Tài sản của vợ “Vua tôm” Việt sụt giảm sau tin mất 245 tỷ tại Eximbank

Riêng vốn hoá của Thuỷ sản Minh Phú đã "bốc hơi" 1.105 tỷ sau thông tin người được cho là mất 245 tỷ tại Eximbank là bà Chu Thị Bình - vợ của "Vua tôm"...
 

Ngân hàng Eximbank đang ngỏ ý tạm ứng 14,8 tỷ đồng cho bà Chu Thị Bình.
Ngân hàng Eximbank đang ngỏ ý tạm ứng 14,8 tỷ đồng cho bà Chu Thị Bình.
Như VnEconomy đã đưa tin, sự việc khách hàng tố bị mất 245 tỷ đồng trong sổ tiết kiệm gửi tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank, mã chứng khoán EIB) đã gây sự chú ý của giới tài chính gần đây. Người mất tiền không ai khác chính là bà Chu Thị Bình - vợ của "Vua tôm" Lê Văn Quang - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú.
Cụ thể, ông Lê Nguyễn Hưng - nguyên Phó giám đốc EximBank chi nhánh Tp.HCM, được cho là đã chiếm đoạt khoản tiền hơn 245 tỷ đồng từ tài khoản khách hàng Chu Thị Bình. Từ cuối tháng 2/2017, nghi ngờ mình bị lừa, bà Bình tiến hành đối chiếu số dư sổ tiết kiệm thì phát hiện hơn 245 tỷ trong các tài khoản đã không còn. Trong khi đó, cũng khoản tháng 2/2017, ông Lê Nguyễn Hưng xin nghỉ việc tại Eximbank rồi bỏ trốn khỏi Việt Nam.
Hiện bà Bình đang là Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Phó tổng giám đốc của Tập đoàn Thuỷ sản Minh Phú (mã chứng khoán MPC).
Kể từ ngày xảy ra vụ việc tại Eximbank, cổ phiếu MPC liên tục giảm điểm. Trong phiên 26/2, MPC giảm tới 14.700 đồng/cổ phiếu, tương ứng mất giá 14,45%. Đà giảm tiếp tục trong phiên 27/2 khi cổ phiếu này giảm thêm 2.300 đồng/cổ phiếu, xuống còn 96.000 đồng.
Như vậy, MPC đã mất giá 16.000 đồng/cổ phiếu kể từ thông tin người mất 245 tỷ đồng tại Eximbank được tiết lộ là bà Chu Thị Bình, tương ứng vốn hoá của doanh nghiệp này đã "bốc hơi" 1.105 tỷ đồng. Chốt phiên 28/2, vốn hoá của Minh Phú giảm xuống chỉ còn 6.702 tỷ đồng.
Trong cơ cấu cổ đông của Minh Phú, bà Bình đang nắm giữ 17,47 triệu cổ phiếu MPC, chiếm khoảng 24,96% vốn điều lệ và là cổ đông lớn nhất của tập đoàn này. Do đó, tài sản của bà Bình cũng "bốc hơi" gần 280 tỷ đồng còn 1.695 tỷ đồng.
Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Minh Phú là chồng bà Bình cũng chung tình cảnh khi tài sản chứng khoán giảm tới 251 tỷ đồng xuống 1.548 tỷ đồng. Tài sản chứng khoán của con gái là Lê Thị Dịu Minh cũng giảm tương ứng 50 tỷ đồng xuống còn 306 tỷ.
Minh Phú có vốn điều lệ 700 tỷ đồng, được sở hữu chủ yếu bởi các thành viên trong một gia đình. Do đó, cổ phiếu MPC lao dốc, thiệt hại trên sàn chứng khoán với gia đình bà Chu Thị Bình là không nhỏ.
Tại thời điểm 31/12/2017, Minh Phú có tổng tài sản gần 9.500 tỷ đồng, trong đó nợ phải trả lên tới 6.500 tỷ. Khoản nợ vay phải trả lãi tổng cộng 5.500 tỷ đồng cùng với việc dùng đòn bẩy tài chính quá lớn của Minh Phú cũng là một lo lắng với các cổ đông tập đoàn.
Với nhà băng là Eximbank, cổ phiếu EIB giảm liền hai phiên 25/2 và 26/2 sau đó tăng trở lại vào phiên 27/2.
Kết thúc phiên 28/2, EIB giảm 200 đồng xuống còn 15.500 đồng/cổ phiếu. Như vậy, cổ phiếu EIB đã giảm 700 đồng so với phiên 22/2, tương đương vốn hoá "bốc hơi" gần 900 tỷ đồng. Như vậy, vốn hoá của EIB hiện còn 19.049 tỷ đồng
Năm 2017, Eximbank công bố lãi hợp nhất đạt 822 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 308 tỷ của năm 2016.
Ngày 27/2, sau buổi làm việc với Eximbank, bà Chu Thị Bình cho biết sẽ cân nhắc lời đề nghị tạm ứng 14,8 tỷ đồng từ nhà băng này.
Đồng thời, bà Bình yêu cầu Eximbank tất toán tổng số tiền 245 tỷ đồng bởi bà đang giữ 3 sổ tiết kiệm gốc tương ứng số tiền đã mất. Tuy nhiên, Eximbank không đồng ý yêu cầu này mà chỉ trả lại tiền theo phán quyết của tòa án.
Hiện vụ việc này vẫn đang dừng lại ở việc ngân hàng Eximbank thừa nhận vụ việc lừa đảo là có thật và đảm bảo quyền lợi hợp pháp của bà Chu Thị Bình theo phán quyết của toà án có thẩm quyền. Trong khi đó, ông Hưng đã bỏ trốn và đang bị truy nã quốc tế.

