Tại sao Không quân Nga phải sử dụng bom phá hạng nặng ở Donbass?

Do các loại vũ khí của Nga không thể phá hủy các công trình phòng thủ kiên cố của Quân đội Ukraine tại Donbass, do vậy Nga phải dùng các loại bom phá hạng nặng.

Lý do Nga quyết định sử dụng bom hạng nặng tại Ukraine

Trong giai đoạn đầu của chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga tại Ukraine, Không quân Nga ít sử dụng bom phá đến 500kg; lý do là Quân đội Nga không có ý định phá hủy hoàn toàn hạ tầng đô thị và công nghiệp của Ukraine.

Nhưng trong quá trình chiến đấu, quân Nga đã vấp phải sự phòng ngự kiên cường của Ukraine; một trong những yếu tố giúp Quân đội Ukraine phòng thủ được trước hỏa lực của quân Nga, đó chính là hệ thống công sự vững chắc. Do vậy, buộc quân Nga phải sử dụng bom phá có trọng lượng từ 500 kg trở lên.

Tai sao Khong quan Nga phai su dung bom pha hang nang o Donbass?
 Bom phá FAB-9000 là loại bom phi hạt nhân lớn nhất, do Nga sản xuất. Nguồn: wikimedia.org

Trong tám năm qua, ở khu vực phía đông của Ukraine, quân đội nước này đã xây dựng một mạng lưới công sự rộng khắp, có thể sánh với Phòng tuyến Maginot của Pháp trước giai đoạn Chiến tranh Thế giới thứ hai.

Nhiều km đường hào và hầm tránh bom bằng bê tông, không phải là mục tiêu dễ dàng cho cả pháo binh và pháo phản lực phóng loạt, vốn là thế mạnh của quân Nga.

Việc sử dụng pháo phản lực 122mm, đạn pháo 122 mm, 152 mm, cũng như súng cối 82 mm và 120 mm; thậm chí là tên lửa đạn đạo Iskander hoặc hành trình Calibre vào những khu vực kiên cố này, chỉ là sự lãng phí.

Tai sao Khong quan Nga phai su dung bom pha hang nang o Donbass?-Hinh-2
 Đạn pháo phản lực phóng loạt, không thể phá hủy các công sự kiên cố của Quân đội Ukraine (Ảnh minh họa).

Mục tiêu thứ hai của bom phá hạng nặng là những nơi trú ẩn của Lực lượng Thủy quân Lục chiến Ukraine và Tiểu đoàn Azov tại nhà máy luyện kim Ilyich và Azovstal tại Mariupol.

Nga đã thử đưa vũ khí hạng nặng, dùng để phá hủy các công trình phòng thủ ngầm trong các phân xưởng của nhà máy. Đầu tiên, đạn nhiệt áp của TOS 1A Pinocchio và Solntsepek được sử dụng; nhưng vũ khí này, chỉ có tác dụng với những mục tiêu trên mặt đất, sinh lực lộ và công sự không kiên cố.

Giống như đạn pháo phản lực của các hệ thống Grad, Uragan và Smerch, đạn pháo nhiệt áp không thể xuyên sâu 5–10 mét vào hầm trú ẩn bằng bê tông.

Tai sao Khong quan Nga phai su dung bom pha hang nang o Donbass?-Hinh-3
Không quân Nga ném bom Nhà máy thép Azovstal tại Mariupol. 

Một vũ khí có sức công phá hầm ngầm và công sự vững chắc tương đối tốt của Quân đội Nga là súng cối 240 mm 2S4 Tulip, có khả năng bắn đạn nặng 228 kg đạn vào mục tiêu. Nhưng ngay cả ở loại đạn nổ phá mạnh nhất là 3VF2, cũng chí có lượng thuốc nổ không quá 50 kg.

Tuy nhiên lượng cối 2S4 của quân Nga không nhiều, thậm chí các trận địa súng cối còn dễ bị tập kích bởi súng phóng lựu B-41 hoặc tên lửa chống tăng Javelin của Ukraine.

