Tái cấu trúc, Bamboo Airways nói gì về “tin đồn” bất ổn?

Trước “tin đồn” phá sản, Bamboo Airways khẳng định vẫn đang hoạt động ổn định, đảm bảo khai thác các chuyến bay đúng giờ, an toàn và sẽ tiếp tục phát triển mạng bay.

“Không có thông tin” về hãng bay xin phá sản
Trao đổi bên lề hội nghị công bố quy hoạch các cảng hàng không, sân bay vào sáng 14/7, Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng từ chối bình luận về thông tin hãng bay nộp đơn xin phá sản với lý do "không có thông tin". Tuy nhiên, ông cũng thừa nhận tốc độ phục hồi của thị trường không đạt như kỳ vọng. Hậu quả của đại dịch vẫn đang tác động rất nặng nề lên các hãng bay.
"Tôi khẳng định Chính phủ, Bộ GTVT và Cục Hàng không luôn cố gắng hỗ trợ tối đa cho hãng hàng không, vì chúng tôi rất thông cảm, hiểu được khó khăn của các hãng sau đại dịch. Cục chắc chắn sẽ có kiến nghị, đề xuất với Chính phủ, Quốc hội tiếp tục hỗ trợ thêm trong thời gian tới", Cục trưởng Đinh Việt Thắng chia sẻ.
Tai cau truc, Bamboo Airways noi gi ve “tin don” bat on?
Cục trưởng Cục Hàng không Đinh Việt Thắng
Đánh giá đây không chỉ là khó khăn riêng của Việt Nam mà các hãng bay trên thế giới đều gặp phải, ông Thắng nhấn mạnh cơ quan quản lý Nhà nước tiếp tục kiến nghị hỗ trợ các hãng hàng không trong thời gian tới.
Trong buổi chiều cùng ngày, Bamboo Airways đã phát đi một thông báo cho biết trong thời gian vừa qua, hãng đã quyết liệt tái cấu trúc và tiến hành nhiều cải tổ mạnh mẽ. Trong đó, hãng đã nghiên cứu kỹ lưỡng và xây dựng nhiều phương án hoạt động để lựa chọn định hướng phát triển phù hợp và khả thi nhất.
"Đến nay, Bamboo Airways vẫn đang hoạt động ổn định, đảm bảo khai thác các chuyến bay đúng giờ, an toàn tuyệt đối. Chúng tôi sẽ tiếp tục phát triển mạng bay, tối ưu hóa mọi nguồn lực để tiếp tục phụng sự khách hàng, đem tới dịch vụ hàng không chất lượng cao, hiếu khách, tận tâm", thông báo của Bamboo Airways nhấn mạnh.
Tai cau truc, Bamboo Airways noi gi ve “tin don” bat on?-Hinh-2
Thông báo của Bamboo Airways phủ nhận tin đồn phá sản? 
Được biết, tin đồn về việc Bamboo Airways phá sản có thể đến hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm của Bộ GTVT, khi ông Đặng Ngọc Hòa, Chủ tịch HĐQT Vietnam Airlines, cho biết các hãng hàng không rất khó khăn.
"Theo tôi được biết, một hãng hàng không khá lớn của Việt Nam gần đây đã báo cáo Chính phủ xin bảo hộ phá sản”, ông Hòa thông tin.
Tái cấu trúc và kinh doanh thua lỗ - nguồn cơn của tin đồn?
Trước đó, liên quan đến tình hình quản trị tại Bamboo Airway, ngày 8/7, HĐQT Bamboo Airways chính thức thông qua các nội dung liên quan đến cơ cấu mới của ban lãnh đạo và điều hành. Theo đó, ông Lê Thái Sâm chính thức đảm nhận vị trí Chủ tịch HĐQT.
Tái cơ cấu ban lãnh đạo, HĐQT Bamboo Airways đã chấp thuận đơn xin từ nhiệm của 4 thành viên HĐQT, bao gồm Chủ tịch HĐQT Bamboo Airways - ông Oshima Hideki, Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT - ông Nguyễn Ngọc Trọng, Phó Chủ tịch HĐQT – ông Doãn Hữu Đoàn, và Phó Chủ tịch HĐQT – ông Phan Đình Tuệ.
Cùng với đó, HĐQT Bamboo Airways đã thông qua quyết định bầu các thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028 thay thế các thành viên từ nhiệm. Theo đó, ông Lê Thái Sâm sẽ đảm nhiệm vị trí Chủ tịch HĐQT, ông Oshima Hideki giữ chức vụ Phó Chủ tịch Thường trực HĐQT, ông Lê Bá Nguyên và ông Nguyễn Ngọc Trọng đảm nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch HĐQT. Trong đó, ông Nguyễn Ngọc Trọng kiêm đảm nhiệm chức vụ Tổng giám đốc Bamboo Airways thay thế ông Nguyễn Minh Hải đã từ nhiệm trước đó.
Tân Chủ tịch Bamboo Airways - ông Lê Thái Sâm hiện sở hữu số cổ phần tương đương trên 50% vốn điều lệ của Hãng. Việc điều chỉnh cơ cấu HĐQT và Ban Tổng giám đốc Bamboo Airways là một phần trong tiến trình tiếp tục kiện toàn bộ máy nhân sự trong công cuộc tái cơ cấu tổ chức của Bamboo Airways.
Năm 2022, Bamboo Airways tiếp tục lỗ thêm 17.619,3 tỷ đồng so với năm 2021 lỗ 2.280,8 tỷ đồng. Trong đó, Bamboo Airways ghi nhận lỗ do tiếp tục kinh doanh dưới giá vốn, lợi nhuận gộp ghi nhận âm 3.209,5 tỷ đồng so với cùng kỳ âm 4.060,3 tỷ đồng.

