Tắc đường 6km, VEC E trốn xả trạm còn “vượt luật” cấm xe

(VietnamDaily) - Khẳng định việc ùn ứ kéo dài 6km (từ Km18 đến cầu Long Thành tại Km12), tuy nhiên VEC E trốn xả trạm, không theo quy định mà còn “vượt luật”, tự ý đề ra quy định để cấm phương tiện lưu thông vĩnh viễn.

Liên quan đến vụ việc VEC E (Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật đường cao tốc Việt Nam) từ chối phục vụ vĩnh viễn trên các tuyến cao tốc do đơn vị này quản lý đối với 2 ôtô được cho là gây rối trên đường cao tốc TP HCM – Long Thành – Dầu Giây (HLD) đã vấp phải sự phản ứng dữ dội của dư luận và giới chuyên môn. Nhiều chuyên gia khẳng định, VEC E trốn xả trạm còn “vượt luật”.
Tac duong 6km, VEC E tron xa tram con “vuot luat” cam xe
Khẳng định việc ùn ứ kéo dài 6km (từ Km18 đến cầu Long Thành tại Km12), tuy nhiên VEC E đã trốn xả trạm, không theo quy định mà còn “vượt luật”, tự ý đề ra quy định để cấm phương tiện lưu thông vĩnh viễn. 
Vụ việc xuất phát từ tình trạng kẹt xe nghiêm trọng xảy ra vào chiều cuối cùng kỳ nghỉ Tết Kỷ Hợi (mùng 6 Tết, ngày 10/2) trên cao tốc HLD (hướng từ Long Thành về TP HCM). Đại diện VEC E khẳng định, việc ùn ứ từ Km 18 đến cầu Long Thành tại Km 12 (khoảng 6km) hoàn toàn từ các sự cố khách quan, không phải do việc chậm trễ trong hoạt động thu phí tại trạm, nên các yêu cầu liên quan đến việc xả trạm là không hợp lý và không đúng quy định hiện hành.
Do đó, 2 trong số 3 phương tiện không trả thẻ thu phí, trả tiền phí mà cố tình dừng lại tại làn thu phí lôi kéo các phương tiện ở làn khác, gây ách tắc giao thông... đã bị VEC E (thay mặt VEC – Tổng Công ty đầu tư Phát triển đường cao tốc Việt Nam) ra thông báo từ chối phục vụ vĩnh viễn 2 phương tiện này trên tất cả các tuyến cao tốc do VEC quản lý, khai thác.
Tac duong 6km, VEC E tron xa tram con “vuot luat” cam xe-Hinh-2
"VEC ra quyết định trái pháp luật là đang viện cớ đổ lỗi do phương tiện gây rối để không xả trạm thu phí, gây ùn tắc nghiêm trọng trên toàn tuyến, không tuân thủ quy định pháp luật", Luật sư Trương Thanh Đức cho biết.
Trao đổi với báo chí, Luật sư Trương Thanh Đức (Công ty luật Basico) đánh giá, VEC ra quyết định trái pháp luật là đang viện cớ đổ lỗi do phương tiện gây rối để không xả trạm thu phí, gây ùn tắc nghiêm trọng trên toàn tuyến, không tuân thủ quy định pháp luật.
“Ngày cao điểm đầu năm lượng phương tiện tăng đột biến, chủ đầu tư phải chủ động xả trạm khi thấy ùn tắc kéo dài hơn 700m theo đúng quy định của Bộ GTVT. Đã không tuân thủ, còn viện cớ phương tiện gây rối rồi tự ra quyết định theo cảm tính, không hiểu quyền và nghĩa vụ của mình đến đâu. Cái phải thực hiện thì không thực hiện, cái không được làm thì lại làm, gây bức xúc cho dư luận”, Luật sư Đức thẳng thắng nói.

Ấm áp ở làng dựng cây nêu treo cờ Tổ quốc mừng tết Kỷ Hợi 2019

(VietnamDaily) - Có một địa phương, cứ năm hết tết đến không ai bảo ai đều dựng cây nêu với lá cờ Tổ quốc khiến cả vùng trời đỏ rực màu cờ tạo nên sự ấm áp trong những ngày tết đến xuân về, nhân thêm tình yêu quê hương đất nước, niềm tự hào dân tộc vẹn tròn.

