Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Súng tiểu liên và hành trình thống trị thế giới (P1)

26/02/2023 19:45

Những khẩu súng trường đã từng thống trị các cuộc chiến tranh trong một thời gian dài cho đến khi những khẩu súng tiểu liên ra đời.

Lê Quang

Súng tiểu liên mới của Nga liệu có đủ sức soán ngôi dòng AK?

Khẩu súng nào ảnh hưởng đến tất cả súng trường tấn công ngày nay?

Điều chưa biết khẩu tiểu liên MP-40 lừng danh của Đức trong CTTG 2

Xếp hạng 10 mẫu súng tiểu liên hàng đầu thế giới hiện nay (P2)

Trong nửa đầu thế kỷ 20, ngành công nghiệp quân sự trên toàn thế giới đã buộc phải rời xa dần công nghệ sản xuất truyền thống của mình. Lý do là từ số lượng và quy mô của các cuộc xung đột vũ trang gia tăng đã tạo ra nhu cầu lớn các vũ khí nhỏ, đáng tin cậy và đơn giản.
Trong nửa đầu thế kỷ 20, ngành công nghiệp quân sự trên toàn thế giới đã buộc phải rời xa dần công nghệ sản xuất truyền thống của mình. Lý do là từ số lượng và quy mô của các cuộc xung đột vũ trang gia tăng đã tạo ra nhu cầu lớn các vũ khí nhỏ, đáng tin cậy và đơn giản.
Sau Thế chiến I, rõ ràng súng trường - vũ khí chính của một người lính không còn đáp ứng nhu cầu hiện đại. Một mặt, chúng đơn giản, đáng tin cậy trong thiết kế, có lực sát thương và tầm ngắm xa tuyệt vời.
Sau Thế chiến I, rõ ràng súng trường - vũ khí chính của một người lính không còn đáp ứng nhu cầu hiện đại. Một mặt, chúng đơn giản, đáng tin cậy trong thiết kế, có lực sát thương và tầm ngắm xa tuyệt vời.
Nhưng mặt khác, súng trường là vũ khí lớn và nặng, khó sử dụng trong không gian hạn chế; tốc độ bắn thấp và không thể cung cấp một hỏa lực dày đặc. Nhưng quan trọng nhất là rất ít quốc gia có đủ nguồn lực và năng lực sản xuất để cung cấp súng trường cho các lực lượng vũ trang đang phát triển.
Nhưng mặt khác, súng trường là vũ khí lớn và nặng, khó sử dụng trong không gian hạn chế; tốc độ bắn thấp và không thể cung cấp một hỏa lực dày đặc. Nhưng quan trọng nhất là rất ít quốc gia có đủ nguồn lực và năng lực sản xuất để cung cấp súng trường cho các lực lượng vũ trang đang phát triển.
Lúc ấy, một phương thuốc chữa bách bệnh ra đời chính là súng tiểu liên. Vũ khí này có những phẩm chất mà súng trường thiếu như khả năng khai hỏa dữ dội ở tầm ngắn và trung bình, trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ.
Lúc ấy, một phương thuốc chữa bách bệnh ra đời chính là súng tiểu liên. Vũ khí này có những phẩm chất mà súng trường thiếu như khả năng khai hỏa dữ dội ở tầm ngắn và trung bình, trọng lượng nhẹ và kích thước nhỏ.
Trong giai đoạn đầu của Thế chiến II, mỗi quân đội được trang bị một hoặc nhiều mẫu súng tiểu liên, như khẩu Suomi KP-31 của Phần Lan, MAB-38 của Ý, Thompson của Mỹ, PPD của Liên Xô… Tuy nhiên, những khẩu tiểu liên đó có giá thành chế tạo không hề rẻ, do thiết kế và quy trình công nghệ chưa được đơn giản hóa.
Trong giai đoạn đầu của Thế chiến II, mỗi quân đội được trang bị một hoặc nhiều mẫu súng tiểu liên, như khẩu Suomi KP-31 của Phần Lan, MAB-38 của Ý, Thompson của Mỹ, PPD của Liên Xô… Tuy nhiên, những khẩu tiểu liên đó có giá thành chế tạo không hề rẻ, do thiết kế và quy trình công nghệ chưa được đơn giản hóa.
Do đó, các quốc gia đóng vai trò tích cực nhất trong chiến sự đã quan tâm nhiều đến bài toán kinh tế trong sản xuất. Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng, hóa ra việc sản xuất súng tiểu liên có thể rẻ hơn nhiều so với sản xuất súng trường, từ đó các nước bắt tay vào việc sản xuất những thiết kế hứa hẹn nhất trên quy mô lớn. Đó là lúc thời đại của "vũ khí sản xuất hàng loạt" bắt đầu.
Do đó, các quốc gia đóng vai trò tích cực nhất trong chiến sự đã quan tâm nhiều đến bài toán kinh tế trong sản xuất. Qua nghiên cứu, người ta nhận thấy rằng, hóa ra việc sản xuất súng tiểu liên có thể rẻ hơn nhiều so với sản xuất súng trường, từ đó các nước bắt tay vào việc sản xuất những thiết kế hứa hẹn nhất trên quy mô lớn. Đó là lúc thời đại của "vũ khí sản xuất hàng loạt" bắt đầu.
