Tân thống đốc NHNN Việt Nam: Ai có khả năng ngồi ghế nóng?

(Kiến Thức) - Một trong 4 Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được dự đoán có khả năng ngồi vị trí Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sau khi Quốc hội miễn nhiệm Thống đốc Lê Minh Hưng. 

Chiều 19/10, thông tin đến báo chí về kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá 14, Phó Chủ nhiệm Văn phòng QH Vũ Minh Tuấn cho biết, trong chương trình kỳ họp này sẽ có nội dung nhân sự.
Theo đó, Quốc hội sẽ phê chuẩn việc miễn nhiệm nhân sự Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Riêng nhân sự mới của Ngân hàng Nhà nước, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, khi miễn nhiệm Thống đốc nhận nhiệm vụ khác, Chính phủ sẽ có văn bản đề nghị phê chuẩn bổ nhiệm nhân sự thay thế. Tuy nhiên, hiện Thủ tướng chưa có văn bản báo cáo để làm thủ tục bổ nhiệm nhân sự tại kỳ họp này.
Dù vậy, không ít ý kiến dự đoán người có khả năng trở thành Tân Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ là Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Hiện, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có 4 Phó Thống đốc là: ông Đào Minh Tú, bà Nguyễn Thị Hồng, ông Nguyễn Kim Anh và ông Đoàn Thái Sơn.
Bà Nguyễn Thị Hồng
Tan thong doc NHNN Viet Nam: Ai co kha nang ngoi ghe nong?
 Ảnh: Baodautu
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng sinh ngày 27/3/1968; Trình độ chuyên môn: Thạc sỹ Kinh tế phát triển.
Đến nay, bà Hồng đã có gần 30 năm công tác trong ngành ngân hàng. Bà Nguyễn Thị Hồng công tác tại NHNN từ tháng 1/1991 tại Vụ Quản lý Ngoại hối, sau đó bà chuyển công tác sang Vụ Chính sách tiền tệ. Bà Nguyễn Thị Hồng từng giữ chức Phó Vụ trưởng Phụ trách, sau đó là Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ NHNN.
Bà Nguyễn Thị Hồng được Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam lần đầu vào tháng 8/2014.
Sau đó, Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm lại bà Nguyễn Thị Hồng giữ chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với thời hạn bổ nhiệm lại từ ngày 16/8/2019.
Ông Đào Minh Tú
Tan thong doc NHNN Viet Nam: Ai co kha nang ngoi ghe nong?-Hinh-2
 Ảnh: SBV. 
Ông Đào Minh Tú sinh ngày 14/6/1964, có trình độ chuyên môn là tiến sĩ kinh tế. Ông Tú được bổ nhiệm chức vụ Phó Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước lần đầu vào tháng 5/2012. Trước đó, ông từng giữ chức Chánh Văn phòng Ngân hàng Nhà nước Việt Nam; Tổ trưởng Tổ Thư ký Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ Quốc gia; Vụ trưởng Vụ thi đua khen thưởng.
Đến ngày 29/5/2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 747/QĐ-TTg về việc bổ nhiệm lại ông Đào Minh Tú giữ chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn bổ nhiệm lại được tính kể từ ngày 15/5/2017.
Đến thời điểm hiện tại, Phó Thống đốc Đào Minh Tú đã có hơn 30 năm công tác trong ngành ngân hàng.
Ông Nguyễn Kim Anh
Tan thong doc NHNN Viet Nam: Ai co kha nang ngoi ghe nong?-Hinh-3
  Ảnh: TTXVN
Ông Nguyễn Kim Anh được bổ nhiệm làm Phó thống đốc NHNN vào ngày 8/2/2015. Trước đó, ông Nguyễn Kim Anh đảm nhiệm cương vị Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Ngân hàng Nhà nước.
Tháng 2 vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc quyết định bổ nhiệm lại ông Nguyễn Kim Anh giữ chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Thời hạn bổ nhiệm lại tính từ ngày 8/2/2020.
Ông Đoàn Thái Sơn
Tan thong doc NHNN Viet Nam: Ai co kha nang ngoi ghe nong?-Hinh-4
 Ảnh: Tiền phong
Ngày 3/1/2018 tại Hà Nội, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ nhiệm ông Đoàn Thái Sơn - Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN giữ chức vụ Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
Ông Đoàn Thái Sơn sinh ngày 3/10/1970. Kể từ khi vào ngành và công tác tại NHNN, ông Đoàn Thái Sơn đã từng làm việc tại vị trí Phó Vụ trưởng Vụ Pháp Chế và Vụ trưởng Vụ Pháp chế NHNN.
Ông Sơn được biết đến trong ngành với vai trò là người phụ trách mảng pháp lý và tư vấn rất chắc chắn, chuẩn chỉ một số lĩnh vực hoạt động của hệ thống ngân hàng.
Ông Sơn cũng là người đã có nhiều đóng góp cùng ban lãnh đạo NHNN và Vụ Pháp chế xây dựng Nghị định 24 về quản lý thị trường vàng, lập lại trật tự và ổn định ở thị trường này. Ông còn được xem là “chuyên gia” về bitcoin và các quy định liên quan đến pháp luật của tiền ảo, tiền số.

