Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Tại sao chiến đấu cơ tàng hình của Trung Quốc không có khách mua?

17/07/2021 06:15

Không giống như máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga, máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc vẫn "ế chỏng chơ" không có bất cứ khách nước ngoài nào quan tâm.

Tiến Minh

Trung Quốc làm nhái tiêm kích F-35: Đừng mơ sánh ngang bản gốc!

"Cha đẻ" tiêm kích J-20 Trung Quốc thừa nhận "mượn" ý tưởng F-22 của Mỹ

Tiêm kích tàng hình J-31 có thực sự hình thành năng lực chiến đấu?

J-20 Trung Quốc là "bản nhái" tiêm kích tuyệt mật của Liên Xô?

Cuộc chiến giữa các máy bay chiến đấu tàng hình giữa máy bay Mỹ, Nga và Trung Quốc có thể tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu toàn cầu. Mỹ đã bán máy bay F-35 cho rất nhiều quốc gia; trong khi Nga và Trung Quốc vẫn chưa tìm được khách hàng cho máy bay thế hệ 5 của họ.
Cuộc chiến giữa các máy bay chiến đấu tàng hình giữa máy bay Mỹ, Nga và Trung Quốc có thể tác động mạnh đến thị trường xuất khẩu toàn cầu. Mỹ đã bán máy bay F-35 cho rất nhiều quốc gia; trong khi Nga và Trung Quốc vẫn chưa tìm được khách hàng cho máy bay thế hệ 5 của họ.
Không giống như các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga, Trung Quốc đang giữ bí mật chặt chẽ máy bay tàng hình J-20, cấm xuất khẩu sang các nước khác, giống như việc Mỹ từ chối bán F-22 Raptors.
Không giống như các máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ và Su-57 của Nga, Trung Quốc đang giữ bí mật chặt chẽ máy bay tàng hình J-20, cấm xuất khẩu sang các nước khác, giống như việc Mỹ từ chối bán F-22 Raptors.
Sau khi đưa chiến đấu cơ J-20 vào biên chế năm 2017, có nhiều suy đoán rằng, Trung Quốc sẽ bán loại máy bay chiến đấu này, ít nhất là cho các đồng minh thân cận của họ; nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào về việc Trung Quốc bán loại chiến đấu cơ này.
Sau khi đưa chiến đấu cơ J-20 vào biên chế năm 2017, có nhiều suy đoán rằng, Trung Quốc sẽ bán loại máy bay chiến đấu này, ít nhất là cho các đồng minh thân cận của họ; nhưng cho đến nay vẫn chưa có thông tin nào về việc Trung Quốc bán loại chiến đấu cơ này.
J-20 được phát triển bởi Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thành Đô của Trung Quốc. Đây là loại tiêm kích tàng hình một chỗ ngồi, hoạt động trong mọi thời tiết, với khả năng tấn công chính xác.
J-20 được phát triển bởi Tập đoàn Hàng không Vũ trụ Thành Đô của Trung Quốc. Đây là loại tiêm kích tàng hình một chỗ ngồi, hoạt động trong mọi thời tiết, với khả năng tấn công chính xác.
Tiêm kích J-20 được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), máy bay vẫn được trang bị một khẩu pháo hàng không bên trong và nó có thể mang tên lửa không đối không tầm xa PL-12C/D và PL-21 (AAM).
Tiêm kích J-20 được trang bị radar mảng pha quét điện tử chủ động (AESA), máy bay vẫn được trang bị một khẩu pháo hàng không bên trong và nó có thể mang tên lửa không đối không tầm xa PL-12C/D và PL-21 (AAM).
Hai khoang vũ khí nhỏ bên trong máy bay có thể tích hợp tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10. J-20 cũng có thể mang tên lửa đất đối không, tên lửa chống bức xạ, bom dẫn đường bằng laser và bom rơi tự do. Tốc độ tối đa của J-20 là 2.100 km/h và trần bay của nó được cho là đến là 18.000m.
Hai khoang vũ khí nhỏ bên trong máy bay có thể tích hợp tên lửa không đối không tầm ngắn PL-10. J-20 cũng có thể mang tên lửa đất đối không, tên lửa chống bức xạ, bom dẫn đường bằng laser và bom rơi tự do. Tốc độ tối đa của J-20 là 2.100 km/h và trần bay của nó được cho là đến là 18.000m.
Tuy nhiên, sự phát triển của máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đã vấp phải những tranh cãi, vì có những cáo buộc rằng, tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu và thành phần thiết kế quan trọng từ chương trình F-22 Raptor của Mỹ.
