Tái chiếm Palmyra: Bước ngoặt trong cuộc chiến chống IS

(Kiến Thức) - Việc quân đội Syria giải phóng Palmyra, với sự yểm trợ của không quân Nga, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại Nhà nước Hồi giáo (IS) ở Syria.

Đó là nhận định của nhà phân tích Ibrahim al-Marashi, trợ lý giáo sư tại Khoa Lịch sử, Đại học California (Mỹ).
Tai chiem Palmyra: Buoc ngoat trong cuoc chien chong IS
Binh sĩ Syria ăn mừng chiến thắng ở thành phố cổ Palmyra. 
Trong suốt năm qua, Tổng thống Bashar al-Assad đã nói với người dân Syria và cộng đồng quốc tế rằng chỉ có chế độ của ông mới có thể ngăn chặn được đà tiến của phiến quân IS. Nhưng chẳng mấy ai tin sự khẳng định này.
Cuối cùng, Damascus cũng đã tích lũy đủ lực lượng quân sự để đánh bại phiến quân IS trong cuộc chiến giành lãnh thổ. Ngoài ra, ngay cả khi rút lực lượng chủ lực khỏi Syria, số chiến đấu cơ còn lại của Nga vẫn yểm trợ vô cùng hiệu quả cho các lực lượng ủng hộ chế độ Assad trên chiến trường.
Chiến thắng của quân đội Syria chống lại IS ở Palmyra chính là một bước ngoặt không chỉ trong cuộc chiến chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo, mà còn đảo ngược cục diện của cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này.
Xê dịch chiến tuyến ở Syria và Iraq
Chiến thắng của quân đội Syria ở Palmyra diễn ra chỉ ba tháng sau khi Iraq thu hồi thành phố Ramadi từ tay phiến quân IS. Chiến thắng ở Ramadi và Palmyra đã vô hiệu hóa chiến quả của cái gọi là Nhà nước Hồi giáo.
Cả Ramadi lẫn Palmyra đều rơi vào tay phiến quân IS hồi tháng 5/2015. Điều này cho thấy, phiến quân IS có đủ khả năng tiến hành hai chiến dịch quân sự đồng thời ở Iraq và Syria.
Chỉ có điều, phiến quân IS đã bị thảm bại trước các lực lượng dân quân. Trước khi mất Ramadi, phiến quân IS đã bị lực lượng dân quân Shia đánh tan tác ở thành phố Tikrit và buộc phải tháo chạy khỏi thành phố chiến lược này. Vào mùa hè năm 2015, các lực lượng dân quân của người Kurd Syria đã đánh chiếm thị trấn Tel Abyad trên biên giới với Thổ Nhĩ Kỳ từ tay phiến quân IS. Tiếp đó là chiến thắng giải phóng Sinjar của dân quân người Kurd Iraq trong tháng 11/2015. Ở cả Iraq lẫn Syria, các lực lượng dân quân đã đánh bại phiến quân IS, với sự yểm trợ của không quân Mỹ.
Tuy nhiên, trong chiến thắng ở Ramadi và sau đó là Palmyra, quân đội Iraq và quân đội Syria chính là lực lượng chủ công. Cả hai quân đội này đều đã đánh bại phiến quân IS. Việc hai chính phủ Iraq và Syria tuyên bố chiến thắng là tối quan trọng.
Chiến thắng ở Ramadi và Palmyra đã chôn vùi huyền thoại “bất khả chiến bại” của phiến quân IS. Chính cái gọi là Nhà nước Hồi giáo đã triệt để khai thác huyền thoại này để tuyển dụng chiến binh ở Iraq, Syria, Trung Đông và phương Tây.
Trong trường hợp Ramadi, quân đội Iraq là lực lượng chủ công giải phóng thành phố. Trong khi đó, các lực lượng dân quân Shia chỉ đóng vai trò hỗ trợ và không quân liên minh do Mỹ cầm đầu đã ném bom ồ ạt trong chiến dịch tái chiếm thành phố chiến lược này.
