Tại sao người có năng lực lại khó được cất nhắc?

Khả năng vượt trội là lợi thế hay rào cản thăng tiến? Nắm được 3 bí quyết ứng xử này sẽ mở rộng con đường sự nghiệp và gặt hái thành công bền vững hơn.

Một nghịch lý phổ biến trong môi trường công sở: người có năng lực xuất sắc nhất lại thường không phải là đối tượng được ưu tiên thăng chức. Điều này không phải ngẫu nhiên mà ẩn chứa lý do sâu sắc.

Trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt, năng lực cá nhân được xem là yếu tố then chốt dẫn đến thành công. Tuy nhiên, một hiện tượng mà nhiều người làm công ăn lương thường xuyên chứng kiến, thậm chí cảm thấy khó hiểu, đó là không ít trường hợp, người được lãnh đạo "chọn mặt gửi vàng" để cất nhắc lên vị trí cao hơn lại không phải là người có năng lực nổi trội nhất trong tập thể, mà có thể là một người có năng lực bình thường nhưng lại ngoan ngoãn và dễ quản lý hơn.

Điều này tạo nên một câu hỏi lớn: Nếu người tài giỏi nhất là người giải quyết được nhiều vấn đề nhất, đóng góp lớn nhất và là "cánh tay đắc lực" của lãnh đạo thì tại sao họ lại thường khó được trọng dụng và thăng tiến? Liệu có phải lãnh đạo ngại cất nhắc người quá giỏi, hay còn những nguyên nhân phức tạp đằng sau? Phân tích ba yếu tố dưới đây sẽ giúp làm sáng tỏ vấn đề này.

anh-minh-hoa-song-dao.jpg
Có tài năng vượt trội lại khéo léo với ba yếu tố này sẽ giúp bạn mở rộng con đường sự nghiệp. Ảnh minh họa: Weibo

Kiểm soát khó khăn, trở thành mối bận tâm của lãnh đạo

Người có năng lực xuất chúng thường được ví như một lưỡi dao sắc bén. Họ có thể giúp lãnh đạo giải quyết những vấn đề khó khăn, mở đường cho sự phát triển. Tuy nhiên, sự sắc bén đó cũng tiềm ẩn rủi ro. Những người thực sự tài giỏi thường đi kèm với tư duy độc lập, chính kiến mạnh mẽ và không ngại đưa ra ý kiến phản biện. Họ có suy nghĩ riêng và không dễ dàng chấp nhận việc bị kiểm soát hoàn toàn.

Đối với một người lãnh đạo, việc duy trì quyền kiểm soát và sự ổn định trong đội ngũ là ưu tiên hàng đầu. Họ cần sự chắc chắn và ít rủi ro. Mặc dù rất cần sử dụng những người có năng lực để hoàn thành công việc, nhưng việc cất nhắc một người quá tài năng và khó đoán định vào vị trí cao hơn lại là một quyết định mang tính chiến lược, liên quan đến sự an toàn vị trí và lợi ích cá nhân của chính người lãnh đạo.

Một người quá giỏi, quá độc lập có thể trở thành thách thức đối với quyền uy và phong cách quản lý của họ trong tương lai. Do đó, họ có thể thích sử dụng người tài giỏi vì công việc, nhưng sẽ ngại cất nhắc vì những mối bận tâm về kiểm soát. Nếu không nhận ra điều này mà vẫn nuôi ảo tưởng về sự thăng tiến dựa trên năng lực tuyệt đối, bạn có thể sẽ thất vọng.

Cây cao đón gió lớn, trở thành mục tiêu của sự đố kỵ

Quy luật "cây cao gió lớn" hay "súng bắn chim đầu đàn" vẫn luôn đúng trong môi trường xã hội, bao gồm cả công sở. Khi năng lực của bạn chỉ ở mức trung bình hoặc khá, bạn sẽ không thu hút quá nhiều sự chú ý tiêu cực từ đồng nghiệp. Sự cạnh tranh vẫn tồn tại, nhưng không quá gay gắt nhắm vào cá nhân bạn.

