Tạm đình chỉ giám đốc lơ là phòng chống dịch

Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang bị tạm đình chỉ công tác do thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19.

Ngày 18/8, giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Tiền Giang đã ký quyết định tạm đình chỉ công tác 15 ngày kể từ ngày 18/8 đối với ông Lê Văn Bé Chín, Giám đốc Trung tâm Công tác xã hội (TTCTXH) tỉnh Tiền Giang.
Giám đốc lơ là phòng chống dịch
Theo đó, việc tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê Văn Bé Chín là để thực hiện quy trình xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm trong công tác phòng chống dịch COVID-19 tại đơn vị quản lý.
Trước đó, ngày 8/8, ổ dịch tại TTCTXH tỉnh được phát hiện khi một nhân viên đang làm việc tại trung tâm này đến khám bệnh tại Bệnh viện (BV) đa khoa trung tâm Tiền Giang và có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Tam dinh chi giam doc lo la phong chong dich
 Trung tâm Công tác xã hội tỉnh Tiền Giang. Ảnh: ĐÔNG HÀ
Từ ca F0 này, cơ quan chức năng đã phong tỏa TTCTXH tỉnh, lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR cho các đối tượng bảo trợ xã hội và toàn bộ cán bộ, nhân viên đang làm việc tại trung tâm.
Rạng sáng 14/8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Tiền Giang và đoàn công tác Bộ Y tế đã có cuộc họp khẩn tìm phương án nhanh chóng kiểm soát dịch.
TS Nguyễn Vũ Thượng, Trưởng Đoàn công tác phòng chống dịch COVID-19 tại Tiền Giang, nhận định do F0 là nhân viên phục vụ ăn uống, có tiếp xúc gần với các đối tượng khiến tốc độ lây nhiễm nhanh. Đây là khu nguy cơ rất cao vì đa số ca F0 đều dễ tổn thương.
Đến nay, theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang, ổ dịch này có 100 F0, trong đó có sáu nhân viên và 94 đối tượng bảo trợ xã hội.
UBND tỉnh Tiền Giang đã quyết định thành lập BV dã chiến tại chỗ đặt tại TTCTXH tỉnh Tiền Giang (BV dã chiến số 8) để điều trị F0.
Họp khẩn bàn giải pháp kiểm soát dịch
TTCTXH tỉnh Tiền Giang đang chăm sóc đối tượng dễ tổn thương được bảo trợ xã hội, chủ yếu là người già, người khuyết tật, người tâm thần, trẻ em và phụ nữ neo đơn.
Trung tâm hiện có 86 nhân viên và 357 đối tượng dễ tổn thương được bảo trợ xã hội với năm khu: Khu A có 39 người, khu B có 101 người, khu C có 72 người, khu D có 102 người và khu E có 43 người.
Tại cuộc họp khẩn rạng sáng 14-8, Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Tiền Giang và đoàn công tác Bộ Y tế đã đề ra các phương án để sớm kiểm soát tình hình dịch bệnh tại ổ dịch này.
Theo đó, các ca F0, F1 sẽ được cách ly ngay tại chỗ. TTCTXH tỉnh sẽ được chuyển đổi thành BV dã chiến, nếu các ca bệnh có diễn biến nặng sẽ chuyển qua Trung tâm hồi sức tích cực của tỉnh.
Hiện các trường hợp F1 được cách ly thành ba khu, bao gồm: Trẻ em - phụ nữ, người già, các đối tượng còn lại. Bên cạnh đó phải thực hiện song song công tác truy vết F1 của các nhân viên F0 ở ngoài cộng đồng.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Tiền Giang đảm bảo công tác lấy mẫu gộp với tần suất hai ngày/lần, đồng thời thường xuyên sát khuẩn bề mặt, phòng ốc hằng ngày, kiểm soát nhiễm khuẩn, không để xảy ra tình trạng lây nhiễm chéo.
23/172 xã (phường, thị trấn) tại Tiền Giang chưa có ca F0
Theo Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Tiền Giang, tính đến 19 giờ ngày 17-8, tổng số ca F0 cộng đồng trên địa bàn tỉnh là 6.499, trong đó có 279 ca F0 mới ghi nhận trong ngày 17-8, tăng 14 ca so với hôm trước. Trong đó, 257 ca F0 phát hiện mới trong khu cách ly và 22 ca F0 mới phát hiện trong cộng đồng.
Đến nay, tỉnh đã điều trị khỏi 2.719 ca bệnh (điều trị khỏi trong ngày 272 bệnh nhân). Các cơ sở y tế trong tỉnh đang điều trị 3.625 bệnh nhân.
Tổng số ca tử vong đến nay là 152 (tăng bảy ca so với hôm trước).
23/172 xã (phường, thị trấn) trong tỉnh chưa có ca F0 từ khi dịch bệnh đến nay.
Ban chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 các địa phương trong tỉnh tiếp tục thực hiện test nhanh, xét nghiệm RT-PCR để tầm soát diện rộng trong cộng đồng.