Tai sao Khong quan Nga phai su dung bom pha hang nang o Donbass?-Hinh-4
Siêu cối 240 mm 2S4 Tulip của Quân đội Nga. Ảnh: Wikipedia

Như vậy, để đối phó với những công sự phòng ngự kiên cố của Quân đội Ukraine, Quân đội Nga phải dùng các loại bom phá hạng nặng (FAB), được phát triển từ nhiều năm trước tại Công ty Cổ phần Hiệp hội Nghiên cứu và Sản xuất Bazalt.

Bom hạng nặng, “vũ khí đặc trị” hầm ngầm Ukraine

Ưu điểm của bom FAB đó chính là có thiết kế đơn giản, không cần bảo dưỡng định kỳ trong thời gian lưu kho, chi phí tương đối thấp, cũng như dễ dàng sản xuất hàng loạt. Nhược điểm của FAB là mức chính xác không cao, phần lớn là bom thả rơi tự do.

Tai sao Khong quan Nga phai su dung bom pha hang nang o Donbass?-Hinh-5
 Cường kích Su-34 với bom phá loại nhỏ KAB-500S có điều khiển và bom thường FAB-500M62. Ảnh Topwar

Hiện Không quân Nga còn sở hữu nhiều loại máy bay có thể sử dụng bom FAB hạng nặng. Vừa qua, Không quân Nga đã nhiều lần sử dụng máy bay ném bom chiến lược Tu-22M3 để ném bom FAB vào Nhà máy thép Azovstal.

Trong trường hợp mục tiêu được quan sát rõ ràng, không có dân thường và hệ thống phòng không mạnh của đối phương, bom FAB đã trở thành vũ khí lý tưởng để phá hủy các công trình phòng thủ kiên cố.

Những loại bom có điều khiển, thường có trọng lượng nhỏ từ 100 đến 500 kg, cho phép tấn công mục tiêu, mà không cần bay vào khu vực phòng không của đối phương.

Tuy nhiên các loại bom như vậy sức công phá không cao, giá thành đắt và không thể sử dụng với số lượng nhiều. Trong cuộc tấn công vào Nhà máy thép Azovstal, Không quân Nga thường sử dụng bom FAB có trọng lượng từ 1.500 kg trở lên.

Tai sao Khong quan Nga phai su dung bom pha hang nang o Donbass?-Hinh-6
 Bom phá FAB-9000 là loại bom phi hạt nhân lớn nhất, do Nga sản xuất. Nguồn: wikimedia.org

Thực tế trong các kho dự trữ của Nga, còn nhiều bom FAB như FAB-1500/2500TS từ thời Liên Xô. Những loại bom này được thiết kế để phá hủy các mục tiêu kiên cố bằng bê tông cốt thép với độ dày ít nhất 2,5 m.

Những quả bom này, đã được Liên Xô sử dụng để tiêu diệt phiến quân Mujahideen tại các hẻm núi tại Afghanistan vào thập niên 1980 và rất lý tưởng để phá hủy căn cứ ngầm tại Nhà máy thép Azovstal hiện nay.

Ngoài ra Nga đã phát triển loại bom khoan như của Mỹ, với trọng lượng lên tới 2.151 kg. Loại bom khoan này có vỏ rất dày và lượng thuốc nổ tương đối nhỏ (430 kg thuốc nổ tổng hợp). Rất phù hợp với việc phá các hầm ngầm, nằm sâu dưới lòng đất.

Tai sao Khong quan Nga phai su dung bom pha hang nang o Donbass?-Hinh-7
 Một hố bom do bom phá FAB-1500T gây ra. Ảnh: Topwar

Hiện trong kho bom của Nga, còn nhiều bom phá FAB-1500T từ thời Liên Xô, có trọng lượng một tấn rưỡi, trong đó chứa 870 kg thuốc nổ. Trong điều kiện địa hình Miền Đông Ukraine, FAB-1500T có thể tạo ra một hố bom có đường kính 20-25 mét và sâu tới 6 mét.

Ngoài ra, Không quân Nga còn có những loại bom rất lớn như FAB-3000 M-54, trọng lượng 3.000 kg, trong đó riêng thuốc nổ là 1.400 kg, cũng do Liên Xô sản xuất.