Cứ mỗi dịp Tết đến xuân về, theo phong tục tín ngưỡng lâu đời, người Việt Nam thường dựng cây nêu và coi đây là biểu tượng thiêng liêng, tránh những xui xẻo và mang lại nhiều may mắn trong năm mới. Không phải ngẫu nhiên, mỗi dịp Tết người ta truyền tụng câu: “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ/ Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”.

Độc đáo lễ hội rước “ông lợn” khổng lồ tại làng La Phù

(VietnamDaily) - Xã La Phù thuộc huyện Hoài Đức (TP Hà Nội) không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực sản xuất, nơi đây còn được đông đảo người dân khắp cả nước biết đến với lễ hội rước “ông lợn” lên đến 200 kg.

Theo các cụ cao niên ở La Phù, lễ hội rước “ông lợn” của xã đã có từ bao đời nay. Lễ hội diễn ra là để dân làng tưởng nhớ công ơn ông Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công gìn giữ bờ cõi. Trước mỗi khi lên đường đi đánh giặc, Tĩnh Quốc Tam Lang lại mổ lợn, thổi xôi khao quân.
Từ đó, cứ vào ngày 13 rạng sáng 14 tháng Giêng (Âm lịch), người dân ở xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) lại náo nức tổ chức lễ tế, hội rước “ông lợn”. Người dân trong làng mang lợn đến dâng và tôn ông là Thành Hoàng Làng.

Độc đáo lễ cúng Rừng của người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên

Hằng năm, cứ đến Xuân mới, dân làng Ograng, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai, đều tập trung cúng Rừng vì cuộc sống không thể tách khỏi núi rừng vì rừng cho thức ăn, nước uống và không khí trong lành để sống.

Doc dao le cung Rung cua nguoi dan toc thieu so o Tay Nguyen
 Già làng Siu Tới, làng Ograng, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai cùng bà con, dân quân tự vệ, lực lượng kiểm lâm đang tiến hành thực hiện nghi lễ cúng Rừng. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Doc dao le cung Rung cua nguoi dan toc thieu so o Tay Nguyen-Hinh-2
Đây là một trong những nghi lễ quan trọng trong tục cúng Rừng - nét văn hóa độc đáo của người dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên nói chung và tỉnh Gia Lai nói riêng. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Doc dao le cung Rung cua nguoi dan toc thieu so o Tay Nguyen-Hinh-3
Cây lồ ô được khoét rãnh để đựng thức ăn cúng thần Rừng. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Doc dao le cung Rung cua nguoi dan toc thieu so o Tay Nguyen-Hinh-4
Nướng gà, cơm lam để dâng cúng thần Rừng theo phong tục người Jrai tại Tây Nguyên. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Doc dao le cung Rung cua nguoi dan toc thieu so o Tay Nguyen-Hinh-5
Già làng Siu Tới, làng Ograng, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai uống rượu cần cùng Hạt trưởng chi cục Kiểm lâm huyện Ia Grai và cam kết giữ rừng. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Doc dao le cung Rung cua nguoi dan toc thieu so o Tay Nguyen-Hinh-6
Dân làng Ograng, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai gùi nước về làm lễ cúng Rừng. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Doc dao le cung Rung cua nguoi dan toc thieu so o Tay Nguyen-Hinh-7
Thức ăn nướng xong được đựng trong ống lồ ô khoét rãnh, mang đậm nét văn hóa người bản địa. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Doc dao le cung Rung cua nguoi dan toc thieu so o Tay Nguyen-Hinh-8
Bà con dân làng Ograng, xã Ia Pếch, huyện Ia Grai tập trung ăn uống theo kiểu truyền thống sau lễ cúng Rừng. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)
Doc dao le cung Rung cua nguoi dan toc thieu so o Tay Nguyen-Hinh-9
Sau lễ cúng Rừng, bà con huyện tập trung ăn uống theo kiểu truyền thống. (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)