Tăng ngân sách quốc phòng Nhật dốc toàn lực đối phó Triều Tiên

Hôm 22/12, nội các Nhật Bản chính thức phê duyệt mức ngân sách quốc phòng kỷ lục 46 tỷ USD cho năm 2018, hiện thực hóa quyết tâm của Thủ tướng Shinzo Abe.

Quay trở lại thời điểm 1-11, khi ông Shinzo Abe chính thức tái đắc cử vị trí Thủ tướng Nhật Bản sau chiến thắng áp đảo trong cuộc bầu cử Hạ viện, Thủ tướng Abe khi đó cam kết sẽ giải quyết hai vấn đề mà ông gọi là hai cuộc khủng hoảng quốc gia, đó là: mối đe dọa quân sự từ Triều Tiên và tình trạng dân số lão hóa.
Mặt khác, chỉ trong vòng chưa đầy một tháng (tính từ 29-8 đến 15-9) Bình Nhưỡng đã phóng hai quả tên lửa đạn đạo bay xuống vùng lãnh hải và bay qua các đảo của Nhật Bản, gây đe dọa cho an ninh nước này.
Xe tăng và xe bọc thép của Nhật Bản tham gia một buổi tập trận hàng năm gần Núi Phú Sĩ tại trường đào tạo Higashifuji ở Gotemba, phía tây Tokyo, Nhật Bản ngày 24-8. Ảnh: REUTERS / Issei Kato / File Photo
 Xe tăng và xe bọc thép của Nhật Bản tham gia một buổi tập trận hàng năm gần Núi Phú Sĩ tại trường đào tạo Higashifuji ở Gotemba, phía tây Tokyo, Nhật Bản ngày 24-8. Ảnh: REUTERS / Issei Kato / File Photo
Do đó, không chỉ nằm ở một lời cam kết, Thủ tướng Shinzo Abe đã hiện thực hóa điều này bằng thông báo: Ngân sách quốc phòng Nhật Bản cho năm tài khóa 2018, bắt đầu từ ngày 1-4 năm sau, là 5,19 nghìn tỷ yên (45,76 tỷ USD), tăng 1,3% so với năm ngoái. Đây là lần thứ 6 ngân sách quốc phòng Nhật Bản tăng liên tục trong những năm qua.
Đáng chú ý nhất là khoản chi lên tới 137 tỷ yên để tăng cường phòng thủ chống lại nguy cơ tấn công từ tên lửa đạn đạo của Bình Nhưỡng, trong đó bao gồm việc mua hệ thống đánh chặn tầm xa SM-3 Block IIA, có thể đánh chặn tên lửa đạn đạo ngoài không gian, nâng cấp tên lửa Patriot và triển khai xây dựng 2 trạm radar Aegis Ashore trên mặt đất.
“Chúng tôi cần phải có những thiết bị đời mới nhất và đủ khả năng nhất để tăng cường khả năng phòng thủ”, Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Intsunori Onodera khẳng định.
Những người lính đi bộ dọc theo các bệ phóng tên lửa tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở Tokyo năm 2016. Ảnh: Toshifumi Kitamura
 Những người lính đi bộ dọc theo các bệ phóng tên lửa tại Bộ Quốc phòng Nhật Bản ở Tokyo năm 2016. Ảnh: Toshifumi Kitamura
 Nhật Bản cũng sẽ chi 2,2 tỷ yen để bắt đầu mua các tên lửa hành trình tầm trung không đối đất có khả năng tấn công các mục tiêu ở Triều Tiên, nhằm ngăn chặn bất cứ âm mưu tấn công tiềm tàng nào từ nước này.
Nhật Bản cũng có kế hoạch phân bổ 279 tỷ yen để mua thiết bị quốc phòng thông qua hệ thống bán hàng quân sự nước ngoài của Mỹ, tăng 15% so với ngân sách hiện tại và gấp hơn hai lần so với năm tài khóa 2014.
Việc Nhật Bản mạnh tay chi cho ngân sách quốc phòng năm tài khóa 2018 cũng được giới quan sát nhật định một phần do tuyên bố của Tổng thống Mỹ Donald Trump trong chuyến thăm đến Nhật Bản hồi tháng 11 vừa qua, theo đó ông chủ Nhà Trắng đã kêu gọi Thủ tướng Shinzo Abe mua thêm vũ khí của Mỹ nhằm đóng góp nhiều hơn vào hoạt động phòng vệ chung trước các mối đe dọa trong khu vực, và chủ động hơn trong việc bảo vệ đất nước mình.
Ngoài ra, không thể tránh khỏi yếu tố tiềm tàng “chạy đua vũ trang” tại châu Á vì mối lo tên lửa Triều Tiên. Trong bối cảnh Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in hồi cuối tháng 7 am kết tăng ngân sách quốc phòng của nước này từ mức 2,4% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hiện nay lên 2,9% trong vòng 5 năm tới (tăng từ mức khoảng 40.300 tỷ won (35,9 tỷ USD) hiện nay lên tới 50.000 tỷ won vào năm 2022), Nhật Bản càng tăng thêm áp lực phải tăng cường năng quân sự để đảm bảo an ninh quốc gia và khu vực cũng như vị thế quốc phòng mình.
Song một thực tế là việc chi tiêu để mua các thiết bị từ Mỹ đồng nghĩa với việc các nhà hoạch định quốc phòng Nhật Bản buộc phải cắt giảm các chương trình quốc phòng trong nước, bao gồm việc chế tạo máy bay tiêm kích tàng hình tiên tiến F-3.