Trong trường hợp của Palmyra, chính phủ Syria đã tuyên bố chiến thắng cấp quốc gia đầu tiên trong cuộc chiến chống phiến quân IS, ngay cả khi chiến thắng này đạt được với sự trợ giúp hữu hiệu của các lực lượng phi Syria - trong đó có Nga, Iran, Hezbollah và chiến binh Shia đến từ Iraq/Afghanistan.
Chiến thắng giải phóng Palmyra đã nâng cao vị thế của Tổng thống Assad đối với dân chúng Syria và cộng đồng quốc tế. Điều này chứng tỏ rằng ông Assad là bức tường thành duy nhất ngăn chặn sự đe dọa của các phần tử khủng bố, vào thời điểm Châu Âu bị rúng động bởi các cuộc tấn công đẫm máu tại Brussels.
Phá vỡ tình trạng bế tắc ở Syria?
Việc quân đội quốc gia Syria tái chiếm Palmyra vào cuối tháng 3/2016 là chiến thắng quan trọng. Trong cuộc nội chiến Syria, phe nổi dậy có thể đánh chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn, nhưng quân đội Syria vẫn duy trì được độc quyền về không quân, xe tăng và trọng pháo.
Đến tháng 4/2015, phe nổi dậy hợp tác với nhau dồn ép quân đội Syria, với tên lửa chống tăng và nhiều loại vũ khí tiên tiến khác do các nước đỡ đầu ở bên ngoài cung cấp. Phe nổi dậy đã thành công nhanh chóng ở Idlib và Jisr al-Shughur thuộc miền bắc Syria.
Lần đầu tiên, Tổng thống Bashar al-Assad công khai thừa nhận rằng quân đội Syria đã thất bại, sau khi tỉnh Idlib rơi vào tay phiến quân. Khi đó, tỷ lệ đào ngũ trong quân đội Syria tăng vọt và nhà nước Syria phụ thuộc hơn bao giờ hết vào Hezbollah và Iran. Sau khi phiến quân IS đánh chiếm Palmyra, không ít người cho rằng sự tồn tại của chế độ Assad chỉ còn được tính bằng ngày.
Tai chiem Palmyra: Buoc ngoat trong cuoc chien chong IS-Hinh-2
Các mục tiêu không kích của chiến đấu cơ Nga từ ngày 29/2 đến  ngày 15/3/2016.
Trong tình huống nguy cấp này, người Nga đã can thiệp một cách mạnh mẽ và kịp thời, theo yêu cầu của chính phủ Syria. Lúc đầu, phía Mỹ cho rằng Nga sẽ lún sâu vào “vũng lầy” Syria như ở Afghanistan trước đây. Thế nhưng, trênthực tế, sự can thiệp quân sự hữu hiệu của Nga đã đảo ngược cục diện chiến trường và vực dậy được tinh thần chiến đấu của quân đội Syria.
Cách đây một năm, các nhà phân tích và truyền thông phương Tây từng tiên đoán rằng chế độ Assad sẽ sụp đổ nhanh chóng. Hiện thời, không một ai nghi ngờ về sự tồn tại của chế độ này. Tuy nhiên, Quân đội Syria hiện vẫn chưa có đủ nguồn lực để chiến thắng hoàn toàn trước IS và phe nổi dậy trong tương lai gần, ngay cả khi nó nhận được sự yểm trợ hữu hiệu của các lực lượng Nga còn lại.
Chỉ có điều, khi các lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad đạt được một chuỗi các chiến thắng chiến thuật trước quân nổi dậy ở ngoại ô thành phố Aleppo và phiến quân IS ở Palmyra, bế tắc chính trị giữa chính phủ Syria và phe đối lập xem ra chỉ có thể được giải quyết trên chiến trường trong năm tới.
Video quân đội Syria tiến công giải phóng thành cổ Palmyra (Nguồn Sputnik):

Học giả Nga: Tình hình Biển Đông diễn biến nguy hiểm

(Kiến Thức) - Theo các học giả tham dự hội thảo quốc tế ở Nga, tình hình Biển Đông đang diễn biến theo chiều hướng nguy hiểm do hành động thâu tóm của Trung Quốc.

