Tại sao Mỹ lại can thiệp sâu vào chính trường Venezuela?

Dầu mỏ, vấn đề người di cư và sự gần gũi về mặt địa lý - đó chính là những lý do để trả lời cho câu hỏi tại sao các nước phương Tây, đặc biệt là Mỹ, lại luôn lo lắng và muốn can thiệp sâu vào chính trường Venezuela.

Kể từ khi ông Nicolas Maduro chính thức giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống tại Venezuela hồi mùa hè năm ngoái, thì cũng là lúc Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Canada Justin Trudeau cùng 50 quốc gia khác đã ủng hộ tuyên bố của nhà lãnh đạo đối lập Juan Guaido rằng ông mới là “Tổng thống của Venenzuela”.
Trong khi đó, Nga và Trung Quốc dĩ nhiên, đã không do dự gì trong việc ủng hộ chế độ của Tổng thống hợp hiến Maduro. Điều này đã dẫn tới các vụ đụng độ bạo lực giữa dân thường và cảnh sát, giữa phe ủng hộ “Tổng thống tự xưng Juan Guaido” với những người trung thành với Tổng thống Maduro trong bối cảnh nền kinh tế Venezuela ngày càng trở nên tồi tệ.
Tai sao My lai can thiep sau vao chinh truong Venezuela?
 Tại sao Mỹ lại can thiệp sâu vào chính trường Venezuela: lý do là dầu mỏ, người di cư và gần gũi về địa lý.
Lý do dầu mỏ
Không dừng lại ở mức độ “quan ngại”, Mỹ đã áp đặt các lệnh trừng phạt đối với một công ty dầu mỏ của Venezuela thuộc sở hữu của nhà nước, cản trở Venezuela xuất khẩu nguồn tài nguyên giá trị nhất của nước này. Venezuela là quốc gia có trữ lượng dầu mỏ thuộc hàng lớn nhất trên thế giới, ước tính hơn 300 tỷ thùng dầu. Tuy nhiên, sản lượng khai thác dầu của Venezuela đang sụt giảm do nước này thiếu các giàn khoan dầu có thể sử dụng được.
Trong tháng 5/2018, sản lượng dầu thô của Venezuela chỉ đạt 1,4 triệu thùng/ngày. Trong khi đó, quốc gia có trữ lượng dầu mỏ lớn thứ hai trên thế giới là Saudi Arabia - quốc gia có sản lượng khai thác dầu thô trong một ngày lớn gấp 12 lần Venezuela.
Mỹ là đối tác nhập khẩu lớn nhất của Venezuela nhưng gần đây Washington đã dừng hoạt động xuất nhập khẩu với Venezuela, điều này đã gây ra sức ép rất lớn đối với nền kinh tế của Venezuela. Trong bối cảnh không còn hoạt động kinh doanh với Mỹ, Hội đồng quan hệ đối ngoại Mỹ cho rằng Venezuela đang phải chật vật tìm kiếm những đối tác mua dầu mỏ khác để thay thế Mỹ.
Nhằm hậu thuẫn cho lãnh đạo đối lập Guaido, Mỹ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt đối với công ty dầu mỏ của Venezuela thuộc sở hữu của nhà nước với mục đích nỗ lực lật đổ Tổng thống đương nhiệm Maduro - một động thái bị các đồng minh then chốt của Venenzuela là Nga và Trung Quốc phản đối kịch liệt.
Vấn đề người di cư
Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Venezuela, xảy ra từ thời cựu Tổng thống Hugo Chavez và tiếp tục kéo dài dưới thời Tổng thống Maduro, đã khiến hơn 2,7 triệu người Venezuela rời bỏ đất nước. Chính phủ Venezuela đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp năm 2016 sau khi lạm phát lên tới 800%.
Năm 2018, lạm phát tại quốc gia này đã lên tới 80.000%, dẫn tới tình trạng người dân phải rời bỏ nhà cửa để di cư lớn nhất trong lịch sử Mỹ Latinh. Năm 2016, khoảng 290.000 người di cư Venezuela đã tới Mỹ định cư, và tại Canada là xấp xỉ 21.000 người.
Những nước phải tiếp nhận dòng người nhập cư Venezuela lớn nhất là Colombia với 1,1 triệu người, Peru với 506.000 người, và các quốc gia Nam Mỹ khác phải tiếp nhận từ 1.000 tới 290.000 người. Tuy nhiên, theo các con số thống kê gần đây cho biết, khoảng 20% số người di cư tới Nam Mỹ sau đó sẽ chuyển tới Bắc Mỹ và Nam Âu.
Trong một buổi điều trần tại Hạ viện diễn ra hồi tuần trước, nghị sĩ Doug Collins của bang Georgia, một nhân vật cấp cao của đảng Cộng hòa trong Ủy ban Đối ngoại của Thượng viện Mỹ, nói rằng Bộ An ninh nội địa ước tính có khoảng 270.000 người quốc tịch Venezuela hiện đang sinh sống tại Mỹ và 123.000 người trong số này không có sự cho phép của các cơ quan nhập cư.
Và như vậy, nếu khủng hoảng ở Venezuala không được vãn hồi, thì dòng người di tản sẽ đổ dồn đi các nơi, mà điểm đến Mỹ là một địa chỉ luôn được nhắm tới. Điều này khiến Mỹ lo lắng, nhất là dưới thời ông Donald Trump đang xiết chặt người nhập cư.
Khoảng cách địa lý
Lý do cuối cùng mà các chuyên gia đưa ra để giải thích việc Mỹ luôn muốn can thiệp vào cuộc khủng hoảng ở Venezuela là nước này gần gũi về mặt địa lý hơn so với các cuộc xung đột khác đang xảy ra trên khắp thế giới. John Perkins, một chuyên gia kinh tế giải thích: "Venezuela từng là vấn đề ít được ưu tiên trong chính sách của Mỹ, nhưng nay thì khác nhiều".
Ngày 22/5 vừa qua, Quốc hội Mỹ đã đưa ra hai dự luật liên quan tới Venenzuela. Ủy ban Tư pháp Hạ viện Mỹ đã cho thông qua một biện pháp nhằm bảo vệ các công dân Venezuela đang sinh sống tại Mỹ khỏi bị trục xuất bằng cách trao cho họ quy chế được bảo vệ tạm thời. Luật này, được thông qua tại Ủy ban Tư pháp Hạ viện với tỷ lệ ủng hộ 20-9, sẽ được tiếp tục đưa ra xem xét tại toàn bộ Hạ viện.
Trong khi đó, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã cho thông qua một dự luật nhận được sự ủng hộ của cả hai đảng Cộng hòa và Dân chủ, theo đó thúc đẩy kế hoạch xây dựng các thể chế tài chính quốc tế cho việc tái thiết Venezuela. Tại Thượng viện, dự luật đã được thông qua ngày 22/5 này sẽ cung cấp ngân sách 400 triệu USD cho hoạt động hỗ trợ nhân đạo mới, đồng thời chính thức công nhận và ủng hộ những nỗ lực của lãnh đạo đối lập Juan Guaido tại Venezuela.
Và tất cả những điều đó, làm cho nước Mỹ luôn lo lắng và không thể không dính líu đến Venezuala.