Mất 245 tỷ ở ngân hàng Eximbank: Khách hàng yêu cầu trả lại tiền

Khách hàng trong vụ mất hàng trăm tỷ tại ngân hàng Eximbank cho rằng họ không làm sai, nên không ra tòa theo phán quyết của tòa án, đồng thời yêu cầu ngân hàng phải trả lại tiền.

Liên quan đến vụ ông Lê Nguyên Hưng - Nguyên Phó giám đốc Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) chi nhánh TPHCM làm giả hồ sơ, giấy ủy quyền để chiếm đoạt hàng trăm tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm của bà Chu Thị Bình, hôm qua 24/2 trao đổi với Tiền Phong bà Bình cho biết rất muốn ngân hàng trả lại tiền mà không phải ra toà. Theo bà Bình trong quá trình gửi tiền vào ngân hàng Eximbank, bà không ủy quyền cho bất kỳ người nào rút tiền từ tài khoản của mình. Khi bà có nhu cầu rút tiền thì nhân viên ngân hàng mang chứng từ đến nhà và hướng dẫn bà ký tên để hoàn tất thủ tục tất toán vào sổ tiết kiệm đáo hạn.

Trách nhiệm trả 245 tỷ cho khách của Eximbank sẽ thế nào?

(Kiến Thức) - Theo Luật sư Đặng Văn Cường, trong vụ khách hàng mất 245 tỷ ở Eximbank, trách nhiệm trả tiền cho khách của Eximbank không phụ thuộc vào việc có bắt được ông Lê Nguyễn Hưng hay không.

Liên quan đến vụ ông Lê Nguyễn Hưng, nguyên Phó Giám đốc Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) Chi nhánh TP HCM, lợi dụng khách hàng ủy quyền giao dịch tiền gửi đã rút hàng trăm tỉ đồng rồi bỏ trốn sang Mỹ, dự luận đang đặt câu hỏi về trách nhiệm bồi thường 245 tỉ của Ngân hàng Eximbank đối với khách hàng Chu Thị Bình như thế nào trong trường hợp bắt được hoặc không bắt được ông Hưng?

Để giải đáp vấn đề băn khoăn của dư luận nêu trên, Kiến Thức đã liên hệ với Ths. Ls Đặng Văn Cường – Trưởng văn phòng Luật sư Chính Pháp, Đoàn Luật sư TP.Hà Nội.