Đây là ý kiến nhất trí của các học giả tham dự hội thảo quốc tế với chủ đề “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên bang Nga hôm 21/3 về vấn đề tranh chấp lãnh thổ tại các vùng biển chưa được phân chia như Bắc Cực, Biển Caspi và Biển Đông. Trong đó, Biển Đông là chủ đề chính.

Hoc gia Nga: Tinh hinh Bien Dong dien bien nguy hiem
Toàn cảnh hội thảo  “Tranh chấp lãnh thổ và luật hòa bình trong thời toàn cầu hóa” tại Học viện Tư pháp Liên bang Nga ở Moscow.
Hơn 100 chuyên gia chuyên gia, học giả, nhà Việt Nam học của Nga và quốc tế tham gia cuộc hội thảo này. Các tham luận phân tích các nguyên nhân, yếu tố lịch sử, hiện trạng tranh chấp hiện nay tại Biển Đông, dự báo những hành động tiếp theo của Trung Quốc trong mưu đồ độc chiếm Biển Đông và khuyến nghị biện pháp giải quyết vấn đề.

Tiến sĩ I.A. Umnova, Trưởng ban nghiên cứu hiến pháp và pháp luật Học viện Tư pháp thuộc Tòa án tối cao Nga, khuyến nghị một số cơ chế pháp lý để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông, trong đó có việc đệ đơn lên Tòa án quốc tế Liên Hợp Quốc, tòa án SCO. Bà cũng đề cập đến giải pháp pháp lý như việc các nước ASEAN đẩy nhanh tiến trình thông qua Bộ quy tắc ứng xử các bên tại Biển Đông và tiến xa hơn là Hiệp ước trung lập tại Biển Đông.

Tiến sĩ G.M. Lokshin, Trung tâm nghiên cứu Việt Nam và Asean, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, phê phán Trung Quốc sử dụng những biện pháp thô bạo chống lại ngư dân Việt Nam, cũng như việc một loạt lãnh đạo Trung Quốc, nhất là giới quân sự đã có những tuyên bố thù địch đăng tải trên các phương tiện truyền thông.

Tiến sĩ M.E. Trigubenko, Chuyên viên cao cấp thuộc Trung tâm chiến lược Nga tại Châu Á, Viện Hàn lâm khoa học Nga, cho hay: “Việc Trung Quốc lấn chiếm lãnh thổ tại Biển Đông là chiến thuật truyền thống của Trung Quốc, như một câu ngạn ngữ của chính Trung Quốc“Ăn đất hàng xóm như tằm ăn dâu”. Bà vạch trần việc Trung Quốc tiếp tục khiêu khích Việt Nam trên Biển Đông khi thực hiện chuyến bay thử nghiệm trái phép đến một sân bay trên Đá Chữ Thập, đảo nhân tạo mà Trung Quốc xây dựng phi pháp tại đây.

Tiến sĩ V. Mosyakov, Phó Giám đốc Viện Nghiên cứu Phương Đông, Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói: “Đã có sự lừa dối nghiêm trọng từ phía người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh khi tuyên bố rằng Trung Quốc xây dựng những đảo nhân tạo trên Biển Đông là nằm trong giới hạn chủ quyền của nước này”. Ông chỉ ra rằng Trung Quốc đã không tôn trọng và không thực hiện những thỏa thuận song phương giữa Trung Quốc và Việt Nam. Ví dụ như thỏa thuận không bên nào được có những hành động có thể dẫn đến phức tạp thêm tình hình, không tham gia đối thoại trước với bên thứ ba…

Nhà phân tích chính trị Dmitry Mosyakov nhận xét: "Tình hình Biển Đông đang dần dần chuyển sang cấp độ pháp lý. Vấn đề quan trọng chính là tìm kiếm phương pháp tiếp cận chung giải quyết những vấn đề đang ngày càng trở nên gay gắt”.