Thế nhưng, khi bạn trở thành người nổi bật nhất, tài năng nhất trong đội ngũ, nói cách khác là "hạc đứng giữa bầy gà", bạn sẽ lập tức trở thành tâm điểm. Sự xuất sắc của bạn vô hình trung tạo nên áp lực và cảm giác thua kém cho những người xung quanh. Thay vì cạnh tranh riêng lẻ, họ có thể ngầm liên kết, tạo thành một liên minh để cô lập, dèm pha, nói xấu hoặc thậm chí ngáng chân bạn.

Đây là mặt tối của bản tính con người, khi thấy người khác quá xuất sắc, một số người không những không khâm phục mà còn nảy sinh lòng đố kỵ. Họ không muốn thấy bạn thành công hơn mình và sẽ tìm cách kìm hãm bạn. Người càng tài năng, càng dễ trở thành mục tiêu của những đòn công sở ngầm. Để thành công, người tài không chỉ cần chuyên môn vững vàng mà còn phải học cách đối phó với sự đố kỵ và xây dựng quan hệ khéo léo.

Thiếu kiên nhẫn, khó thích nghi với sự chờ đợi

Một đặc điểm chung của những người có năng lực mạnh là họ thường có sự tự tin lớn vào bản thân và khao khát nhanh chóng được công nhận, được trao cơ hội để phát huy hết tiềm năng. Sự nóng vội muốn thành công này khiến họ khó có thể ngồi yên chờ đợi, khó kiên trì bám trụ ở một vị trí trong thời gian dài nếu cảm thấy không có triển vọng thăng tiến rõ ràng.

Tuy nhiên, ở nhiều môi trường làm việc, đặc biệt là các tổ chức lớn và ổn định, cấu trúc nhân sự thường là "một chỗ trống cho một người". Cơ hội thăng tiến không phải lúc nào cũng sẵn có và có thể cần thời gian để xuất hiện. Nếu một người tài giỏi không đủ kiên nhẫn để chờ đợi, họ có thể chọn cách nhảy việc để tìm kiếm cơ hội nhanh hơn.

Điều này lại tạo ra một vòng luẩn quẩn tiêu cực. Khi lãnh đạo nhận thấy bạn có vẻ không có ý định gắn bó lâu dài, thiếu cảm giác thuộc về với tổ chức, họ càng ít có khả năng đầu tư vào bạn bằng cách trao cho bạn những cơ hội quan trọng hay vị trí cao hơn. Tại sao lại phải cất nhắc một người có thể rời đi bất cứ lúc nào? Kết quả là, nhiều người rất tài năng lại liên tục nhảy việc, nhưng vì không đủ thời gian để xây dựng uy tín và tạo ra những thành tựu thực sự mang tính dài hạn ở một nơi, họ cuối cùng có thể không đạt được thành tựu đáng kể trên con đường sự nghiệp, mặc dù năng lực cá nhân luôn ở mức cao.

Tóm lại, năng lực vượt trội là điều kiện cần nhưng chưa đủ cho sự thăng tiến. Bên cạnh tài năng, người muốn được cất nhắc cần hiểu rõ tâm lý của lãnh đạo về sự kiểm soát, những quy luật ngầm trong môi trường làm việc và quản lý được sự thiếu kiên nhẫn của chính mình. Nắm vững và ứng phó khéo léo với ba yếu tố này sẽ giúp người tài năng mở rộng con đường sự nghiệp và gặt hái thành công bền vững hơn.

Theo Sina

Cổ nhân dạy, 7 dịp cha mẹ tuyệt đối không trách mắng con

Triết lý "Bảy dịp không trách mắng con" của cổ nhân chứa đựng trí tuệ sâu sắc, giúp cha mẹ nuôi dạy con một cách thấu hiểu và yêu thương hơn.

Là cha mẹ, ai cũng mong muốn con cái mình có thể lớn lên một cách vui vẻ và tự tin. Tuy nhiên, trong quá trình giáo dục con, đôi khi chúng ta vô tình làm tổn thương lòng tự tôn và sự tự tin của trẻ vì những hành vi không đúng đắn.