Trao đổi với Kiến Thức, ông Cường bày tỏ quan điểm: “Trong vụ án này, tội danh được áp dụng với ông Hưng và xác định quyền sở hữu số tiền đó là của Ngân hàng Eximbank hay của bà Bình sẽ là câu chuyện gây tranh cãi giữa bà Bình với Ngân hàng, bởi những nội dung này là mấu chốt để xác định nghĩa vụ dân sự (nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình) trong vụ án hình sự này.

Vì thế, việc bắt được ông Hưng hay không chưa phải là vấn đề mấu chốt để xác định bà Bình có lấy được lại số tiền trên hay không. Mấu chốt ở chỗ xác định số tiền 245 tỉ đồng trên thuộc quyền quản lý, sử dụng, định đoạt (quyền sở hữu) của Ngân hàng hay của bà Bình? Giao dịch tiền gửi, gửi tiết kiệm của bà Bình tại Ngân hàng là hợp đồng gửi giữ hay hợp đồng vay tài sản theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành? Từ đó mới xác định được nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình là của Ngân hàng hay của ông Hưng”.

Luật sư Đặng Văn Cường phân tích: Ở trường hợp thứ nhất, nếu ông Hưng bị kết tội tham ô tài sản hoặc lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản thì người bị hại sẽ được xác định là Ngân hàng, bà Bình chỉ là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự. Khi đó, nghĩa vụ dân sự được xác định trong vụ án này là ông Hưng phải trả lại tiền cho ngân hàng, đồng thời Ngân hàng trả tiền cho bà Bình.

Do đó, việc ngân hàng trả tiền cho bà Bình không phụ thuộc vào việc ông Hưng có trả được tiền cho ngân hàng hay không, có bắt được ông Hưng hay không. Nếu vụ việc kết thúc như vậy thì sẽ đảm bảo quyền lợi cho bà Bình cũng như những khách hàng gặp rủi ro trong các giao dịch với Ngân hàng, đồng thời thể hiện trách nhiệm của Ngân hàng trước khách hàng và cộng đồng xã hội, nâng cao niềm tin của người dân trong các quan hệ tín dụng.

Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.
 Ảnh minh họa: Tuổi trẻ.

Còn ở trường hợp thứ 2, nếu ông Hưng bị kết tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, đồng thời bà Bình được xác định là người bị hại (người bị ông Hưng lừa gạt để chiếm đoạt tài sản) thì nghĩa vụ trả tiền cho bà Bình là nghĩa vụ của ông Hưng, nếu không bắt được ông Hưng hoặc ông Hưng không còn tài sản thì bà Bình không còn cơ hội lấy lại số tiền đó. Chính vì vậy, vụ việc này cần phải điều tra cẩn trọng, cần phải công tâm, khách quan, đánh giá vấn đề có lý luận để quyết định đúng đắn về tội danh và nghĩa vụ dân sự trong vụ án này.

Theo luật sư Cường , trong những vụ việc xâm phạm quyền sở hữu như thế này thì trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự sẽ được đồng thời đặt ra. Trong đó, căn cứ vào hành vi, động cơ, mục đích, lỗi, hậu quả... căn cứ vào các quy định của Bộ luật hình sự, căn cứ về lý luận cấu thành tội phạm để xác định tội danh đối với người đã chiếm đoạt số tiền nêu trên. Xác định tội danh trong vụ án này cũng cần căn cứ vào chủ thể nào là người đang sở hữu số tiền bị chiếm đoạt (245 tỷ đồng).

Nếu xác định hợp đồng giữa bà Bình và Ngân hàng (gửi tiết kiệm, huy động tiền gửi) là hợp đồng vay tài sản thì ngân hàng được toàn quyền quản lý, sử dụng và định đoạt số tiền đó trong thời gian vay.

Nếu gặp rủi ro về sở hữu số tiền trong thời gian hợp đồng huy động tiền gửi có hiệu lực pháp luật thì ngân hàng sẽ chịu thiệt.

