Tách hạng B2 ra khỏi GPLX tích hợp: Sở GTVT Gia Lai nói gì?

Liên quan đến việc tách GPLX hạng B2 tích hợp, phòng CSGT Gia Lai có văn bản gửi Sở GTVT trao đổi về việc tách hạng khi đang bị tạm giữ, bị tước.

Nội dung công văn nêu: “Trong thời gian qua, phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an tỉnh Gia Lai liên tiếp nhận được đơn kiến nghị của công dân về việc đề nghị phòng CSGT và Sở  GTVT tỉnh Gia Lai tạo điều kiện để đổi, tách hạng Giấy phép lái xe (GPLX) tích hợp 02 hạng của người dân đang bị tước quyền sử dụng, phòng CSGT xét thấy cần trao đổi với Sở GTVT một số nội dung:
Tach hang B2 ra khoi GPLX tich hop: So GTVT Gia Lai noi gi?
Trụ sở Sở GTVT tỉnh Gia Lai  
“ Đối với lỗi vi phạm quy định phải tước GPLX theo quy định tại Nghị định số 100 ( sửa đổi, bổ sung tại nghị định số 123) của Chính phủ, phòng CSGT Gia Lai đã ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với cá nhân, trong đó có phạt bổ sung tước quyền sử dụng từ 11 đến 23 tháng đối với hạng A1 của GPLX tích hợp 02 hạng A1, B2. Theo đó người vi phạm không bị tước hạng B2 của GPLX và vẫn được phép điều khiển các phương tiện phù hợp theo quy định. Các GPLX tích hợp nêu trên: đối với hạng B2 (không bị tước) đã đến thời hạn phải đổi theo quy định. Tuy nhiên, thời hạn tước đối với GPLX hạng A1 phải kéo dài, vượt quá thời hạn sử dụng của hạng B2.
Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng cho người dân, tránh xảy ra việc gửi đơn kiến nghị kéo dài, cũng như đảm bảo thực hiện nhiệm vụ theo đúng quy định của pháp luật, phòng CSGT Gia Lai đề nghị Sở GTVT tỉnh Gia Lai phúc đáp về quy trình giải quyết đối với trường hợp nêu trên." 
Về vấn đề này, Phó Giám đốc Sở GTVT tỉnh Gia Lai Trần Đình Sơn thông tin, Sở đã nhận được công văn của  phòng CSGT Gia Lai. Quan điểm của Sở là làm theo chỉ đạo của Bộ GTVT tại công văn 7633/BGTVT-VT ngày 13/7/2023 " hướng dẫn các Sở GTVT về việc tách đổi GPLX tích hợp khi GPLX bị lực lượng chức năng tạm giữ."
Tach hang B2 ra khoi GPLX tich hop: So GTVT Gia Lai noi gi?-Hinh-2
Công văn phúc đáp phòng CSGT Gia Lai  
Cụ thể, tại khoản 3, Điều 33 Thông tư số 12/2017/TT- BGTVT của Bộ trưởng Bộ GTVT quy định: “Người đã có GPLX tích hợp của GPLX có thời hạn và không thời hạn, nếu có nhu cầu tách GPLX thì làm thủ tục tách GPLX theo quy định tài Điều 38 của Thông tư này.”
Ngoài ra, tại khoản 5, Điều 81 nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định: “Trong thời gian bị tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, cá nhân, tổ chức không được làm thủ tục cấp đổi, cấp mới giấy phép, chứng chỉ hành nghề.”
“Những lỗi vi phạm khác bị giữ GPLX, tôi không nói, nhưng vi phạm về nồng độ cồn, việc tước GPLX A1 tích hợp B2, phải hiểu đấy là chuyện vi phạm tư cách đạo đức. Việc không cho tách trong thời điểm bị tước là hoàn toàn hợp lý và đúng quy định”.  Phó Giám đốc Sở GTVT Gia Lai nói thêm.
 >>> Mời độc giả xem thêm video Gia tăng đột biến người xin cấp đổi Giấy phép lái xe sau Nghị định 100 có hiệu lực:

(Nguồn: TTV)


Sẽ đổi, cấp lại Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) theo phân hạng mới?

Dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ quy định đổi, cấp lại Giấy phép lái xe (Bằng lái xe) theo phân hạng mới.

Se doi, cap lai Giay phep lai xe (Bang lai xe) theo phan hang moi?
Cụ thể, Giấy phép lái xe đã được cấp theo Luật Giao thông đường bộ năm 2008 được tiếp tục sử dụng, đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 (Giấy phép lái xe được cấp lại), 3 (Giấy phép lái xe được đổi) Điều 43 của Luật này thì được đổi, cấp lại theo phân hạng mới.
Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3, B1, B2, C, D, E, FB2, FC, FD, FE được cấp theo Luật Giao thông đường bộ 2008 được đổi, cấp lại như sau:
a) Giấy phép lái xe hạng A3, C giữ nguyên và đổi, cấp lại cùng hạng;
b) Giấy phép lái xe hạng A2 đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng A1;
c) Giấy phép lái xe hạng A đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng A2;
d) Giấy phép lái xe hạng B đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng B1, B2;
đ) Giấy phép lái xe hạng D2 đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng D;
e) Giấy phép lái xe hạng D đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng E;
g) Giấy phép lái xe hạng BE đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng FB2;
h) Giấy phép lái xe hạng CE đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe FC;
i) Giấy phép lái xe hạng D2E đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng FD;
k) Giấy phép lái xe hạng DE đổi, cấp lại cho những người có giấy phép lái xe hạng FE.
Theo dự thảo Luật trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Giấy phép lái xe bao gồm các hạng:
1- Hạng A2 cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 50 cm3 đến 175 cm3 hoặc có động cơ có công suất định mức tương đương;
2- Hạng A cấp cho người lái xe mô tô hai bánh có dung tích xi-lanh từ 175 cm3 trở lên hoặc động cơ có công suất định mức tương đương và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A2;
3- Hạng A3 cấp cho người lái xe mô tô ba bánh và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A2;
4- Hạng B cấp cho người lái xe ô tô chở người đến 9 chỗ ngồi (kể cả chỗ của người lái xe); xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế không vượt quá 3.500 kg; các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B có gắn kèm rơ mooc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ mooc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng B2;
5- Hạng C1 cấp cho người lái xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 3.500 đến 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 có gắn kèm rơ mooc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ mooc không vượt quá 750 kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B;
6- Hạng C cấp cho người lái xe ô tô tải (kể cả ô tô tải chuyên dùng, ô tô chuyên dùng), máy kéo có khối lượng hàng chuyên chở theo thiết kế trên 7.500 kg; các loại xe ô tô tải quy định cho giấy phép lái xe hạng C có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1;
7- Hạng D2 cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) từ 10 đến 30 chỗ; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C;
8- Hạng D cấp cho người lái xe ô tô chở người (kể cả ô tô buýt) trên 30 chỗ; xe ô tô chở người giường nằm; các loại xe ô tô chở người quy định cho giấy phép lái xe hạng D có gắn kèm rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc không vượt quá 750kg; các loại xe quy định cho giấy phép lái xe các hạng B, C1, C, D2;
9- Hạng BE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng B khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg;
10- Hạng C1E cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C1 khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg;
11- Hạng CE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng C khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg; xe ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ mooc;
12- Hạng D2E cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D2 khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg;
13 Hạng DE cấp cho người lái xe để lái các loại xe ô tô quy định cho giấy phép lái xe hạng D khi kéo rơ moóc với khối lượng toàn bộ thiết kế của rơ moóc trên 750 kg.

Mức phạt vi phạm quy định về GPLX năm 2022 tăng mạnh

Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt về vi phạm liên quan đến Giấy phép lái xe (GPLX) của năm 2022 tăng đến 8 triệu đồng so với với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

  
Theo Nghị định 123/2021/NĐ-CP, mức phạt về vi phạm liên quan đến Giấy phép lái xe tăng đến 8 triệu đồng so với với Nghị định 100/2019/NĐ-CP.