Chân dung Tân CEO Bamboo Airways Nguyễn Minh Hải

Tân Tổng Giám đốc Bamboo Airways Nguyễn Minh Hải có 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực hàng không, từng làm Phó Tổng giám đốc tại Vietnam Airlines.

Tại cuộc họp HĐQT mới đây, Bamboo Airways đã thông qua nghị quyết bổ nhiệm chức vụ Tổng giám đốc với ông Nguyễn Minh Hải kể từ ngày 24/5 sau khi thông qua đơn từ nhiệm của ông Nguyễn Mạnh Quân.

Giá vé máy bay 'nhảy múa', chặng Hà Nội - TP.HCM giá 5,5 triệu đồng

Giá vé máy bay từ Hà Nội đến các thành phố du lịch như Nha Trang, Phú Quốc và Đà Lạt đều tăng cao. Trong khi đó, giá trên chặng Hà Nội - TP.HCM đã chạm mốc 5,5 triệu đồng.

Những ngày gần đây, mức giá chặng Hà Nội - TP.HCM liên tục tăng cao “chóng mặt". Cụ thể, giá vé các hãng phổ biến trong khoảng 4,3-5,5 triệu đồng. Vietjet Air đang bán giá thấp nhất với mức 4,3 triệu đồng, nhưng hành khách phải bay vào khung giờ 22h30-23h30.

Giá vé thay đổi theo giờ, tăng thêm khoảng 500.000 đồng chỉ sau vài tiếng. Ngọc Hạnh (27 tuổi) chia sẻ: “Tôi đặt vé bay từ Hà Nội vào TP.HCM và giật mình vì giá tăng quá cao. Thông thường, vé tôi mua chỉ khoảng 2-3 triệu đồng. Tôi thấy giá cao nên ngần ngại chưa đặt. Chỉ khoảng vài tiếng sau, giá vé đã tăng thêm khoảng 500.000 đồng dù đó là chuyến bay khuya".

Vé máy bay nội địa “tăng chóng mặt”, khách chuyển hướng du lịch nước ngoài

Giá vé máy bay nội địa đến một số điểm du lịch tăng cao khiến nhiều người tìm đến các chuyến bay đi nước ngoài giá rẻ hoặc các địa điểm gần.

Du lịch đang bước vào giai đoạn cao điểm mùa hè. Nhu cầu đi lại của người dân tăng cao khiến giá vé máy bay tới các thành phố du lịch như Đà Nẵng, Huế, Nha Trang, Phú Quốc liên tục ở mức “trên trời".