Còn nếu xác định hợp đồng giữa bà Bình với ngân hàng là hợp đồng gửi giữ tài sản thì bà Bình vẫn có quyền yêu cầu ngân hàng chịu rủi ro bởi theo quy định của bộ luật dân sự hiện hành thì người trông giữ tài sản phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại nếu tài sản bị mất mát.

Hành vi làm giả hợp đồng ủy quyền của bà Bình để rút tiền từ ngân hàng trên là hành vi gian dối của ông Hưng, người bị gian dối, qua mặt để chuyển tiền từ tài khoản của bà Bình sang cho người khác hoặc để rút tiền ra khỏi hệ thống là ngân hàng chứ không phải là bà Bình. Ngân hàng bị ông Hưng lừa, tưởng văn bản đó là của bà Bình tự nguyện lập nên mới thực hiện lệnh chuyển tiền... Vì vậy, trong trường hợp này bà Bình có thể căn cứ vào các quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về hợp đồng vay tài sản, hợp đồng gửi giữ tài sản... để xác định nghĩa vụ chịu rủi ro thuộc về ngân hàng, từ đó đòi tiền từ ngân hàng chứ không cần phải đợi công an bắt được ông Hưng.

Trong quan hệ tín dụng (huy động tiền gửi, gửi tiết kiệm) thì ngân hàng có toàn quyền sử dụng tài sản tiền gửi trong thời gian vay và phải trả gốc và lãi suất khi hết thời hạn vay hoặc khi tất toán hợp đồng (thể hiện của hợp đồng là Sổ tiết kiệm). Đây là những dấu hiệu đặc thù của hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 Bộ luật dân sự năm 2015 về Hợp đồng vay tài sản. Cụ thể: “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định”.

Ngoài ra, Điều 464 Bộ luật dân sự cũng quy định: " Bên vay trở thành chủ sở hữu tài sản vay kể từ thời điểm nhận tài sản đó.", Như vậy, nếu tài sản là tiền vay đó bị mất trong thời gian thực hiện hợp đồng vay (thời gian gửi tiết kiệm) thì rủi ro sẽ thuộc về bên vay (ngân hàng), chứ không phụ thuộc vào bên cho vay (bà Bình).

Như vậy, kể cả không kết tội ông Hưng về tội tham ô tài sản hay tội lợi dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà chi kết tội ông Hưng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản thì người bị lừa ở đây, bị "qua mặt" để rút tiền khỏi hệ thống ở đây là ngân hàng, khi tiền chưa được rút ra khỏi hệ thống thì đó là tiền của ngân hàng theo quy định tại Điều 464 BLDS năm 2015. Vì vậy rủi ro trong việc mất tiền trên thuộc về ngân hàng, bà Bình có quyền đòi tiền ngân hàng và yêu cầu ngân hàng phải chịu rủi ro đối với số tiền đó.

Cổ phiếu Eximbank liên tiếp lao dốc sau vụ khách mất 245 tỷ đồng

(Kiến Thức) - Vụ lùm xùm xung quanh việc khách hàng VIP bị mất hơn 245 tỷ đồng khi gửi tiền tiết kiệm đã khiến mã cổ phiếu EIB của ngân hàng Eximbank giảm sâu, "bốc hơi" hơn 700 tỷ đồng vốn hóa.

Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần, sáng ngày 26/2, cổ phiếu EIB của Ngân hàng TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank, HOSE: EIB) tiếp tục đi xuống phiên thứ 2 liên tiếp sau vụ việc Phó giám đốc chi nhánh TP HCM lừa đảo hơn 245 tỷ đồng của khách hàng rồi bỏ trốn. Trong phiên giao dịch buổi sáng mã cổ phiếu EIB liên tục ở tình trạng đỏ sàn.
Sắc đỏ bao trùm toàn mã EIB trong toàn bộ phiên giao dịch sáng 26/2. Ảnh: Hose.
 Sắc đỏ bao trùm toàn mã EIB trong toàn bộ phiên giao dịch sáng 26/2. Ảnh: Hose.