Tang gia trên phố cổ: Đục tường đưa quan tài xuống, người già sợ không dám mất ở nhà

Không chỉ những người sống trong những ngõ nhỏ khó khăn, mà cả những người khi khuất núi cũng gặp nhiều phiền toái.

Bên trong những con ngõ nhỏ chưa đầy nửa mét trên phố cổ là những ngôi nhà chật hẹp, nơi có những gia đình 3 đến 4 thế hệ đang cùng nhau sinh sống. Ngoài bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày, phía sau đó còn nhiều câu chuyện buồn không chỉ đối với những người đang sống, mà cả với những người đã nhắm mắt xuôi tay.
75 năm sống ở con ngõ nhỏ trên phố hàng Điếu, bà Nguyễn Thị Hòe chứng kiến không ít những câu chuyện dở khóc dở cười chỉ vì ngõ nhỏ, nhà hẹp. Theo lời kể của bà, trước đây bà từng tận mắt chứng kiến nhiều người mang bầu đến cơn đau đẻ loay hoay cả tiếng mà không chuyển được ra ngoài đường lớn. Cuối cùng phải dùng cách kích cầu thang, đi qua ngõ phải cõng ngửa bà bầu lên mới đưa được ra đường, vì ngõ quá nhỏ, ngay cả cáng y tế cũng chẳng vào được để khiêng ra.
Tang gia tren pho co: Duc tuong dua quan tai xuong, nguoi gia so khong dam mat o nha
Những ngõ nhỏ ở trên phố cổ luôn là nỗi ám ảnh với các gia đình mỗi khi nhà có việc. 
Không chỉ ốm đau chửa đẻ, bà Hòe cũng kể cho chúng tôi nghe về câu chuyện có người già ở trong ngõ tử vong, do không kịp đi bệnh viện nên buộc phải khâm liệm ở nhà rồi chẳng dám đưa vào áo quan, mà chỉ cuốn vải trắng rồi gọi nhà tang lễ đến đưa ra ngoài. “Khi nhân viên nhà tang lễ đến cũng phải loay hoay mãi, phá cả một đoạn cầu thang mới đưa được ra ngoài”, bà Hòe kể lại.
Câu chuyện trên không phải hiếm ở phố cổ Hà Nội, anh Xuân ở phố hàng Buồm đã gần 60 năm qua cho biết, gia đình anh tan vỡ nguyên nhân chính cũng là do ngõ nhỏ, nhà hẹp. Còn trong cuộc sống anh chứng kiến nhiều câu chuyện dở khóc dở cười ở khu mình đang sinh sống.
Tang gia tren pho co: Duc tuong dua quan tai xuong, nguoi gia so khong dam mat o nha-Hinh-2
Ngõ nhỏ đến mức 1 người đi phải nghiêng người thì bà bầu khi đi đẻ sẽ là ác mộng. 
“Đó là câu chuyện cách đây đã lâu, khi có một gia đình 3 thế hệ sống trong ngôi nhà chưa đến 10 mét vuông. Không cần nói thì ai cũng hình dung ra nó chật hẹp thế nào rồi.
Khi gia đình đó có con nhỏ, bà nội đến trông cháu, nhưng người hơi “quá khổ” (ý chỉ người béo – PV) một chút, khi bế cháu ra ngoài quen tay cắp cháu vào nách. Đến giữa ngõ thì khự lại vì bị mắc kẹt không tiến, không lùi được và phải hô hào mọi người soi đèn pin giải cứu. Kể từ đó, các hộ trong ngõ có con nhỏ muốn bế ra ngoài thì một là cho lên vai, hai là bế trước ngực chứ không ai dám cắp nách nữa”, ông Xuân kể lại và cười.
Ở ngõ 14-16 phố Ngõ Gạch đến bây giờ vẫn còn truyền tai nhau câu chuyện có thể là hy hữu nhất ở thủ đô về một gia đình có tang gia trong ngõ hẹp. Đó là câu chuyện một gia đình phải đục tường để đưa áo quan ra ngoài.
Tang gia tren pho co: Duc tuong dua quan tai xuong, nguoi gia so khong dam mat o nha-Hinh-3
Hình ảnh chiếc tường nhà bị cắt xẻ vì những các gia đình sống ở tầng 2 có việc lớn. 
Theo lời kể của những người dân đang sinh sống tại đây, do căn nhà có cầu thang hẹp, nhà ai có người mất khi đưa xuống thì bị kích một phần ở chỗ gấp khúc của cầu thang. Vì thế muốn đưa được áo quan ra ngoài thì phải đục tường để cho quan tài xuống dưới. Chính vì những bất tiện đó, không ít gia đình ở trong con ngõ nhỏ này đã chuyển đi nơi khác sinh sống, thậm chí là phải thuê nhà.
Dù 75 tuổi, nhưng bà Hòe vẫn còn khỏe mạnh và tự chăm sóc được cho bản thân mình. Tuy nhiên, qua những câu chuyện được nghe kể lại và tận mắt chứng kiến, người phụ nữ này đã có sự chuẩn bị cho riêng mình.
Tang gia tren pho co: Duc tuong dua quan tai xuong, nguoi gia so khong dam mat o nha-Hinh-4
 Bà Hòe đã dự định khi sức khỏe yếu sẽ ra bệnh viện, vì bà sợ nằm nhà nhỡ xảy ra chuyện thì trở tay không kịp.
Bà chia sẻ, sau này khi bà ốm yếu hoặc thêm vài tuổi nữa bà phải dặn con cháu rằng, khi thấy sức khỏe yếu thì đưa ngay ra bệnh viện để nằm, nếu mất thì đưa về nhà tang lễ chứ đừng đưa vào nhà kẻo đến lúc lại không ra được.
“Người đời ai rồi cũng đến lúc phải ra đi. Với nhiều người họ muốn mất ở nhà, nhưng với cánh già sống trong những con ngõ chật hẹp như thế này thì sợ lắm. Tốt nhất là ra bệnh viện, chết thì về nhà tang lễ cho đỡ khổ con cháu”, bà Hòe nói.