Theo ông, giữa Trung Quốc và các nước Đông Nam Á tồn tại những tranh chấp lãnh thổ, trong khi đó Trung Quốc khó có thể kiểm soát hết nhiều vùng biển bên trong “đường lưỡi bò" vốn là những khu vực đánh bắt cá truyền thống của ngư dân Việt Nam, Malaysia, Philippines. Hiện Trung Quốc đang từng bước biến cái “đường lưỡi bò” này thành ranh giới hàng hải do nước này kiểm soát.

Trung Quốc đang xây ba trung tâm trụ cột chính: ở phía nam và trung tâm quần đảo Trường Sa, trên quần đảo Hoàng Sa. Tại đây sẽ tổ chức các vùng phòng không, xuất hiện các vũ khí tên lửa, tạo ra những "tàu sân bay không thể chìm" có nhiệm vụ giám sát “đường lưỡi bò" và thâu tóm một khu vực rộng 2,2 triệu km vuông, tương đương 80% diện tích Biển Đông.

Việc biến “đường lưỡi bò" thành biên giới biển của Trung Quốc là một thảm họa đối với tất cả các nước Đông Nam Á ở ven Biển Đông. Trung Quốc có thể biến bất kỳ rạn san hô thành đảo, kể cả các rạn không nhô khỏi mặt nước khi thủy triều lên. Tiếp đến là việc Bắc Kinh công bố các rạn san hô là đảo, xung quanh đảo có vùng lãnh thổ 12 dặm của Trung Quốc, rồi khu vực kinh tế 200 hải lý kéo dài thêm thềm lục địa của Trung Quốc.

Các đối thủ của Trung Quốc có lập trường: không có gì thay đổi, rạn san hô vẫn chỉ là bãi đá ngầm, không đem lại quyền sở hữu lãnh thổ, rằng Biển Đông là diện tích mặt nước tự do hàng hải của tất cả các quốc gia. Khu trục hạm Mỹ đã ghé khu vực, Không quân Mỹ thực hiện các chuyến bay tới đây, Washington kéo cụm tàu sân bay chiến đấu tới Biển Đông. Còn Trung Quốc cho biết họ sẵn sàng đánh đắm bất kỳ tàu thuyền nào xâm phạm cái gọi là “đường lưỡi bò".

Các học giả tham gia hội thảo ở Moscow đã thống nhất ý kiến rằng cần phải đóng băng tất cả các dự án xây dựng trên Biển Đông, tăng tốc soạn thảo một bộ luật ứng xử tại vùng biển này và thành lập một ủy ban quốc tế với nhiệm vụ phi quân sự hóa Biển Đông. Đó là lý do vì sao công việc hàng đầu là làm rõ các vấn đề pháp lý, đạt được sự đồng thuận pháp lý.

Video Tàu sân bay Trung Quốc tập trận ở Biển Đông (Nguồn VOA):

 

Vì sao Mỹ chỉ diệt được nhân vật số hai của IS?

Sáng 24/3, Mỹ tuyên bố đã tiêu diệt được "phó tướng" Abu Alaa al-Afri, nhân vật số hai của phiến quân IS.

Thực tế này cho thấy, Mỹ lại một lần nữa tiêu diệt được nhân vật số 2 trong hàng ngũ lãnh đạo của phiến quân IS. Hồi tháng 8/2015, Fadhil Ahmad al-Hayali, cấp phó của tổ chức khủng bố này, cũng đã chết trong một cuộc không kích do Mỹ tiến hành. Nó cũng không khác nhiều so với nỗ lực chống khủng bố của liên quân do Mỹ đứng đầu nhằm vào mạng lưới al-Qaeda trước đây: Trước cái chết của Osama bin Laden, cũng có đến 80% nhân vật số 2 của al-Qaeda bị tiêu diệt. Điều gì đang thực sự diễn ra? Tại sao Mỹ (gần như) luôn giết được các "phó tướng" IS nhưng lại "bó tay" trước trùm khủng bố của tổ chức này là Abu Bakr al-Baghdadi?