Covid-19: Trốn cách ly, người đàn ông bị phạt 33.000 USD

(Kiến Thức) - Một người đàn ông ở Đài Loan đã bị phạt 1 triệu Đài tệ (tương đương 33.000 USD) sau khi đến hộp đêm dù đang trong thời gian phải cách ly.

Theo CNA, sau khi từ Đông Nam Á trở về vùng lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc) giữa lúc dịch Covid-19 đang bùng phát mạnh trên thế giới, người đàn ông này được yêu cầu tự cách ly 14 ngày. Tuy nhiên, trong thời gian cách ly, người này bị bắt gặp tham gia một bữa tiệc ở câu lạc bộ đêm tại Đài Bắc hôm 22/3.
Hành vi của người đàn ông này bị coi là gây nguy hiểm cho cộng đồng nên bị xử mức phạt cao nhất là 1 triệu Đài tệ (tương đương 33.000 USD).

Cuộc sống “đói khát” ở thủ đô Venezuela thời kỳ khủng hoảng

(Kiến Thức) - Tại khu Guarataro ở thủ đô Caracas của Venezuela, nhiều người dân đang sống trong tình cảnh thiếu nước và thực phẩm trong bối cảnh quốc gia Nam Mỹ này vẫn chìm sâu trong cuộc khủng hoảng lương thực và chính trị.

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang
Theo Al Jazeera, tại khu Guarataro ở thủ đô Venezuela, người dân đang sống trong tình cảnh thiếu nước và thực phẩm nghiêm trọng. Tuy nhiên, không chỉ có Guarataro, nhiều khu vực khác ở Venezuela cũng đang trải qua tình cảnh tương tự khi quốc gia Nam Mỹ này vẫn chìm sâu trong cuộc khủng hoảng lương thực và chính trị. (Nguồn ảnh: Al Jazeera) 

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-2
 Người dân gánh nước về nhà sử dụng từ một bệnh viện địa phương tại khu Guarataro.

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-3
Được biết, mức lương tối thiểu trung binh hàng tháng của người dân Venezuela là 5,47 USD. Trong khi đó, 1 túi bột có giá 0,79 USD, một túi gạo giá 0,88 USD và nửa kg khoai tây có giá 1,8 USD. Như vậy, chi phí cho những mặt hàng thiết yếu này đã tiêu tốn hết hơn 1 nửa tháng lương.

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-4
Cô Aura Sarmiento dự trữ nước trong những bình sữa cũ do tình trạng thiếu nước suốt hơn 2 năm qua. 

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-5
 Được biết, cô Aura đang sống cùng chồng và con trai út tại Venezuela. Người con cả của cô đang sống ở Peru và thường gửi tiền về cho mẹ - cũng chính là nguồn thu nhập chính của gia đình cô Aura. Từ năm 2016, tình trạng siêu lạm phát đã khiến nhiều gia đình ở quốc gia Nam Mỹ này lâm vào tình cảnh thiếu nguồn thực phẩm và nước uống.

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-6
Có tới 500 cư dân phải sử dụng chung một vòi nước ở khu Guarataro. 

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-7
 Anderson nhặt một túi cam cũ từ phía sau xe tải chở rác. "Nếu tôi không làm việc này, gia đình tôi sẽ chết đói", anh Anderson chia sẻ. Được biết, Anderson nhặt rác để kiếm đồ ăn cho vợ và con nhỏ từ 8 giờ sáng tới 5 giờ chiều.

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-8
 Cô Maria và chồng, Alvaro, ngủ cùng 4 đứa con của họ trên một chiếc giường.

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-9
 "Mọi thứ đang trở nên khó khăn hơn khi giá thực phẩm tăng", Maria chia sẻ.

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-10
 Một người con của cô Maria bị bệnh về thận và phải nằm trên giường suốt 24 giờ qua và cô không có tiền để đưa con đi khám bệnh.

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-11
 Do tình trạng thiếu nước, gia đình của Maria, Alvaro và Caracol phải sử dụng rất tiết kiệm.

Cuoc song “doi khat” o thu do Venezuela thoi ky khung hoang-Hinh-12
Nhiều khu vực ở thủ đô Caracas trở nên hoang tàn vì không có kinh phí để xây dựng cơ sở hạ tầng. Theo Al Jazeera, 90% người dân Venezuela đang sống dưới mức nghèo. 

Vì sao Venezuela điều 3.000 binh sỹ tới biên giới với Colombia?

Đại diện Chính phủ Venezuela tại bang Tachira, ông Freddy Bernal, cho biết quân đội nước này đang trong tình trạng báo động thường xuyên và luôn sẵn sàng đáp trả bất cứ hành động khiêu khích nào.

Ngày 6/9, Chính phủ Venezuela thông báo quân đội Venezuela đã triển khai hơn 3.000 binh sỹ ở khu vực biên giới với Colombia trong khuôn khổ kế hoạch kích hoạt cảnh báo cấp độ da cam về nguy cơ đất nước bị tấn công mà Tổng thống Nicolas Maduro đã đưa ra trước đó.