Tuy nhiên, sự phát triển của máy bay chiến đấu tàng hình J-20 đã vấp phải những tranh cãi, vì có những cáo buộc rằng, tin tặc Trung Quốc đã đánh cắp dữ liệu và thành phần thiết kế quan trọng từ chương trình F-22 Raptor của Mỹ.
Hãng tin NBC News đưa tin, Mỹ cáo buộc quân đội Trung Quốc đánh cắp thông tin quan trọng về thiết kế của máy bay chiến đấu tàng hình của họ. Nhiều chuyên gia nêu rõ, những điểm tương đồng giữa J-20 của Trung Quốc với F-35 và F-22 của quân đội Mỹ.
Hãng tin NBC News đưa tin, Mỹ cáo buộc quân đội Trung Quốc đánh cắp thông tin quan trọng về thiết kế của máy bay chiến đấu tàng hình của họ. Nhiều chuyên gia nêu rõ, những điểm tương đồng giữa J-20 của Trung Quốc với F-35 và F-22 của quân đội Mỹ.
Mặc dù F-22 của Mỹ không được xuất khẩu, nhưng loại chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Công ty Hàng không Lockheed Martin phát triển; F-35 được sản xuất để sử dụng cho quân đội Mỹ, các đối tác trong chương trình NATO và các đồng minh của Mỹ.
Mặc dù F-22 của Mỹ không được xuất khẩu, nhưng loại chiến đấu cơ tàng hình F-35 do Công ty Hàng không Lockheed Martin phát triển; F-35 được sản xuất để sử dụng cho quân đội Mỹ, các đối tác trong chương trình NATO và các đồng minh của Mỹ.
Máy bay chiến đấu tàng hình có ba biến thể đó là F-35A là biến thể cất và hạ cánh thông thường (CTOL); F-35B dành cho cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) và biến thể trên tàu sân bay (CV) F-35C.
Máy bay chiến đấu tàng hình có ba biến thể đó là F-35A là biến thể cất và hạ cánh thông thường (CTOL); F-35B dành cho cất cánh ngắn và hạ cánh thẳng đứng (STOVL) và biến thể trên tàu sân bay (CV) F-35C.
Khách hàng gần đây nhất của F-35 là Thụy Sĩ, đất nước trung lập này đã ký thỏa thuận mua F-35 của Lockheed Martin, và trở thành quốc gia thứ 15 sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình. Hiện có 6 quốc gia châu Âu sử dụng F-35.
Khách hàng gần đây nhất của F-35 là Thụy Sĩ, đất nước trung lập này đã ký thỏa thuận mua F-35 của Lockheed Martin, và trở thành quốc gia thứ 15 sử dụng máy bay chiến đấu tàng hình. Hiện có 6 quốc gia châu Âu sử dụng F-35.
Còn Su-57 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 do công ty hàng không Sukhoi của Nga phát triển. Theo Hãng thông tấn Nga TASS, công nghệ tàng hình và việc sử dụng vật liệu composite, cho phép Su-57 có tốc độ bay siêu âm và khả năng cơ động rất cao.
Còn Su-57 là máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ 5 do công ty hàng không Sukhoi của Nga phát triển. Theo Hãng thông tấn Nga TASS, công nghệ tàng hình và việc sử dụng vật liệu composite, cho phép Su-57 có tốc độ bay siêu âm và khả năng cơ động rất cao.
Su-57 được trang bị thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, hệ thống radar và vũ khí trong thân máy bay. Su-57 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên bộ, trên không và trên biển. Thậm chí Su-57 cũng được trang bị tên lửa siêu thanh và đã được thử nghiệm thành công trong chiến đấu ở Syria.
Su-57 được trang bị thiết bị điện tử hàng không tiên tiến, hệ thống radar và vũ khí trong thân máy bay. Su-57 có khả năng tiêu diệt các mục tiêu trên bộ, trên không và trên biển. Thậm chí Su-57 cũng được trang bị tên lửa siêu thanh và đã được thử nghiệm thành công trong chiến đấu ở Syria.
Tháng trước, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov đã đề cập rằng, Phòng Thiết kế Sukhoi, phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga, đang lên kế hoạch phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 hai chỗ ngồi, cho cấu hình xuất khẩu của nước này.
Tháng trước, Phó Thủ tướng Nga Yuri Borisov đã đề cập rằng, Phòng Thiết kế Sukhoi, phối hợp với Bộ Quốc phòng Nga, đang lên kế hoạch phát triển một máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 Su-57 hai chỗ ngồi, cho cấu hình xuất khẩu của nước này.