Điều trông thấy sau khi ông Trần Hùng bị bắt là gì?

Việc ông Trần Hùng bị khởi tố, bắt giam vì có những dấu hiệu Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ khiến nhiều người bất ngờ.

Mới đây, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Trần Hùng, kiểm soát viên chính, cựu Tổ trưởng Tổ 304 (nay là Tổ trưởng Tổ 1444) thuộc Tổng cục Quản lý thị trường, Bộ Công Thương về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Ông Trần Hùng bị khởi tố do có liên quan vụ án “Sản xuất, buôn bán hàng giả, Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ và Môi giới hối lộ" xảy ra tại Công ty Cổ phần In và Văn hóa truyền thông Hà Nội; Công ty TNHH Sản xuất và Thương mại Phú Hưng Phát; Đội Quản lý thị trường số 17, Cục Quản lý thị trường thành phố Hà Nội và các đơn vị liên quan.

Video: Đánh mẹ dã man vì mượn điện thoại không được

Không đòi được điện thoại, nam thanh niên cầm cây lau nhà giáng lên người mẹ, thậm chí còn cầm dao đe dọa: 'Đâm cho chết giờ'.

Mới đây, trên mạng xã hội lan truyền đoạn video ghi lại cảnh một nam thanh niên đánh, cầm dao đe dọa người phụ nữ với chú thích "Không cho mượn điện thoại mà đánh mẹ như này, thiếu điều đâm chết" khiến nhiều người không khỏi bức xúc.
 

Theo hình ảnh trích xuất từ camera an ninh, sự việc xảy ra vào khoảng 3h ngày 17/8. Lúc này, một nam thanh niên cởi trần đến bên giường đánh thức một người phụ nữ đang nằm cùng 2 bé và nói đòi điện thoại. Người phụ nữ được cho là mẹ của nam thanh niên này.

Khi người phụ nữ từ chối thì nam thanh niên cầm cây lau nhà lên dọa dánh: "Có đưa không?". Sau đó, người này giáng thẳng gậy vào người bà khiến 2 đứa trẻ ngồi trên giường sợ hãi nép sát vào một góc.

Bà nhanh chóng chạy ra phía sau giữ 2 tay thanh niên này lại. Sau một lúc giằng co, nam thanh niên cầm con dao gần đó đe dọa. Lúc này, người mẹ van xin và lấy trong túi ra một chiếc phong bì màu trắng đưa cho nam thanh niên thì người này mới chịu dừng lại và bỏ đi.

Đáng nói, trước khi quay đi, nam thanh niên vẫn không quên đe dọa: "Đâm cho chết giờ". Còn người mẹ trước tình huống này chỉ bất lực khóc.

Ngay sau khi được đăng tải, đoạn clip đã khiến mạng xã hội dậy "sóng". Nhiều người không khỏi bức xúc trước thái độ và hành động của người đàn ông trên. Một cư dân mạng chia sẻ, nam thanh niên trên 34 tuổi nhưng không làm gì mà chỉ biết sống nhờ cha mẹ. Người này cũng tiết lộ, sự việc xảy ra ở xã Phước Tỉnh, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.

Hiện đoạn clip con trai đánh mẹ vẫn đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng.

Tới lúc nên sống chung với COVID-19?

Sống chung với dịch COVID-19 là ý kiến của nhiều người sau gần 2 năm Việt Nam chống chọi lại đại dịch. Nhiều chuyên gia cho rằng, để sống chung với đại dịch, chúng ta phải đảm bảo được điều kiện phủ sóng vắc xin phòng COVID-19 trên toàn quốc.

Làn sóng dịch COVID-19 đợt 4 vẫn đang diễn biến phức tạp tại nhiều tỉnh thành. Số lượng ca mắc mới ghi nhận từ ngày 27/4 đến nay trên cả nước là 11.794 ca (tính đến 6h sáng 26/6). Nhiều tỉnh, thành có số lượng ca mắc mới lớn như TP HCM 2.958 ca, Bắc Giang 5.530, Bắc Ninh 1.599.
“Đã đến lúc, chúng ta cần phải sống chung với dịch COVID-19” – là ý kiến được đưa ra sau gần 2 năm cả nước chống chọi cùng đại dịch.