Tại sao tòa phúc thẩm xử ông Đinh La Thăng đột ngột tạm nghỉ?

(Kiến Thức) - Theo các luật sư bào chữa, lý do HĐXX chấp nhận đề nghị của VKSND tạm dừng phiên tòa phúc thẩm ông Đinh La Thăng vì cần làm rõ một vài tính tiết mới trong phần xét hỏi cuối buổi sáng.

Chiều 20/6, phiên tòa phúc thẩm xét xử bị cáo Đinh La Thăng và 6 đồng phạm trong vụ án liên quan tới Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Ngân hàng OceanBank tiếp tục với phần xét hỏi.
Trước khi bắt đầu phiên xử thì bất ngờ đại diện VKSND Cấp cao đã đề nghị Chủ tọa cho tạm dừng phiên tòa. Đáng nói, khi đại diện VKS đang đưa ra lý do đề nghị tạm dừng phiên tòa thì hệ thống âm thanh truyền đến phòng báo chí tác nghiệp lại bị gián đoạn.
Sau ít phút hội ý trong phòng nghị án, quay trở lại phiên tòa xử ông Đinh La Thăng, Chủ tọa Nguyễn Vinh Quang tuyên bố chấp nhận đề nghị của phía VKS. Phiên tòa sẽ tiếp tục vào 8h ngày mai (21/6).
Bị cáo Đinh La Thăng cùng các đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh PLO.
 Bị cáo Đinh La Thăng cùng các đồng phạm tại phiên tòa phúc thẩm. Ảnh PLO.
Một luật sư rời phòng xử án cho biết, theo đại diện VKS, lý do cơ quan công tố đề nghị tạm dừng để làm rõ một số tình tiết mới xuất hiện trong phần xét hỏi cuối buổi sáng cùng ngày.
Trước đó, vào buổi sáng cùng ngày HĐXX và đại diện VKS cùng các luật sư tập trung thẩm vấn bị cáo Phan Đình Đức (nguyên thành viên HĐTV PVN), bà Nguyễn Thủy Tiên, ông Lê Hải Ninh và bà Bùi Hà Châu, đều là cán bộ Văn phòng PVN về việc chuyển dự thảo nghị quyết của HĐTV đến các thành viên.
Theo án sơ thẩm, Phan Đình Đức có vai trò đồng phạm với ông Đinh La Thăng khi đồng tình với chủ trương của nguyên Chủ tịch PVN về việc góp vốn lần 3 của PVN vào Oceanbank. Hành vi của bị cáo Đức gây thiệt hại cho tập đoàn số tiền 100 tỷ đồng. Do đó, tòa sơ thẩm tuyên ông này 15 tháng cải tạo không giam giữ, buộc bồi thường 15 tỷ đồng.
Trả lời HĐXX cấp phúc thẩm, bị cáo Đức nói ông ta giữ nguyên các lời khai trước đó…
Tiếp đó, HĐXX xét hỏi nhóm cán bộ Văn phòng PVN về việc chuyển tải văn bản trong nội bộ tập đoàn đến các thành viên HĐTV.
Theo bản án sơ thẩm, các bị cáo nguyên thành viên HĐTV PVN khai họ không nhận được bản dự thảo nghị quyết về chủ trương góp vốn lần 3, do văn thư chuyển tải.
Trả lời Chủ tọa phiên phúc thẩm, bà Thủy Tiên khai do thời gian quá lâu nên không nhớ ngày ông Đức đã ký vào các công văn liên quan. Người phụ nữ cũng khẳng định đã gửi kèm bộ công văn gồm 4 văn bản: công văn 124, tờ trình của Tổng giám đốc, công văn của Oceanbank và dự thảo nghị quyết.
"Các cựu thành viên HĐTV đều khẳng định không nhận được dự thảo nghị quyết, ngoài văn bản 124, vậy lấy đâu ra dự thảo để trả lại?", chủ tọa truy vấn. Đáp lại, bà Tiên nói điều này cần hỏi lại bộ phận lưu hồ sơ của PVN vì bà không còn nhớ sự việc sau 7 năm.
HĐXX tiếp tục xét hỏi ông Ninh về lời khai của bà Tiên. Tuy nhiên, vị Phó chánh Văn phòng PVN khai bản thân cũng không nhớ chính xác là đã nhận đủ các tài liệu nói trên từ bà Thủy Tiên hay không?...

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ: "HĐXX vụ Đinh La Thăng phải chịu áp lực tâm lý lớn"

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ - nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự TW cho rằng hội đồng xét xử vụ án Đinh La Thăng chắc chắn phải chịu những áp lực tâm lý lớn. Tuy nhiên, "tôi tin HĐXX vụ án ông có trái tim nóng và cái đầu lạnh".

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ. (Ảnh: Quốc hội)
Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ. (Ảnh: Quốc hội) 
Ngày mai TAND TP.Hà Nội sẽ tuyên án vụ ông Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và đồng phạm. Về diễn biến phiên tòa những ngày qua, PV Dân Việt có trao đổi với thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ -nguyên Phó Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, hiện là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng An ninh của Quốc hội.

Vụ án Đinh La Thăng: Còn những điều “khủng khiếp” cao hơn phạt tù

(Kiến Thức) - Ngoài đối diện với những mức án phạt mà HĐXX vừa tuyên, bị cáo Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm còn đối mặt với nhiều mức án khác từ dư luận, còn cao hơn án phạt tù như vết nhơ trong cuộc đời khó gột rửa.

Tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên chủ tịch HĐQT (nay là hội đồng thành viên) Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) 13 năm tù về tội Cố ý làm trái. Bị cáo Trịnh Xuân Thanh - nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc PVC 14 năm tù về tội Cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung bị cáo Thanh phải chấp hành là tù chung thân.
Đánh giá toàn bộ phiên xét xử đại án trên, Đại biểu Quốc hội Lưu Bình Nhưỡng (đoàn ĐBQH Bến Tre) - Ủy viên Thường trực các vấn đề xã hội của Quốc hội cho rằng, việc đứng trước vành móng ngựa chắc chắn không phải là ước nguyện của bất kỳ một ai. “Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn”, rơi vào tình trạng đó là một việc cực kì bi đát, nhất là một người như ông Đinh La Thăng.

13 năm tù cho ông Đinh La Thăng là có sự nhân văn

Nhìn vào vụ án ông Đinh La Thăng và đồng phạm, rõ ràng, mức án dành 13 năm tù cho ông Thăng, chung thân với Trịnh Xuân Thanh và các đồng phạm nghiêm minh và nhân văn.

Phiên toà xét xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm đã kết thúc. Tòa tuyên phạt bị cáo Đinh La Thăng - nguyên Chủ tịch HĐQT (nay là Hội đồng thành viên) PVN 13 năm tù về tội cố ý làm trái, bị cáo Trịnh Xuân Thanh 14 năm tù về tội cố ý làm trái, tù chung thân về tội tham ô tài sản, tổng hợp hình phạt chung của bị cáo Thanh là tù chung thân, cộng với hình phạt của 20 bị cáo khác là 167 năm đã cho thấy tính nghiêm minh của pháp luật hiện hành.