Giáng sinh lạnh lẽo của người vô gia cư giữa lòng London

(Kiến Thức) - Giữa lòng thủ đô London hiện đại của nước Anh vẫn có cả nghìn người vô gia cư ngủ ngoài đường phố vào dịp lễ Giáng sinh trong mùa đông lạnh giá.

Theo Reuters, gần 1.000 người vô gia cư đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất không có nhà ở thủ đô London. Họ nằm ngủ ngay ngoài đường phố trong tiết trời giá lạnh của mùa đông khi ngày lễ Giáng sinh đang đến rất gần. Ảnh: Reuters.
 Theo Reuters, gần 1.000 người vô gia cư đang sống trong cảnh màn trời chiếu đất không có nhà ở thủ đô London. Họ nằm ngủ ngay ngoài đường phố trong tiết trời giá lạnh của mùa đông khi ngày lễ Giáng sinh đang đến rất gần. Ảnh: Reuters.

Tổ chức từ thiện Shelter ước tính, nước Anh hiện có hơn 300 nghìn người vô gia cư, tăng thêm 13 nghìn người so với năm ngoái. Khoảng gần 130 trẻ em không có nhà trong dịp Giáng sinh năm 2017. Ảnh: Reuters.
 Tổ chức từ thiện Shelter ước tính, nước Anh hiện có hơn 300 nghìn người vô gia cư, tăng thêm 13 nghìn người so với năm ngoái. Khoảng gần 130 trẻ em không có nhà trong dịp Giáng sinh năm 2017. Ảnh: Reuters.

Và theo số liệu chính thức, hơn 4.000 người phải ngủ ngoài đường phố trên khắp nước Anh vào mỗi buổi tối. Ảnh: Reuters.
 Và theo số liệu chính thức, hơn 4.000 người phải ngủ ngoài đường phố trên khắp nước Anh vào mỗi buổi tối. Ảnh: Reuters.

“Tất cả những gì chúng tôi thực sự muốn chính là có một chỗ ở của riêng mình”, Jimmy, một người vô gia cư nằm ngay tại ga tàu điện ngầm gần Trạm Waterloo, chia sẻ. Ảnh: Reuters.
“Tất cả những gì chúng tôi thực sự muốn chính là có một chỗ ở của riêng mình”, Jimmy, một người vô gia cư nằm ngay tại ga tàu điện ngầm gần Trạm Waterloo, chia sẻ. Ảnh: Reuters.

Bryan, 51 tuổi, trở thành người không nhà cửa sau khi ông gặp phải nhiều vấn đề cá nhân rắc rối khiến ông chìm trong rượu và ma túy. Ảnh: Reuters.
 Bryan, 51 tuổi, trở thành người không nhà cửa sau khi ông gặp phải nhiều vấn đề cá nhân rắc rối khiến ông chìm trong rượu và ma túy. Ảnh: Reuters.

“Tình hình bây giờ ngày càng trở nên tồi tệ hơn”, ông Bryan, từng suýt chết vì bệnh viêm phổi vào năm trước, nói thêm. Ảnh: Reuters.
“Tình hình bây giờ ngày càng trở nên tồi tệ hơn”, ông Bryan, từng suýt chết vì bệnh viêm phổi vào năm trước, nói thêm. Ảnh: Reuters.

