Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mất hơn nửa tỷ “đô”, nợ chồng chất

(Kiến Thức) - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) khiến nhiều người bất ngờ khi lợi nhuận sau thuế giảm sâu hơn nửa tỷ "đô" và còn nợ chồng chất.

Sau khi bị Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố danh sách các doanh nghiệp nhà nước vi phạm quy định về công bố thông tin theo Nghị định 81/2015/NĐ-CP, mới đây, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đã công bố báo cáo tài chính hợp nhất năm 2015.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán này, lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2015 của Tập đoàn Dầu khí chỉ đạt 30.695 tỷ đồng, giảm 12.216 tỷ đồng (hơn nửa tỷ đô), tương ứng 28,5% so với năm 2014.
Đây là mức lợi nhuận thấp nhất của PVN trong nhiều năm trở lại đây khi mà năm 2014 “ông lớn” PVN của ngành dầu khí đạt gần 43.000 tỷ đồng, năm 2013 là 42.500 tỷ đồng, năm 2012 là 42.000 tỷ đồng và năm 2011 là 34.000 tỷ đồng. Với kết quả kinh doanh này, năm 2015 PVN nộp ngân sách 87.000 tỷ đồng, giảm mạnh từ 37.000 đến 40.000 tỷ đồng so với hai năm trước đó.
Theo PVN, nguyên nhân khiến doanh thu đi lùi này chính là giá dầu sụt giảm mạnh, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận.
 
Bên cạnh đó, báo cáo tài chính cho biết, trong khoảng thời gian khó khăn như năm 2015, tổng tài sản của PVN giảm nhẹ, vì vậy, dù sở hữu khối tài sản khổng lồ nhưng PVN vẫn phải tăng cường đi vay.
Tại thời điểm cuối năm 2015, tổng vay, nợ thuê tài chính ngắn hạn và vay, nợ thuê tài chính dài hạn đạt tới 183.842 tỷ đồng, chiếm 65,4% vốn góp chủ sở hữu. Nợ quá nhiều khiến PVN phải gánh khoản chi phí lãi vay hàng năm rất lớn.
Nếu năm 2014, chi phí tài chính tại PVN “chỉ” là 8.316 tỷ đồng thì sang năm 2015, con số này tăng gấp đôi, vọt lên 16.891 tỷ đồng. Chi phí tài chính tại PVN nhiều hơn 50% lợi nhuận sau thuế.
Như vậy, bình quân mỗi ngày, ông lớn ngành dầu khí phải trả gần 23 tỷ đồng tiền lãi.
Ngoài ra, báo cáo tài chính cũng cho hay, PVN hiện có hàng nghìn tỷ đồng nợ xấu là các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày và cho vay quá hạn. Đó là gần 900 tỷ đồng các khoản phải thu tồn đọng lâu ngày tại Công ty TNHH MTV Công nghiệp Tàu thủy Dung quất, 720 tỷ đồng khoản phải thu và cho vay quá hạn tại CTCP PVI, 922 tỷ đồng phải thu tại Tổng công ty Dầu.
Hai khoản phải thu lớn nhất là gần 2.100 tỷ đồng tại Tổng công ty Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và 2.150 tỷ đồng phải thu ủy thác đầu tư tại Công ty mẹ - Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Gợi ý cách trình bày salad siêu đẹp cho cỗ Tết

(Kiến Thức) - Với một chút khéo léo, bạn có thể trình bày salad rực rỡ và đẹp mắt chống ngán ngày Tết.

Goi y cach trinh bay salad sieu dep cho co Tet
 Chỉ cần trình bày salad với lần lượt các nguyên liệu với màu sắc khác nhau như trứng luộc, cà rốt, quả bơ, cà chua... rồi đổ dầu giấm lên trên là bạn đã có món salad rực rỡ đón Xuân.

6 món ngon không thể không ăn trong Tết Đoan Ngọ

(Kiến Thức) - Rượu nếp, thịt vịt, bánh tro, chè kê... là những món ăn ngày Tết Đoan Ngọ ở hầu khắp các vùng quê Việt Nam.

Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo
Rượu nếp. Theo quan niệm dân gian, ngày 5/5 âm lịch là ngày giết sâu bọ. Chính vì vậy rượu nếp đã trở thành một trong những món ngon ngày Tết Đoan Ngọ. Vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài ký sinh có hại trong cơ thể. Gạo được chọn để nấu cơm rượu nếp là loại nếp cẩm, hoặc nếp cái hoa vàng. Ảnh: photobucket 
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-2
 Mỗi miền lại có những đặc trưng riêng về thời gian và cách ủ rượu nếp. Trong khi cơm rượu nếp miền Bắc để rời từng hạt thì cơm rượu của người miền Trung được ép thành từng khối, và cơm rượu miền Nam được viên tròn. Ảnh: zing
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-3
 Bánh tro. Bánh tro còn được gọi là bánh ú tro, bánh gio, bánh âm, bánh nẳng... Bánh có màu vàng đậm do gạo nếp được ngâm từ nước tro đốt bằng củi các loại cây khô, sau đó gói trong lá chuối rồi đem luộc. Nhân bánh có thể mặn hoặc ngọt, đôi khi không nhân. Ảnh: mytour.
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-4
 Bánh tro thường ăn với đường hoặc mật. Mỗi vùng có một kiểu gói bánh khác nhau. Có nơi gói hình thuôn dài, có nơi gói hình chóp tam giác… Bánh mềm mại vị nhạt tính mát, có màu từ nhạt đến nâu sẫm phụ thuộc loại nước tro sử dụng. Bánh là món ăn mát lành, chống ngấy rất tốt. Ảnh: mav.
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-5
 Thịt vịt. Không phổ biến như rượu nếp nhưng thịt vịt là một món ăn không thể thiếu trong ngày Tết "giết sâu bọ" của người dân một số vùng trên đất nước ta. Theo quan niệm, vịt có tính hàn, giải nóng, làm mát cơ thể trong những ngày oi bức. Ảnh: danviet
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-6
Vịt được chế biến thành nhiều món như vịt luộc chấm mắm gừng, vịt kho, bún măng vịt, vịt om sấu. Trong đó tiết canh vịt phổ biến hơn cả. Ảnh: 2nau 
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-7
 Chè trôi nước là món ăn không thể thiếu trong ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Nam. Từng viên chè tròn làm bằng bột nếp trắng, bên trong có nhân đậu xanh, ăn cùng với nước cốt dừa rất hấp dẫn. Chè có vị béo của đậu xanh, vị ngọt của đường, nước cốt dừa, vị man mát của bột ở ngay đầu lưỡi và mùi thơm hấp dẫn của gừng, nước cốt dừa. Ảnh: kenhsuckhoe
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-8
 Chè kê là món ăn đặc trưng ngày Tết Đoan Ngọ ở Huế. Hạt kê sau khi xay cho tróc vỏ đem vào ngâm và đun sôi đến khi nở mềm, sền sệt. Thêm đường và nước gừng sẽ cho ra nồi chè thơm phức với màu vàng kê quyến rũ. Ảnh: ivivu
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-9
Chè kê ở Huế thường ăn kèm với bánh tráng mè. Lúc ăn không cần muỗng mà dùng bánh tráng để xúc. Vị giòn của bánh tráng hòa lẫn với vị ngọt của đường, vị dẻo thơm của kê và thơm cay thoang thoảng của gừng tươi. Ảnh: giacngo 
Nhung mon ngon ngay Tet Doan Ngo-Hinh-10
Hoa quả. Trong dịp Tết Đoan Ngọ, thì các loại hoa quả mùa hè được đặc biệt chú trọng. Các loại hoa quả như vải, mận, đào, chôm chôm, xoài, dưa hấu... không thể thiếu trong mỗi dịp tết "giết sâu bọ". Nếu thiếu mận, vải, đào thì ngày Tết Đoan Ngọ sẽ mất đi nhiều ý nghĩa của nó. Ảnh: trithuctre 

Cách ủ rượu nếp ngon nhất cho ngày Tết Đoan Ngọ

(Kiến Thức) - Áp dụng cách ủ rượu nếp ngọt mềm cho ngày Tết Đoan Ngọ dưới đây bạn có thể tự làm món rượu nếp an toàn, đảm bảo.

