Tấm giấy cói bất ngờ tiết lộ bùa yêu của người Ai Cập cổ đại

Nhà khoa học người Đức cho rằng mảnh giấy cói vẽ hình 2 con chim có niên đại 1.300 năm có thể là bùa chú tình yêu mà người Ai Cập cổ đại sử dụng.

Tấm giấy cói, theo các nhà khoa học có niên đại ít nhất 1300 năm ở Ai Cập mô tả hình ảnh của 2 sinh vật có cánh đang chu mỏ về phía nhau.
"Đặc điểm này của bức ảnh có nhiều ý nghĩa", tiến sỹ Korshi Dosoo Đại học Julius Maximilian của Đức cho biết.
Tam giay coi bat ngo tiet lo bua yeu cua nguoi Ai Cap co dai
Tấm giấy cói được cho là bùa yêu của người Ai Cập cổ đại. (Ảnh: Live Science) 
Ông Dosoo suy đoán rằng khác biệt nhỏ ở phần đầu giữa 2 sinh vật có thể là để xác định giới tính của chúng với con đực ở bên trái và con cái ở bên phải. Hai sinh vật này được bao bọc trong một đôi cánh dang rộng. Xung quanh đó là loạt ký tự được viết bằng tiếng Copt, một ngôn ngữ thuộc nhánh phía bắc của ngữ hệ Phi-Á, nó được sử dụng ở Ai Cập cho đến ít nhất là thế kỷ XVII.
Theo ông Dosoo, tấm giấy cói có thể nằm trong sổ tay của một thầy phù thủy. Mặc dù những dòng chữ còn sót lại trong tấm giấy khá rời rạc, không liên kết, vị tiến sỹ tới từ Đại học Julius Maximilian vẫn tin rằng tấm giấy cói này là lá bùa ma thuật được sử dụng trong các trường hợp yêu đơn phương nhưng không được đáp lại hoặc trong các tam giác tình yêu.
Tấm giấy cói trên là 1 trong 900 tấm giấy cói đang được lưu giữ tại Đại học Macquarie ở Australia. Tuy nhiên, đại diện của trường đại học cho biết họ không nắm rõ ai là người đã cung cấp hay tặng lại tấm giấy cói này.

Xót xa hổ vằn đang diễn nhảy qua vòng lửa thì co giật

(Kiến Thức) - Mới đây, tại một buổi biểu diễn xiếc thú tại Magnitogorsk, Chelyabinsk, Nga đã xảy ra sự cố đáng sợ, khiến nhiều khán giả không khỏi ngạc nhiên, xót thương cho con hổ vằn Siberia 6 tuổi có tên Zena.

Theo thông tin đăng tải, khi đang biểu diễn màn nhảy qua vòng lửa, con hổ vằn Siberia có tên Zena đột nhiên có những biểu hiện vô cùng đau đớn. Nó tự tát vào miệng của chính mình và ngất đi tại chỗ. Sau khi ngất đi, cơ thể và tay chân của Zena tiếp tục co giật liên hồi, khiến nhiều khán giả vừa sợ hãi vừa thương xót.
Người huấn luyện Artur Bagdasarov thấy thế liền tiến tới gần Zena, dùng chiếc gậy dài trên tay để chọc vào người Zena, đánh thức con hổ vằn dậy. Tuy nhiên, đâm đến vài chục lần, hổ vằn Zena vẫn không tỉnh lại. Lúc này, nhân viên trong rạp xiếc tiếp tục lấy nước lạnh hất vào người của con hổ, hy vọng nước lạnh sẽ làm con hổ tỉnh lại nhanh chóng. Đáng tiếc, hổ vằn Zena vẫn không phản ứng.

Thêm chứng tích hàng nghìn năm tuổi tại Ai Cập

Ngày 4/10, các nhà khảo cổ học Ai Cập cổ đại đã phát hiện ra phần phía trên của một cột tháp đá cổ từ thời kỳ Pharaoh có niên đại khoảng 4.300 năm phía Nam thủ đô Cairo.

Tổng Thư ký Hội đồng Tối cao khảo cổ học của Ai Cập (SCA) Mostafa al-Waziri, cho hay phần trên của cột tháp được tìm thấy thuộc về nữ hoàng Ai Cập cổ đại Ankhesenpepi II, mẹ của vua Pharaoh Pepi II thuộc Vương triều thứ sáu cai trị Ai Cập từ năm 2278 đến năm 2184 trước Công nguyên.