Sửng sốt phát hiện nước trên nhiều hành tinh to ngang Trái đất

(Kiến Thức) - Phát hiện mới liên quan tới nguồn nước trên các hành tinh cỡ Trái đất vừa được các nhà khoa học công bố.

Kết quả từ Kính viễn vọng Không gian Hubble cho thấy có thể có một lượng lớn nước tồn tại trên một số trong bảy hành tinh cỡ Trái đất đang quay xung quanh ngôi sao lùn tên là TRAPPIST-1, cách Trái đất 40 năm ánh sáng, theo một thông cáo từ Kính viễn vọng Không gian Hubble.
Sung sot phat hien nuoc tren nhieu hanh tinh to ngang Trai dat
Nguồn ảnh: axios.com. 
Cụ thể, có ba trong số bảy hành tinh cỡ Trái đất quay quanh hệ thống sao Trappist-1 được cho là những vùng sống mới, ủng hộ nhiều giả thuyết cho rằng có thể có tiềm năng sự sống mới ngoài hành tinh.
“Điều này kết luận rằng, các hành tinh có thể đang giữ một lượng nước lỏng nhất định trong suốt quá trình hình thành, hoạt động của chúng”.
Giải thích cho vấn đề này, các chuyên gia sự đoán rằng, khi tia cực tím từ hành tinh đó phát ra, va chạm với bầu khí quyển hành tinh sẽ nhanh chóng làm phân hủy các phân tử Hydro và Oxi. Nhiều trong số đó có điều kiện thích hợp đã kết hợp phân tử tạo thành nước và tồn tại trong các hành tinh mà hiện nay có thể là ba hành tinh được cho là có kích cỡ Trái đất.
Xem thêm video: Ngôi sao lớn nhất vũ trụ - Nguồn video: Khoa học vũ trụ và khám phá.

5 hành tinh kì lạ nhất từng được phát hiện

Gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra hành tinh nóng nhất từng được tìm thấy, nó có nhiệt độ bề mặt lớn hơn một số ngôi sao.

Khi việc săn tìm các hành tinh bên ngoài hệ Mặt trời vẫn còn tiếp tục, chúng ta có nhiều cơ hội khám phá ra nhiều thế giới khác với những đặc điểm kì lạ. Và việc thăm dò liên tục hệ thống năng lượng Mặt trời của chúng ta sẽ còn tiết lộ nhiều điều hơn nữa.

Sửng sốt thông tin về ngôi sao sáng cực tím Y453

(Kiến Thức) - Ngôi sao sáng cực tím Y453 là đối tượng thiên văn mới vừa được các nhà khoa học phát hiện, nghiên cứu.

Sung sot thong tin ve ngoi sao sang cuc tim Y453

Cụ thể, một nhóm các nhà thiên văn học do William Dixon thuộc Viện Khoa học Kính thiên văn Vũ trụ ở Baltimore, Maryland đã công bố kết quả phân tích quang phổ mới của ngôi sao sáng cực tím tên là Y453. Nguồn ảnh: Phys. 

Phát hiện hành tinh lạ quay quanh ngôi sao cổ gây bất ngờ

(Kiến Thức) - Một hệ thống hành tinh lạ vừa được phát hiện nằm sâu thẳm trong vũ trụ nhận được quan tâm của giới khoa học.

Các nhà khoa học thuộc Đài quan sát Thuringian State ở Tautenburg, Đức vừa công bố rằng họ đã phát hiện ra một hệ thống hành tinh lạ nằm xa xôi trong vũ trụ bao gồm hai hành tinh con quay quanh một ngôi sao chủ có tên khoa học là K2-106. 
Phat hien hanh tinh la quay quanh ngoi sao co gay bat ngo-Hinh-2
K2-106 được biết đến là một ngôi sao cổ, ước tính đã 5 tỷ năm tuổi, thuộc loại hành tinh G5, có bán kính bằng 0.83 lần bán kính Mặt trời. Nguồn ảnh: Phys.