Điều này đúng không chỉ về vật liệu, mà còn về công nghệ sản xuất, điều quan trọng là đơn giản hóa thiết kế và quy trình sản xuất càng nhiều càng tốt, nhưng không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng chiến đấu của vũ khí.
Điều này đúng không chỉ về vật liệu, mà còn về công nghệ sản xuất, điều quan trọng là đơn giản hóa thiết kế và quy trình sản xuất càng nhiều càng tốt, nhưng không để ảnh hưởng xấu đến chất lượng chiến đấu của vũ khí.
Ý tưởng áp dụng một phương thức sản xuất mới trong việc chế tạo vũ khí, chẳng hạn như súng tiểu liên, thuộc về các nhà chế tạo súng người Đức. Hiện thân của ý tưởng này là súng tiểu liên MP-38, mà mọi người đã xem phim về Thế chiến II, ít nhất từng thấy được một lần.
Ý tưởng áp dụng một phương thức sản xuất mới trong việc chế tạo vũ khí, chẳng hạn như súng tiểu liên, thuộc về các nhà chế tạo súng người Đức. Hiện thân của ý tưởng này là súng tiểu liên MP-38, mà mọi người đã xem phim về Thế chiến II, ít nhất từng thấy được một lần.
Trong quá trình sản xuất các bộ phận của MP-38, lần đầu tiên công nghệ dập chính xác và tiện thủ công đã được thay thế bằng dập nguội và đúc. Điều này có nghĩa là việc xử lý thủ công chỉ cần áp dụng để tạo ra các thành phần chính, như nòng súng và cò súng. Điều này đã làm giảm chi phí thiết kế và còn cho phép tiến hành sản xuất ngay cả trong các xưởng nhỏ.
Trong quá trình sản xuất các bộ phận của MP-38, lần đầu tiên công nghệ dập chính xác và tiện thủ công đã được thay thế bằng dập nguội và đúc. Điều này có nghĩa là việc xử lý thủ công chỉ cần áp dụng để tạo ra các thành phần chính, như nòng súng và cò súng. Điều này đã làm giảm chi phí thiết kế và còn cho phép tiến hành sản xuất ngay cả trong các xưởng nhỏ.
Trong quá trình sản xuất MP-38, người Đức cũng hoàn toàn từ bỏ việc sử dụng các bộ phận bằng gỗ, chúng được thay thế bằng kim loại và nhựa. Bản thân thiết kế cũng được đơn giản hóa tối đa và không có nhiều chi tiết nhỏ, chẳng hạn súng không có nút chọn chế độ bắn.
Trong quá trình sản xuất MP-38, người Đức cũng hoàn toàn từ bỏ việc sử dụng các bộ phận bằng gỗ, chúng được thay thế bằng kim loại và nhựa. Bản thân thiết kế cũng được đơn giản hóa tối đa và không có nhiều chi tiết nhỏ, chẳng hạn súng không có nút chọn chế độ bắn.
Mặc dù đơn giản về thiết kế, nhưng MP-38 và biến thể tiếp theo là MP-40, là những vũ khí đáng tin cậy có chất lượng cao. Nó có độ chính xác chấp nhận được và có thể được sử dụng hiệu quả cả ở khoảng cách trung bình và trong không gian hạn chế (với báng gấp).
Mặc dù đơn giản về thiết kế, nhưng MP-38 và biến thể tiếp theo là MP-40, là những vũ khí đáng tin cậy có chất lượng cao. Nó có độ chính xác chấp nhận được và có thể được sử dụng hiệu quả cả ở khoảng cách trung bình và trong không gian hạn chế (với báng gấp).
Tất nhiên, không phải không có sai sót. Nhiều chuyên gia lưu ý rằng do hộp đạn dài và thẳng đứng, MP-38/40 rất bất tiện khi bắn ở tư thế nằm và việc không có vỏ che nòng súng sẽ gây bỏng tay nếu bất cẩn.
Tất nhiên, không phải không có sai sót. Nhiều chuyên gia lưu ý rằng do hộp đạn dài và thẳng đứng, MP-38/40 rất bất tiện khi bắn ở tư thế nằm và việc không có vỏ che nòng súng sẽ gây bỏng tay nếu bất cẩn.
Tuy nhiên, tất cả những thiếu sót này trông không đáng kể so với nền tảng thành công chung của súng, đáp ứng tất cả các yêu cầu của vũ khí sản xuất hàng loạt - tin cậy, đơn giản và chi phí sản xuất thấp (còn nữa)
Tuy nhiên, tất cả những thiếu sót này trông không đáng kể so với nền tảng thành công chung của súng, đáp ứng tất cả các yêu cầu của vũ khí sản xuất hàng loạt - tin cậy, đơn giản và chi phí sản xuất thấp (còn nữa)

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Ukraine lại làm rơi F-16, phi công nhảy dù thành công

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

Xung đột Ấn Độ-Pakistan thay đổi vị thế vũ khí Trung Quốc

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status