liệu trầm trọng cho các doanh nghiệp kinh doanh điều Việt Nam. Nguồn nguyên liệu phần lớn vẫn phải phụ thuộc vào khẩu từ các nước châu Phi. Hợp đồng ký thua mua điều thô lần này của Tập đoàn T&T Group không chỉ đem đến nguồn nguyên liệu dồi dào cho ngành điều trong nước mà còn tiếp tục củng cố vị thế Việt Nam là nước nhập khẩu điều thô và xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới, chiếm 60% sản lượng toàn cầu (theo công bố của Hiệp hội Điều Việt Nam - Vinacas).
Tap doan T&T Group ky hop dong lon nhat trong lich su nganh dieu the gioi-Hinh-3
Các chuyên gia của T&T Group kiểm tra chất lượng điều thô tại kho ở Tanzania. 
Tanzania là một nước Đông Phi, nằm phía Nam bán cầu, cung cấp 75% sản lượng điều thô tại Đông Phi, ước tính khoảng 250.000 tấn điều thô hàng năm. Hợp đồng ký kết thu mua điều thô tại Tanzania lần này nằm trong khuôn khổ dự án sản xuất kinh doanh hạt điều dài hạn của Tập đoàn T&T Group, sau hai thị trường truyền thống tại Tây Phi là Bờ Biển Ngà và Guinea Bissau.
Trước đó, ngày 20/3/2019, tại Abidjan, Tập đoàn T&T Group đã chính thức ký kết bản hợp đồng đầu tiên về việc thu mua 50.000 tấn hạt điều với nhóm các nhà xuất khẩu hạt điều tại Bờ Biển Ngà và Hội đồng Bông và Điều Bờ Biển Ngà (CCA). Theo đó, trong năm 2019, Tập đoàn T&T Group sẽ thu mua ít nhất 200.000 tấn hạt điều thô từ Bờ Biển Ngà. Sản lượng sẽ tăng dần qua các năm, đạt mức 300.000 tấn vào năm 2020 và sau năm 2020 con số này ước tính tăng lên 400.000 tấn. Tập đoàn T&T Group cam kết sẽ đầu tư nhà máy chế biến điều ở Bờ Biển Ngà với công suất giai đoạn 1 là 15.000 tấn và giai đoạn 2 lên tới 50.000 tấn.
Tap doan T&T Group ky hop dong lon nhat trong lich su nganh dieu the gioi-Hinh-4
 Kho điều được Chính phủ Tanzania quản lý sắp xuất khẩu cho Tập đoàn T&T Group.
Ngày 6/8/2018, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn T&T Group Đỗ Quang Hiển cũng đã ký biên bản ghi nhớ hợp tác giữa Tập đoàn T&T Group với đại diện Chính phủ Guinea Bissau là Bộ trưởng Bộ Thương mại, Du lịch và Thủ công nghiệp trong lĩnh vực nông sản. Theo đó, Tập đoàn T&T Group cam kết sẽ nhập khẩu hạt điều thô từ Guinea Bissau với khối lượng khoảng 150.000 - 200.000 tấn/năm.
Tính đến tháng 8/2019, Tập đoàn T&T Group đã cung ứng cho thị trường Việt Nam 20.000 tấn hàng điều thô từ Bờ Biển Ngà và 24.000 tấn hàng điều thô từ Guinea Bissau. Tính chung 176.000 tấn điều thô từ Tanzania sẽ nâng tổng số nguồn cung ứng lên 220.000 tấn, ước tính chiếm 15% nguồn điều thô nhập khẩu từ nước ngoài của Việt Nam, trong đó chủ yếu là nhập khẩu từ Châu Phi.
 

Ngân hàng Việt đang làm ăn ra sao tại nước ngoài?

Cùng đầu tư hàng nghìn tỷ ra thị trường nước ngoài nhưng kết quả kinh doanh các ngân hàng Việt nhận về lại trái ngược nhau. Có ngân hàng lỗ cả trăm tỷ mỗi năm tại nước ngoài.
 

Theo báo cáo kết quả kinh doanh năm gần nhất (2018), Vietinbank, BIDV và Vietcombank đang là những ngân hàng Việt có hoạt động tại nước ngoài lớn nhất.

SHB xác định chiến lược phát triển ngân hàng số, tăng vốn điều lệ

(Kiến Thức) - Chiều 23/4, Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông lần thứ 27 với các cổ đông đại diện cho 676.377.385 cổ phần, chiếm 56,22% tổng số vốn cổ phần có quyền tham dự Đại hội. 

Đại hội đã thống nhất thông qua tất cả các nội dung quan trọng trong năm 2019 trong đó xác định mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ đa năng hàng đầu Việt Nam, SHB đã xây dựng lộ trình chuyển đổi ngân hàng số toàn diện, hiệu quả, phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại trên nền tảng công nghệ cao, phù hợp với xu hướng Cách mạng công nghiệp 4.0; tăng vốn điều lệ lên 17.570 tỷ đồng; mở rộng sự hiện diện tại Bờ Biển Ngà… Ông Lê Quang Huy - Phó Cục trưởng Cục I, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng TP. Hà Nội, đã tham dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
SHB xac dinh chien luoc phat trien ngan hang so, tang von dieu le
 
Tại Đại hội, các cổ đông đã biểu quyết thông qua phương án và kế hoạch của HĐQT SHB về việc tăng vốn điều lệ lên 17.570 tỷ đồng, tương đương tăng thêm 5.534 tỷ đồng từ việc phân phối cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành cổ phiếu ra công chúng. Trong đó, chi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 21% với tỷ lệ chia cổ tức 10% cho năm 2017 và 11% cho năm 2018. Việc tăng vốn điều lệ nhằm mục tiêu chậm nhất đến 2020 SHB đạt chuẩn Basel II, nâng cao tiềm lực tài chính mở rộng quy mô cho vay, đầu tư vào công nghệ thông tin, thuê các Tập đoàn công nghệ hàng đầu thế giới tư vấn và phản biện, sẵn sàng cho hành trình chuyển đổi số và trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại, đa năng với các sản phẩm, dịch vụ tài chính hiện đại trên nền tảng công nghệ cao.