Hôm nay, hãy cùng đọc triết lý "Bảy dịp không trách mắng con" đã được lưu truyền hàng ngàn năm của cổ nhân. Tin rằng sau khi đọc bài viết này, nhiều bậc cha mẹ sẽ nhận ra được sai lầm và thay đổi cách nuôi dạy con.

Cổ nhân dạy, cây to trong sân, nhà không nghèo cũng khó

Người xưa dặn, cho dù có những cây cảnh rất đẹp, trồng trong sân mang lại hiệu ứng cảnh quan rất tốt nhưng cũng không nên trồng trong sân, sát nhà.

Vậy tại sao người xưa lại khuyên không nên trồng cây cao gần nhà?

Nhiều người thích trồng cây cao to, cành lá rậm rạp trong sân vì tin rằng chúng có thể tạo nên hiệu ứng cảnh quan tươi tốt.

Mọi người thường mơ mộng về viễn cảnh ngồi dưới tán cây lớn, hưởng gió mát, nhâm nhi tách trà, ngắm hoa nở, nghe chim hót.

Tuy nhiên, xét theo góc độ phong thủy, kinh nghiệm sống thực tế của người xưa và nhiều khía cạnh khác, tốt nhất không nên chọn những cây quá cao làm cây cảnh.

Co nhan day, cay to trong san, nha khong ngheo cung kho

Xét theo góc độ phong thủy, kinh nghiệm sống thực tế của người xưa và nhiều khía cạnh khác, tốt nhất không nên chọn những cây quá cao làm cây cảnh.
1. Người xưa dặn: Trồng cây cao trong sân, xui xẻo cận kề

Theo người xưa, trong phong thủy truyền thống, bố cục của sân trong nhấn mạnh đến sự cân bằng và hài hòa, và mọi yếu tố đều được cho là có liên quan chặt chẽ đến vận may của cư dân.

Nếu trồng những cây đặc biệt cao trong sân, nó sẽ gây cản trở vận may của gia đình, khiến mọi việc làm ăn trong nhà không thông thuận, sức khỏe yếu kém.

Người xưa tuân thủ nguyên tắc trồng cây trong sân nhưng không trồng cây cao ở giữa sân. Họ tin rằng điều này sẽ ảnh hưởng đến sự thịnh vượng của gia đình.

Mặc dù khoa học hiện nay chưa thể giải thích đầy đủ về phong thủy, nhưng điều này cũng phản ánh kỳ vọng và mục tiêu của con người về một môi trường sống tốt đẹp hơn.

Co nhan day, cay to trong san, nha khong ngheo cung kho-Hinh-2

Theo người xưa, sống trong môi trường thiếu sáng trong thời gian dài có thể khiến con người bị trầm cảm
2. Người xưa nói: Cây cao chặn năng lượng dương vào nhà

Trồng cây cao trong sân, đặc biệt là gần nhà, giống như một "bức tường" xanh. Vào ban ngày, khi có nhiều ánh sáng mặt trời, cành và lá của chúng sẽ chặn ánh sáng mặt trời trên một diện tích lớn, khiến ngôi nhà trở nên tối tăm.

Theo người xưa, sống trong môi trường thiếu sáng trong thời gian dài có thể khiến con người bị trầm cảm và cũng có thể ảnh hưởng đến thị lực.

Về mặt thị giác, khi đứng trong nhà nhìn ra ngoài, những cây cao sẽ che khuất quang cảnh phía xa, khiến tầm nhìn bị thu hẹp, không thể tận hưởng được quang cảnh sân trong thoáng đãng, làm giảm sự thoải mái khi sống.

Co nhan day, cay to trong san, nha khong ngheo cung kho-Hinh-3

Người xưa nói: Cây cao chặn năng lượng dương vào nhà
3. Người xưa nói: Cây cao gây ra độ ẩm cao trong nhà

Thông gió tốt và nhiều ánh sáng là chìa khóa để giữ cho ngôi nhà của bạn khô ráo. Cây cao che khuất ánh sáng mặt trời và cản trở lưu thông không khí.

Ví dụ, vào mùa mưa, độ ẩm không khí rất cao. Nếu trong sân có nhiều cây cao ảnh hưởng đến khả năng thông gió, ngôi nhà sẽ dễ bị ẩm ướt.