Một số người dựng tạm lều ngay bên ngoài nhà hát Piccadilly ở thủ đô London. Ảnh: Reuters.
Một số người dựng tạm lều ngay bên ngoài nhà hát  Piccadilly ở thủ đô London. Ảnh: Reuters.

Chính phủ Anh đã đặt ra mục tiêu giảm một nửa số người phải ngủ vạ vật ngoài đường phố vào năm 2022 và xóa bỏ hoàn toàn thực trạng này vào năm 2027. Ảnh: Reuters.
Chính phủ Anh đã đặt ra mục tiêu giảm một nửa số người phải ngủ vạ vật ngoài đường phố vào năm 2022 và xóa bỏ hoàn toàn thực trạng này vào năm 2027. Ảnh: Reuters.

Tuần trước, Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng chính phủ sẽ chi 500 triệu bảng Anh để giải quyết tình trạng vô gia cư. Ảnh: Reuters.
 Tuần trước, Thủ tướng Anh Theresa May nói rằng chính phủ sẽ chi 500 triệu bảng Anh để giải quyết tình trạng vô gia cư. Ảnh: Reuters.

“Chúng tôi không muốn nhìn thấy bất cứ người vô gia cư nào hay bất cứ người dân nào phải ngủ vạ vật ngoài đường phố”, bà May nói. Ảnh: Reuters.
 “Chúng tôi không muốn nhìn thấy bất cứ người vô gia cư nào hay bất cứ người dân nào phải ngủ vạ vật ngoài đường phố”, bà May nói. Ảnh: Reuters.

Tuy nhiên, những nhà chỉ trích cho rằng, chính phủ đã không đưa ra các biện pháp thực sự để giải quyết thực trạng này và cảnh báo tình trạng có thể sẽ tồi tệ hơn. Ảnh: Reuters.
 Tuy nhiên, những nhà chỉ trích cho rằng, chính phủ đã không đưa ra các biện pháp thực sự để giải quyết thực trạng này và cảnh báo tình trạng có thể sẽ tồi tệ hơn. Ảnh: Reuters.
Mời quý độc giả xem thêm video về nô lệ trẻ em ở Ấn Độ (Nguồn: CNN)

Khó đỡ những khoảnh khắc đáng quên của chính khách thế giới 2017

(Kiến Thức) - Dù luôn là tâm điểm của giới truyền thông nhưng giới chính khách thế giới đôi lúc cũng có những biểu cảm và hành động khiến chúng ta phải kinh ngạc.

Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong những chính khách thế giới có nhiều biểu cảm "độc" nhất được giới truyền thông ghi lại được trong suốt năm 2017. Ảnh: Bà Merkel đứng giữa Chủ tịch EU Donald Tusk, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Donald Trump khi chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Italy hồi tháng 5/2017. Ảnh: PA.
 Thủ tướng Đức Angela Merkel là một trong những chính khách thế giới có nhiều biểu cảm "độc" nhất được giới truyền thông ghi lại được trong suốt năm 2017. Ảnh: Bà Merkel đứng giữa Chủ tịch EU Donald Tusk, Thủ tướng Canada Justin Trudeau và Tổng thống Donald Trump khi chụp ảnh lưu niệm tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 ở Italy hồi tháng 5/2017. Ảnh: PA.

Gương mặt biểu cảm “lạ” của bà Merkel khi đứng cạnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 tháng 5/2017. Ảnh: AP.
Gương mặt biểu cảm “lạ” của bà Merkel khi đứng cạnh Tổng thống Mỹ Donald Trump tại Hội nghị Thượng đỉnh G7 tháng 5/2017. Ảnh: AP.

Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Đức bắt tay nhau tại Hội nghị G20 ở Đức hồi tháng 7/2017, một cái bắt tay với vẻ biểu cảm đầy bất ngờ của hai nguyên thủ. Ảnh: Getty Images.
Hai nhà lãnh đạo Mỹ-Đức bắt tay nhau tại Hội nghị G20 ở Đức hồi tháng 7/2017, một cái bắt tay với vẻ biểu cảm đầy bất ngờ của hai nguyên thủ. Ảnh: Getty Images. 

Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi với Thủ tướng Đức Merkel về một vấn đề có vẻ rất "nghiêm trọng" tại Hội nghị G20 tháng 7/2017. Ảnh: Twitter.
 Tổng thống Nga Vladimir Putin trao đổi với Thủ tướng Đức Merkel về một vấn đề có vẻ rất "nghiêm trọng" tại Hội nghị G20 tháng 7/2017. Ảnh: Twitter.

Tổng thống Trump thử gậy bóng chày tại sự kiện quảng bá sản phẩm "made in usa" người Mỹ dùng hàng Mỹ tại Nhà Trắng hồi tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.
 Tổng thống Trump thử gậy bóng chày tại sự kiện quảng bá sản phẩm "made in usa" người Mỹ dùng hàng Mỹ tại Nhà Trắng hồi tháng 7/2017. Ảnh: Reuters.

Khoảnh khắc "không ai biết ai" của nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Getty Images.
  Khoảnh khắc "không ai biết ai" của nhà lãnh đạo Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: Getty Images.

Tổng thống Trump “bối rối” khi lần đầu tiên thực hiện nghi thức bắt tay theo kiểu truyền thống của ASEAN tại Philippines hồi tháng 11/2017. Ông Trump đứng giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: CNN.
Tổng thống Trump “bối rối” khi lần đầu tiên thực hiện nghi thức bắt tay theo kiểu truyền thống của ASEAN tại Philippines hồi tháng 11/2017. Ông Trump đứng giữa Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc (trái) và Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte. Ảnh: CNN.

Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và chồng là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến dự lễ nhậm chức tổng thống của ông Donald Trump vào ngày 20/1. Ảnh: Bloomberg.
 Cựu Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và chồng là cựu Tổng thống Mỹ Bill Clinton đến dự lễ nhậm chức tổng thống của ông Donald Trump vào ngày 20/1. Ảnh: Bloomberg. 

Cú ngã hiếm hoi của Tổng thống Nga Putin khi tham gia một trận đấu hockey trên băng tại nhà thi đấu Olympic Shayba ở Sochi ngày 10/5. Được biết năm nay Tổng thống Putin đã 65 tuổi nhưng ông vẫn rất chăm chơi các môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh. Ảnh: EPA.
 Cú ngã hiếm hoi của Tổng thống Nga Putin khi tham gia một trận đấu hockey trên băng tại nhà thi đấu Olympic Shayba ở Sochi ngày 10/5. Được biết năm nay Tổng thống Putin đã 65 tuổi nhưng ông vẫn rất chăm chơi các môn thể thao đòi hỏi vận động mạnh. Ảnh: EPA.

Thủ tướng Anh Theresa May vừa đi vừa thức ăn nhanh trong cuộc vận động tranh cử cách đây vài tháng. Ảnh: Internet.
 Thủ tướng Anh Theresa May vừa đi vừa thức ăn nhanh trong cuộc vận động tranh cử cách đây vài tháng. Ảnh: Internet.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau lấy tay “xé áo” sơ mi, để lộ một áo khác màu xanh nước biển có in chữ S trước ngực - trang phục biểu tượng của "Superman" một nhân vật siêu nhân anh hùng trong dịp lễ Halloween vừa qua. Ảnh: Internet.
 Thủ tướng Canada Justin Trudeau lấy tay “xé áo” sơ mi, để lộ một áo khác màu xanh nước biển có in chữ S trước ngực - trang phục biểu tượng của "Superman" một nhân vật siêu nhân anh hùng trong dịp lễ Halloween vừa qua. Ảnh: Internet.

Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng một nhân viên người Việt Nam làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Canada tản bộ và thưởng thức cà phê tại một quán nhỏ ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), hồi tháng 11/2017. Ảnh: Vietnamnet.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng một nhân viên người Việt Nam làm việc tại Tổng Lãnh sự quán Canada tản bộ và thưởng thức cà phê tại một quán nhỏ ở quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh (Việt Nam), hồi tháng 11/2017. Ảnh: Vietnamnet. 

HĐBA thông qua nghị quyết trừng phạt mới đối với Triều Tiên

Ngày 22/12, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc đã nhất trí thông qua nghị quyết trừng phạt mới nhằm vào Triều Tiên.

Cụ thể, nghị quyết cấm gần 90% các sản phẩm dầu mỏ tinh chế xuất khẩu sang Triều Tiên bằng việc đặt ra một mức trần 500.000 thùng mỗi năm, đồng thời yêu cầu cho hồi hương các lao động Triều Tiên ở nước ngoài trong vòng 12 tháng.