Vừa qua truyền thống Ukraine miêu tả một vụ nổ mạnh “chưa từng có” tại Kiev, nếu Nga sử dụng tên lửa đạn đạo Iskander với đầu đạn nặng 480 kg hoặc tên lửa hành trình Calibre với đầu đạn 200–450 kg thì không thể có vụ nổ lớn như vậy được, mà chỉ có thể là bom FAB-3000 M-54.

Đoạn video quay hố bom cho thấy, một hố hình phễu, có đường kính 80 mét và sâu 15-20 mét. Với loại bom này, Không quân Nga có thể phá hủy các công trình phòng thủ ngầm tại Nhà máy thép Azovstal, đến tận đáy.

Nhưng đó chưa phải là tất cả, khi trong kho vũ khí của Quân đội Nga còn có những quả bom nặng 5 tấn và thậm chí 9 tấn. Đây là những loại vũ khí thay thế cho vũ khí hạt nhân chiến thuật, để phá hủy các mục tiêu chiến lược.

Tai sao Khong quan Nga phai su dung bom pha hang nang o Donbass?-Hinh-8
Những hố bom do các cuộc tấn công của Không quân Nga gây ra ở chiến trường Ukraine. Ảnh Topwar

Sẵn sàng đối đầu với những công sự kiên cố của Quân đội Ukraine

Chiến trường Ukraine đang là nơi Nga thử các loại vũ khí mới, trong đó có các loại bom; những hầm ngầm tại Nhà máy thép Azovstal cũng có thể trở thành bãi thử cho loại bom siêu nặng FAB-5000 và FAB-9000.

Những quả bom tiền nhiệm FAB-5000NG đã được máy bay Liên Xô thả vào năm 1945 tại Koenigsberg khi đó thuộc Đức (giờ là vùng lãnh thổ Kaliningrad của Nga), loại bom này chứa 2,2 tấn thuốc nổ và tạo ra hố sâu đến gần 10 mét.

Bom FAB-9000 của Liên Xô, với 4,2 tấn thuốc nổ, có khả năng tạo hố sâu 12 mét. Nó được sử dụng để ném bom từ độ cao tới 16 km, với tốc độ bay lên đến 1.200 km/h (bom đã được thử nghiệm ở độ cao 12.500m, với tốc độ bay của máy bay là 910 km/h).

Những loại bom phá trọng lượng lớn này, hiện chỉ có các loại máy bay ném bom chiến lược Tu-95MS, Tu-160 hoặc Tu-22M3 mới có thể sử dụng được. Trên thực tế, các khoang chứa bom của 3 loại máy bay ném bom của Nga đều không thể sử dụng loại bom này, nếu không cải tạo lại.

Tai sao Khong quan Nga phai su dung bom pha hang nang o Donbass?-Hinh-9
Bom phá hạng nặng FAB-3000 dùng để phá hầm ngầm của Không quân Nga. Ảnh: Wikipedia.

Để sử dụng những “siêu bom” trên, sẽ có những mấu treo ngoài thân. Một chiếc Tu-22M3 có thể mang 3 quả FAB-3000.

Trên thực tế, những quả bom nặng 3 tấn đã được sử dụng nhiều ở chiến trường Afghanistan, nhưng khả năng công phá “vẫn còn hạn chế”.

Mặc dù có gần 300 quả bom FAB-3000 được thả xuống, chúng không tạo ra nhiều tác dụng trên mặt đất. Lý do là tại Afghanistan, những ngọn núi khổng lồ, đã chắn sóng xung kích của bom.

Tuy nhiên, nếu sử dụng bom FAB-3000 tại chiến trường Ukraine, thì các vật thể không thể tồn tại. Và đây là cơ sở, để các nhà lãnh đạo Quân đội Nga quyết định sử dụng loại vũ khí này, để phá hủy các cứ điểm kiên cố của Quân đội Ukraine tại Donbass.