Cach u ruou nep ngon nhat cho ngay Tet Doan Ngo
 Quan niệm xưa cho rằng, đúng ngày Tết Đoan Ngọ (5/5 âm lịch hàng năm) là ký sinh trùng gây hại trong bụng ngoi lên. Đây là dịp để con người có thể ăn thức ăn, hoa quả có vị chua, chát để loại bỏ chúng. Và rượu nếp là món ăn cổ truyền không thể thiếu trong ngày này của người dân Việt Nam. Ảnh: 2monngonmoingay
Cach u ruou nep ngon nhat cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-2
 Để làm rượu nếp, bạn cần chuẩn bị 1kg gạo nếp cẩm (hoặc nếp cái hoa vàng), 20g men rượu, lá chuối hoặc lá sen, rổ thưa, chăn mỏng. Ảnh: phunutoday
Cach u ruou nep ngon nhat cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-3
 Gạo nếp xay nhặt kỹ bỏ hết hạt thóc và vỏ trấu, cho vào vo thật kỹ cho sạch rồi ngâm nước trong vòng 30 phút. Vớt gạo lên cho róc nước rồi trộn vào gạo nếp ít muối tinh, xóc đều. Sau đó đồ lên như nấu xôi. Ảnh: media
Cach u ruou nep ngon nhat cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-4
 Có thể cho vào nồi cơm điện, đổ nước ngập mặt gạo khoảng 1,5cm và bật nút nấu chín như bình thường, khi cơm sôi thì đảo lên để xôi chín đều và không bị bén nồi. Sau đó đổ xôi ra mâm, tãi đều và mỏng cho nhanh nguội. Ảnh: emdep
Cach u ruou nep ngon nhat cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-5
 Men rượu nhặt sạch vỏ trấu ủ bên ngoài, cho vào cối giã nhuyễn, dây qua lưới lọc để tránh bị lẫn vỏ trấu khi ăn. Lá chuối (hoặc lá sen) rửa sạch, lau khô rồi lót vào rổ sạch để sau này khi ủ rượu nước không bị ứ, nước ủ rượu dễ chảy xuống. Bớt lại ít lá để phủ lên bề mặt khi ủ.Ảnh: megafun
Cach u ruou nep ngon nhat cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-6
 Khi xôi còn âm ấm, trộn đều từng chút men rượu vào với xôi và cho vào rổ đã lót lá chuối. Cứ một lớp xôi dày chừng 5cm thì lại rắc đều 1 lớp bột men rượu lên trên. Xôi phía đưới đáy rổ thì nên cho ít men hơn phía trên vì khi khi ủ rượu nếp, men sẽ ngấm tan dần và chảy xuống phía dưới đáy của rổ. Phía trên cùng rải đều 1 lớp men mỏng và đậy lá chuối lên cho kín hết mặt xôi. Ảnh: trithucsong
Cach u ruou nep ngon nhat cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-7
 Đặt rổ rượu nếp lên trên chăn, đóng kín chăn bao quanh rổ rượu nếp. Nếu thời tiết nắng nóng chỉ ủ khoảng 1 ngày là rượu nếp đã bắt đầu bốc mùi thơm ngào ngạt. Ảnh: emdep
Cach u ruou nep ngon nhat cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-8
 Trong quá trình ủ rượu, nên kiểm tra thường xuyên. Khi có mùi thơm là phải dỡ chăn ủ ra ngay để các hạt rượu nếp căng mọng và ngọt đậm. Nếu dỡ ra quá sớm thì men chưa biến đổi thành đường trong món rượu nếp sẽ làm món rượu nếp ăn sẽ có vị đắng. Ảnh: zing
Cach u ruou nep ngon nhat cho ngay Tet Doan Ngo-Hinh-9
Nếu để ủ quá lâu, men rượu sẽ làm cho tinh bột trong hạt nếp xay tan hết thành nước, khi ăn chỉ còn lớp vỏ bên ngoài nên ăn bị bã và rất cay mùi rượu. Rượu nếp chín, đảo đều cả rổ rồi cho ra bát dùng. Khi ăn rượu nếp có vị dẻo, ngọt thanh của gạo nếp xay rất hấp dẫn. Ảnh: khampha