Các vết mốc có thể xuất hiện trên tường, đồ nội thất có thể bị biến dạng do độ ẩm và quần áo có thể có mùi ẩm mốc.

Sống trong môi trường ẩm ướt trong thời gian dài, cơ thể con người dễ bị ẩm ướt, gây ra các vấn đề sức khỏe như đau khớp, thấp khớp. Chi phí y tế vì thế nhiều lên, tiền kiếm được cũng đội nón ra đi.

Co nhan day, cay to trong san, nha khong ngheo cung kho-Hinh-4

Người xưa nói: Cây cao gây ra độ ẩm cao trong nhà
4. Người xưa nói: Cây cao trong sân, hiểm họa cận kề

Cây cao có hệ thống rễ phát triển tốt và tiềm năng sinh trưởng mạnh. Chúng sẽ tiếp tục vươn ra ngoài và xuống lòng đất để lấy thêm nước và chất dinh dưỡng.

Điều này có thể khiến rễ cây làm hỏng nền móng của sân, đặc biệt là ở những ngôi nhà cũ có nền móng kém ổn định và khi bạn trồng cây cao sát nhà.

Sự nén chặt của rễ cây có thể gây ra các vết nứt ở móng, các vết nứt này sẽ dần lan rộng theo thời gian và gây nguy hiểm cho sự an toàn về kết cấu tổng thể của ngôi nhà.

Ngoài ra, khi có điều kiện thời tiết khắc nghiệt như gió mạnh, mưa lớn và tuyết rơi dày, cây cao có thể trở thành mối nguy hiểm tiềm tàng.

Gió mạnh có thể làm gãy cành cây hoặc thậm chí bật gốc toàn bộ cây, khiến chúng đổ vào nhà, xe cộ hoặc người trong sân nhà.

Hàng năm đều có tin tức về thiệt hại tài sản và thương vong do cây đổ do gió lớn. Nguy cơ này rõ rệt hơn ở những khu vực dễ xảy ra bão. Lúc đó, không chỉ thiệt hại sức khỏe mà tiền bạc cũng thất thoát.

Co nhan day, cay to trong san, nha khong ngheo cung kho-Hinh-5

Người xưa nói: Cây cao trong sân, hiểm họa cận kề
5. Người xưa nói: Cây cao cạnh nhà, tâm lý ngột ngạt

Khi trong sân có những cây quá cao sẽ mang lại cho mọi người cảm giác áp bức mạnh mẽ.

Theo góc độ tâm lý, con người thường bị thu hút bởi những không gian rộng rãi, sáng sủa, nhưng những cây cao lại chiếm nhiều diện tích, khiến không gian sân trở nên hẹp và buồn tẻ.

Sống trong môi trường như vậy trong thời gian dài sẽ vô tình gây áp lực tâm lý cho con người, ảnh hưởng đến cảm xúc và sức khỏe tinh thần, khiến cho việc học hành, làm ăn cũng không thông thuận, tài lộc đương nhiên sẽ giảm sút.

Ví dụ, khi trẻ em chơi trong sân, chúng có thể cảm thấy khó chịu vì cảm giác ngột ngạt do những cây cao mang lại; khi người lớn nghỉ ngơi ở sân, họ cũng khó có thể thư giãn và tận hưởng thời gian yên tĩnh khi không khí quá ẩm ướt, u ám.

Do đó, khi chọn cây cảnh, nếu khu vườn không đủ diện tích thì người xưa khuyên không nên chọn những cây quá cao.

Mọi người có thể chọn một số loại cây nhỏ, cây bụi hoặc hoa phát triển chậm, không chỉ làm đẹp cho sân mà còn tránh gây ra những vấn đề nêu trên, biến sân thành không gian sống thực sự thoải mái và dễ chịu.

Cổ nhân nói: Không tiền làm 2 việc này ắt có ngày đổi vận

Nhiều người không có xuất thân, gia thế tốt, muốn thành công giàu có nhất định nên nghiền ngẫm lời khuyên của người xưa.

Để trở thành một người giàu có hoàn toàn không phải là điều đơn giản, nó đòi hỏi sự dũng cảm, hành động, chăm chỉ, tập trung và bền bỉ.