Đòn đánh của tên lửa Kh-31 nhắm thẳng vào radar S-300 của Ukraine

Radar 19Zh6 của hệ thống S-300 của Ukraine đã bật sai thời điểm, chỉ vài phút trước khi bị tên lửa hành trình Kh-31 của Nga bắn trúng.

Theo thông tin được tờ Topwar đăng tải, Không quân Nga đã sử tên lửa hành trình Kh-31, với đòn tấn công siêu chính xác, phá hủy radar 19Zh6 của tổ hợp tên lửa phòng không S-300 của Quân đội Ukraine.

Don danh cua ten lua Kh-31 nham thang vao radar S-300 cua Ukraine
Hệ thống radar bắt thấp 19Zh6 bị tên lửa chống bức xạ Kh-31 của Nga phá hủy. Ảnh: Aviation.

Kết quả tên lửa chống radar Kh-31 của Nga, đã biến hệ thống radar di động 19Zh6 thành một đống sắt vụn và người ta chỉ có thể nhận ra nó, nhờ vào các mảnh vỡ riêng lẻ và các đặc điểm cấu trúc của radar này, trong tổ hợp S-300.

Trong các bức ảnh được đưa lên mạng xã hội, người xem có thể thấy hậu quả của một cuộc tấn công siêu chính xác bằng tên lửa hành trình Kh-31 khủng khiếp như thế nào.

Don danh cua ten lua Kh-31 nham thang vao radar S-300 cua Ukraine-Hinh-2
 Hệ thống radar bắt thấp 19Zh6 của Ukraine bị tên lửa chống bức xạ Kh-31 của Nga phá hủy. Ảnh: Aviation.

Đòn tấn công bằng tên lửa đặc biệt này, được chứng minh bằng các mảnh đạn này, được tìm thấy gần đó. Kết quả của một cú đánh có độ chính xác cao, radar 19Zh6 theo nghĩa đen, đã biến thành một đống sắt vụn.

Don danh cua ten lua Kh-31 nham thang vao radar S-300 cua Ukraine-Hinh-3
Hệ thống radar bắt thấp 19Zh6 của Ukraine bị tên lửa chống bức xạ Kh-31 của Nga phá hủy.

Điều đáng chú ý, là radar 19Zh6 không bao giờ có thể phát hiện ra một tên lửa siêu thanh; hoặc có thể đã phát hiện ra, nhưng đã quá muộn để né tránh.

Đáng chú ý là radar 19Zh6 của Ukraine đã bị phá hủy chỉ vài phút sau khi được kích hoạt. Điều này cho thấy rằng, đã có một chiếc máy bay của Nga lảng vảng gần đó, đã chờ để phóng tên lửa chống radar Kh-31.

Don danh cua ten lua Kh-31 nham thang vao radar S-300 cua Ukraine-Hinh-4

Radar bắt thấp 19Zh6 của hệ thống tên lửa phòng không S-300. Ảnh: Wikipedia. 

Radar 19Zh6 hay còn gọi là ST-86U của tổ hợp S-300 Ukraine có nhiệm vụ chuyên bắt mục tiêu tầm thấp.

Hiện vẫn chưa rõ trong Quân đội Ukraine, còn có bao nhiêu hệ thống S-300 và radar thuộc các tổ hợp này. Nhưng khi phương Tây đang thúc giục viện trợ cho Ukraine, các hệ thống phòng không tầm xa, có thể các hệ thống phòng không này của Ukraine, đã bị hỏa lực tầm xa của Nga phá hủy gần hết.

Tại sao Nga không phá hủy các cây cầu bắc qua sông Dnepr?

Sông Dnepr chia đôi Đông và Tây lãnh thổ Ukraine, vậy tại sao Nga không phá hủy các cây cầu bắc qua sông Dnepr để ngăn tiếp viện của Ukraine?

Tai sao Nga khong pha huy cac cay cau bac qua song Dnepr?

Chiến dịch quân sự đặc biệt của Quân đội Nga tại Ukraine đã tiếp tục bước sang tháng thứ ba. Tại Donbass, thế trận tấn công của Quân đội Nga đang dần phát triển, hòng đưa tập đoàn quân Ukraine vào thế “chân vạc”.