Những nghệ nhân giữ nghề trên phố cổ Hà Nội

Phố cổ là nơi tập trung các hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương của người Hà Thành từ xưa đến nay. Trong guồng quay của đô thị hóa, của nền kinh tế thị trường vẫn còn những nghệ nhân giữ được nghề truyền thống.

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi
Khách du lịch chụp ảnh nghệ nhân trên phố Hàng Chĩnh. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-2
Nghề trạm khắc phố Hàng Mắm. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-3
Nghệ nhân Nguyễn Phương Hùng trên phố Lò Rèn. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-4
Nghề phục chế quạt máy cổ trên phố Tạ Hiện. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-5
Nghề đan tre nứa phố Hàng Vải. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-6
Nghề tiện gỗ thủ công phố Tô Tịch. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-7
Công nhân gò thùng nhôm trên phố Hàng Thiếc. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-8
Thợ tiện gỗ cuối cùng tại số 7 phố Tô Tịch. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-9
Ông Hiền - người đánh bóng đồng cuối cùng tại phố Hàng Đồng. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-10
Nghệ nhân - họa sĩ truyền thần Trần Thịnh số 24 Hàng Ngang. 

Nhung nghe nhan giu nghe tren pho co Ha Noi-Hinh-11
Phố cổ Hàng Đào - Cầu Gỗ. 

Nội dung tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV

Quốc hội dành hai ngày rưỡi (từ sáng 30/10 đến hết sáng 1/11) để thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019.

Nội dung quan trọng trong tuần làm việc thứ 2 của Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV (từ ngày 28/10-1/11), Quốc hội dành hai ngày rưỡi (từ sáng 30/10 đến hết sáng 1/11) để thảo luận tại hội trường về kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2019.

Rớt nước mắt bé gái nằm ngủ trên đường trong đêm Việt Nam thắng

Từng gây sốt trên mạng xã hội vì phối đồ chất như dân sành điệu, nhiều người khá bất ngờ khi thấy hình ảnh của em Nguyễn Hoàng Anh nằm trên vỉa hè trong đêm tuyển Việt Nam thắng Malaysia.
 

Rot nuoc mat be gai nam ngu tren duong trong dem Viet Nam thang
Bé Hoàng Anh từng gây sốt mạng xã hội khi phối đồ rất bắt mắt, dù đó chỉ là những bộ đồ cũ.
6 tháng trước, bé Nguyễn Hoàng Anh (6 tuổi) bất ngờ nổi tiếng khi tự mình phối đồ rất sành điệu, dù trước đó bé chưa từng được đào tạo mà chỉ cùng mẹ lang thang bán hàng và ngủ ở vỉa hè. Sau khi nổi tiếng trên mạng xã hội, nhiều người đã liên hệ với mong muốn sẽ đưa Hoàng Anh đi học, đào tạo trở thành mẫu nhí chuyên nghiệp.
Tưởng rằng cuộc sống của cô bé sống ở vỉa hè này sẽ bước sang trang mới. Nhưng theo ghi nhận của chúng tôi, bé Hoàng Anh hiện vẫn cùng mẹ bán hàng ở các vỉa hè trên phố cổ Hà Nội. Điều thay đổi duy nhất với bé Hoàng Anh là cháu đã được đến trường nhưng tương lai phía trước cũng chẳng mấy sáng sủa.
Nơi bé Hoàng Anh ở là một căn phòng trọ ẩm thấp, nằm sâu trong ngõ Tô Hoàng (Bạch Mai, Hai Bà Trưng, Hà Nội). So với cách đây 6 tháng trước, căn phòng vẫn bừa bộn với rất nhiều quần áo cũ chất đầy xung quanh.
Mới đây, trong đêm ĐT Việt Nam giành chiến thắng trước Malaysia, hàng nghìn người xuống đường ăn mừng thì ở góc phố Hai Bà Trưng, Hà Nội có 1 bé gái nằm trên vỉa hè nhìn dòng người đi “bão”.
Hình ảnh em bé xuất hiện trên mạng xã hội đã khiến nhiều người quan tâm chia sẻ, xót xa. Không khó để nhận ra rằng, bé gái trên chính là Nguyễn Hoàng Anh từng gây bão dư luận.
Rot nuoc mat be gai nam ngu tren duong trong dem Viet Nam thang-Hinh-2
Hình ảnh bé Nguyễn Hoàng Anh nằm trên vỉa hè khiến nhiều người rơi nước mắt.
Chia sẻ trên Trí Thức Trẻ, chị Nguyễn Thị Thanh – mẹ bé gái Nguyễn Hoàng Anh cho biết khoảng hơn nửa năm trước, con gái chị sau khi xuất hiện trên mạng xã hội đã có nhiều người đến nhà cho tiền, hỗ trợ quần áo.
"Lúc con gái mới được cho lên mạng xã hội nhiều người đến cho tiền, mong muốn cho cháu đi học thời trang nhưng sau đó không thấy quay lại. Từ đó đến nay cháu vẫn ở đây và đêm nào cũng theo mẹ đi bán hàng đến hơn 2 giờ sáng mới về.
Hiện cháu đã được đi học ở trường Tô Hoàng gần nhà, các cô nói cháu học cũng được, ngoan. Cháu được đi học là nhờ trung tâm xã hội lo tiền học phí, chứ tôi không có tiền. Đến giờ cháu vẫn thích làm mẫu, thích đi học thời trang lắm", chị Thanh nói.