Tai nạn máy bay Myanmar: Tìm thấy ba thi thể đầu tiên

Sáng nay (8/6), quân đội Myanmar thông báo đã tìm thấy xác chiếc máy bay quân sự chở hơn 100 người bị mất tích trước đó tại khu vực biển Andaman.

Theo thông tin từ trang Facebook chính thức của quân đội Myanmar, người phát ngôn bộ phận thông tin của quân đội Myanmar cho biết xác máy bay Myanmar nêu trên cùng một số thi thể đã được tìm thấy lúc 8h25 sáng 8/6 (khoảng 8h sáng, theo giờ VN).
Theo đó đã tìm thấy 3 thi thể gồm 2 người lớn (một nam, một nữ) và một trẻ em. Tàu hải quân Myanmar tìm thấy các thi thể này ở cách bờ biển thị trấn Launglon phía nam khoảng 35 km.
Tai nan may bay Myanmar: Tim thay ba thi the dau tien
Máy bay loại Y-8 mà Myanmar mua từ Trung Quốc - Ảnh: Reuters 
Hãng tin AP dẫn thông tin từ Tướng Myat Min Oo cho biết đã phát hiện thấy những mảnh vỡ ở vùng biển phía tây của thị trấn Launglon.
Một nguồn tin giấu tên từ không quân Myanmar trước đó xác nhận lực lượng cứu hộ, cứu nạn hải quân đã phát hiện một số mảnh vỡ của chiếc máy bay gặp nạn tại vùng biển Andaman.
Theo AP có 9 tàu hải quân, 5 máy bay quân sự và 2 trực thăng của quân đội đang tham gia cuộc tìm kiếm.
Các nguồn tin quân đội và sân bay Myanmar cho biết chiếc máy bay xấu số chở 116 người (hãng tin Reuters đưa là 122 người, còn AP đưa con số 120), trong đó có 105 hành khách và 11 thành viên phi hành đoàn. Đa phần hành khách trên chuyến bay là thân nhân các binh sĩ.
Máy bay đang trên hành trình từ thành phố Myeik tới Yangon thì mất liên lạc chỉ sau khoảng 30 phút bay, khi cách thành phố Dawei khoảng hơn 32 km về phía Tây.
Theo nguồn tin quân sự, thời tiết xấu có thể là nguyên nhân gây ra vụ tai nạn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính xác sẽ được công bố sau khi tìm thấy hộp đen của máy bay.
Chiếc máy bay gặp nạn là loại Y-8 do Trung Quốc sản xuất. Đây là một trong 6 máy bay vận tải loại Y-8 mà Myanmar mua từ Trung Quốc vào tháng 3-2016.

10 quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới

(Kiến Thức) - Wonders List liệt kê Mỹ, Nhật Bản hay Nga,...vào danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi
 Mỹ đứng đầu trong danh sách những quốc gia bất khả xâm phạm trên thế giới. Được biết, ngân sách quốc phòng của Mỹ mỗi năm lên tới 596 tỷ USD. Ngoài ra, quốc gia này còn sở hữu đủ vũ khí hạt nhân có thể giết bất cứ ai trên thế giới. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-2
 Nhật Bản cũng là một trong những đất nước mà các quốc gia khác khó có thể xâm lược. Từ năm 2016, Nhật Bản đã chi khoảng 60 tỷ USD để tăng cường sức mạnh quân sự. Không quân Nhật Bản lớn thứ 5 thế giới và nước này có tới hơn 600 xe tăng. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-3
 Thụy Sĩ được bao quanh bởi các nước đồng minh Pháp, Italy, Áo và Đức. Do vậy, quốc gia nào có ý định xâm chiếm Thụy Sĩ sẽ phải chiến đấu với những nước đồng minh của Thụy Sĩ trước tiên. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-4
 Đất nước Canada giáp ranh với Mỹ - đồng minh của họ và cũng là một cường quốc quân sự hàng đầu thế giới. Ngoài ra, với điều kiện thời tiết lạnh khắc nghiệt, Canada chắc chắn là một “mục tiêu khó nhằn” đối với những quốc gia nào có ý định xâm lược nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-5
 Israel từng trải qua 8 cuộc chiến tranh kể từ năm 1948 nhưng không để thất bại trong một cuộc chiến nào. Theo Wonders List, Israel đã phát triển một trong những hệ thống phòng thủ tên lửa tốt nhất thế giới mang tên “Iron Dome”. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-6
 Triều Tiên cũng sở hữu sức mạnh quân sự đáng gờm, với hơn 1 triệu binh sĩ luôn trong tình trạng sẵn sàng chiến đấu, 4.200 xe tăng và 222 trực thăng tấn công. Nước này còn được cho là sở hữu vũ khí hạt nhân với tầm bắn có thể vươn tới nước Mỹ. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-7
 Nga là một trong những cường quốc trên thế giới và dĩ nhiên việc xâm lược quốc gia này gần như là điều không thể. Trong trường hợp cần thiết, Nga có thể huy động 3.500 máy bay quân sự cùng 350 tàu chiến. Ngoài ra, nước này cũng sở hữu khoảng 1.000 tên lửa hạt nhân. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-8
Australia nằm trong danh sách những quốc gia “bất khả xâm phạm” trên thế giới nhờ vị trí địa lý cũng như địa hình của nước này. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-9
 Bhutan không phải là quốc gia có quân đội hùng mạnh nhưng trong lịch sử, quốc gia Nam Á này chưa từng bị xâm lược. Ngày nay, Bhutan vẫn là một đất nước an toàn nhờ vị trí địa lý - nằm ở độ cao 300 mét so với mực nước biển – và được Ấn Độ cung cấp vũ khí cũng như huấn luyện quân sự. Ảnh: WL.