Gần đây, theo các nguồn tin cho rằng, Nga đang đàm phán với 5 khách hàng tiềm năng cho máy bay Su-57. Mặc dù không có nhiều thông tin, nhưng có tin đồn rằng Algeria, Ấn Độ, Ai Cập, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Myanmar có thể đã bày tỏ sự quan tâm của họ đến tiêm kích Su-57.
Gần đây, theo các nguồn tin cho rằng, Nga đang đàm phán với 5 khách hàng tiềm năng cho máy bay Su-57. Mặc dù không có nhiều thông tin, nhưng có tin đồn rằng Algeria, Ấn Độ, Ai Cập, Việt Nam, Thổ Nhĩ Kỳ và Myanmar có thể đã bày tỏ sự quan tâm của họ đến tiêm kích Su-57.
Trong khi máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc không phải để bán, Bắc Kinh đã phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình khác, Shenyang J-31, hiện được gọi là FC-31, cho mục đích xuất khẩu.
Trong khi máy bay tàng hình J-20 của Trung Quốc không phải để bán, Bắc Kinh đã phát triển một máy bay chiến đấu tàng hình khác, Shenyang J-31, hiện được gọi là FC-31, cho mục đích xuất khẩu.
J-31 được Trung Quốc giới thiệu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đa chức năng, hai động cơ. Theo thông tin, J-31 có khả năng hỗ trợ các hoạt động yểm trợ tầm gần, ném bom và chiếm ưu thế trên không.
J-31 được Trung Quốc giới thiệu là máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, đa chức năng, hai động cơ. Theo thông tin, J-31 có khả năng hỗ trợ các hoạt động yểm trợ tầm gần, ném bom và chiếm ưu thế trên không.
J-31 được trang bị một pháo hàng không bên trong, có hai khoang vũ khí bên trong thân máy bay và ba điểm cứng tải trọng. Mỗi khoang vũ khí bên trong của máy bay phản lực có thể mang tối đa hai tên lửa không đối không, có kích cỡ trung bình.
J-31 được trang bị một pháo hàng không bên trong, có hai khoang vũ khí bên trong thân máy bay và ba điểm cứng tải trọng. Mỗi khoang vũ khí bên trong của máy bay phản lực có thể mang tối đa hai tên lửa không đối không, có kích cỡ trung bình.
Tốc độ tối đa của J-31 là khoảng 2.200 km/h và có tầm hoạt động tối đa hơn 2.000 km, nếu sử dụng các thùng nhiên liệu phụ lắp bên ngoài. Trần bay tối đa của J-31 là khoảng 20.000m.
Tốc độ tối đa của J-31 là khoảng 2.200 km/h và có tầm hoạt động tối đa hơn 2.000 km, nếu sử dụng các thùng nhiên liệu phụ lắp bên ngoài. Trần bay tối đa của J-31 là khoảng 20.000m.
Mặc dù J-31 có sẵn để xuất khẩu, nhưng có vẻ như chiếc máy bay này vẫn chưa thể tìm được khách hàng tiềm năng. Nhiều chuyên gia cho rằng, lý do chính của việc này có thể là do quan hệ “không thân ái” của Trung Quốc với các nước lớn.
Mặc dù J-31 có sẵn để xuất khẩu, nhưng có vẻ như chiếc máy bay này vẫn chưa thể tìm được khách hàng tiềm năng. Nhiều chuyên gia cho rằng, lý do chính của việc này có thể là do quan hệ “không thân ái” của Trung Quốc với các nước lớn.
Thị trường máy bay chiến đấu của Trung Quốc dường như chỉ giới hạn ở một vài quốc gia. Kể từ những năm 1990, thị trường cốt lõi của máy bay chiến đấu Trung Quốc, chỉ giới hạn ở các nước như Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Triều Tiên và một số nước châu Phi.
Thị trường máy bay chiến đấu của Trung Quốc dường như chỉ giới hạn ở một vài quốc gia. Kể từ những năm 1990, thị trường cốt lõi của máy bay chiến đấu Trung Quốc, chỉ giới hạn ở các nước như Pakistan, Bangladesh, Myanmar, Triều Tiên và một số nước châu Phi.
Mặc dù những máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc, cũng được Trung Quốc tích cực giới thiệu gần đây, nhưng không có bất kỳ tin đồn nào về sự quan tâm của khách hàng quốc tế với những loại chiến đấu cơ được coi là hiện đại nhất của Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Mặc dù những máy bay chiến đấu tàng hình của Trung Quốc, cũng được Trung Quốc tích cực giới thiệu gần đây, nhưng không có bất kỳ tin đồn nào về sự quan tâm của khách hàng quốc tế với những loại chiến đấu cơ được coi là hiện đại nhất của Trung Quốc. Nguồn ảnh: QQ.
Máy bay chiến đấu J-31 đang được Trung Quốc hoàn thiện, bay thử nghiệm tại triển lãm hàng không từ năm 2014. Nguồn: Sina.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status