Gia đình sếp ngân hàng nào giàu có nhất trên sàn chứng khoán Việt?

(Kiến Thức) - Không chỉ các sếp ngân hàng, mà cả gia đình gồm vợ, con, mẹ, chị em...của họ cũng sở hữu số lượng cổ phiếu lớn, đem lại tổng số tài sản lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Gia dinh sep ngan hang nao giau co nhat tren san chung khoan Viet?
 Trong số các sếp ngân hàng ở Việt Nam, gia đình ông chủ Techcombank Hồ Hùng Anh đứng đầu về độ giàu có với khối tài sản trên sàn chứng khoán khổng lồ.

Tiền đẻ ra tiền: Kinh nghiệm 'liều ăn nhiều' 3 năm kiếm hơn 2 tỷ

Nhà có sẵn vốn, nhưng nếu nhiều người chỉ gửi ngân hàng và lấy lãi suất hàng tháng thì vợ chồng này, nhờ biết tính toán đầu tư kinh doanh đúng hướng, nên lãi suất tăng gấp hơn 2 lần.
 
 

Vợ chồng anh Nguyễn Minh Chiến và chị Trần Anh Thư, 30 tuổi ở TP. Bình Dương là một ví dụ. Anh Chiến là nhân viên truyền thông cho một công ty dược, vợ anh là nhân viên kinh doanh, nhân viên chốt sale của công ty xây dựng và điện máy. Thế nên lúc nào vợ chồng trẻ này cũng nghĩ cách xoay sở dòng tiền tiết kiệm hiệu quả nhất.

Tọa đàm Ngân hàng số, xu thế thời cách mạng công nghệ 4.0

(Kiến Thức) - Nhằm bắt kịp với xu hướng số hoá toàn cầu trước yêu cầu ngày càng cao về trải nghiệm của người dùng, các ngân hàng đang phải gồng mình chạy đua phát triển các ứng dụng di động, ngân hàng số.

Mới đây, Viện nghiên cứu tài chính và hợp tác thương mai Đông Nam Á, đã tổ chức buổi tọa đàm: “Ngân hàng số, cách mạng công nghệ 4.0". Ngoài các nhà nghiên cứu về tài chính, buổi tọa đàm còn có sự góp mặt của rất nhiều giảng viện đến từ trường đại học như: Học viện tài chính, Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội, Học viện ngân hàng…
Toa dam Ngan hang so, xu the thoi cach mang cong nghe 4.0
 Quảng cảnh buổi tọa đàm: "Ngân hàng số, cách mạng công nghệ 4.0".
Tại buổi tọa đàm, các ý kiến trao đổi về các quan điểm liên quan đến ngân hàng số. Theo đó, ngân hàng số có sự phân biệt với ngân hàng điện tử. Cụ thể E Banking (Ngân hàng điện tử) gồm các dịch vụ Internet Banking, SMS Banking, Mobile Banking và kênh cung cấp dịch vụ ngân hàng; không làm ảnh hưởng đến toàn bộ cấu trúc của ngân hàng mà chỉ mang tính bổ sung thêm trên nền tảng hiện tại.