10 quoc gia “bat kha xam pham” tren the gioi-Hinh-10
Đất nước Iran có biệt danh là “Pháo đài Iran” do địa hình ở nước này chủ yếu là đồi núi. Về sức mạnh quân sự, Iran có hơn 1 triệu binh sĩ, 1.658 xe tăng và có một mạng lưới căn cứ tên lửa dưới lòng đất. Nhiều quốc gia hoài nghi rằng Iran gần đây đã bắt đầu thử nghiệm tên lửa có khả năng mang đầu đạn hạt nhân. Được biết, Iran chưa từng bị nước nào xâm lược kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai. Ảnh: WL.

Tai nạn máy bay Tu-154: Đã tìm thấy một hộp đen

Bộ Quốc phòng Nga ngày 27/12 thông báo đội tìm kiếm của nước này đã tìm thấy một hộp đen ghi lại hành trình bay của chiếc máy bay Tu-154 gặp nạn.

Video hoạt động tìm kiếm, cứu hộ chiếc máy bay Tu-154 rơi ở Biển Đen (Nguồn video RT):

Quốc vương Qatar - nhân vật tâm điểm trong vụ “tẩy chay” ở Arab

Quốc vương 37 tuổi của Qatar đã trải qua nhiều cuộc khủng hoảng do bất đồng với các quốc gia láng giềng trước khi bị cắt đứt quan hệ ngoại giao.

Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab
Quốc vương Qatar Tamim tiếp quản ngôi vị từ cha mình, Quốc vương Hamad bin Khalifa Al Thani, người đã trị vì đất nước trong gần 20 năm trước khi nhường ngôi. Quốc vương Tamim từng học tại Trường Sherborne, Trường Harrow và Học viện Quân sự Hoàng gia Sandhurst ở Anh, nơi ông tốt nghiệp vào năm 1998. Ảnh: Getty. 

Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-2
Trước khi nắm quyền vào năm 2013, ông đã tham gia vào việc chính sự của đất nước trong nhiều năm. Vào thời điểm Quốc vương Hamad chuyển giao quyền lực cho con trai, cả Saudi Arabia và Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) đều kỳ vọng vị tân vương trẻ tuổi sẽ điều chỉnh lại cách tiếp cận của Qatar với các vấn đề khu vực. Ảnh: Hindustan Times. 

Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-3
 Tháng 11/2013, Qatar bị Saudi Arabia, UAE và Bahrain chỉ trích vì hỗ trợ Tổ chức Anh em Hồi giáo, một nhóm bị Saudi Arabia và UAE gọi là "tổ chức khủng bố". Trong ảnh, Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani trong buổi họp báo tại Dinh Tổng thống ở Warsaw, Ba Lan, ngày 5/5. Ảnh: Getty.

Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-4
Vài tháng sau khi lên ngôi, Quốc vương Tamim được Vua Abdullah của Saudi Arabia mời tới Riyadh và đưa ra tối hậu thư nhằm "thay đổi hướng đi của Qatar và đưa đất nước này phù hợp với phần còn lại của Hội đồng Hợp tác Vùng Vịnh (GCC) trong các vấn đề khu vực". Quốc vương Tamim cũng được yêu cầu ký một thỏa thuận an ninh bổ sung quy định "không can thiệp vào công việc nội bộ của bất kỳ nước GCC nào khác" và ký cam kết tuân thủ. Ảnh: Getty. 

Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-5
 Cuộc khủng hoảng giữa Qatar và các nước láng giềng trở nên căng thẳng vào tháng 3/2014, khi Saudi Arabia và UAE đánh giá rằng Qatar không tuân thủ đầy đủ thỏa thuận mà Tamim đã ký kết. Cùng với Bahrain, họ đã rút các đại sứ từ Doha về nước. Trong ảnh, Quốc vương Tamim bin Hamad Al-Thani tới tham dự cuộc thảo luận chung trong kỳ họp thứ 70 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc tại New York, Mỹ, ngày 28/9/2015. Ảnh: Getty.

Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-6
 Tổng thống Mỹ Barack Obama nói chuyện với Quốc vương Qatar Tamim bin Hamad Al Thani (giữa) và Thái tử Mohammed bin Nayef của Saudi Arabia trong Hội nghị thượng đỉnh Hội Đồng Hợp Tác Vùng Vịnh - Mỹ tại Trại David, Maryland, Mỹ, ngày 14/5/2015. Ảnh: Getty.

Quoc vuong Qatar - nhan vat tam diem trong vu “tay chay” o Arab-Hinh-7
 Quốc vương Tamim bin Hamad Al Thani trong chuyến thăm Ấn Độ ngày 23/5/2015. Căng thẳng giữa Qatar và Saudi Arabia bùng phát từ cách đây 2 tuần. Saudi Arabia và một số nước cáo buộc Qatar tài trợ khủng bố và hậu thuẫn cho các nhóm phiến quân. Qatar, quốc gia sở hữu mạng lưới tin tức Al Jazeera, cũng đóng vai trò đàm phán với các nhóm mà nhiều chính phủ giữ khoảng cách. Ảnh: Hindustan Times.