Sửng sốt phát hiện mới về nước trong các ngoại hành tinh

(Kiến Thức) - Cuộc khảo sát rộng rãi nhất về thành phần hóa học khí quyển của các ngoại hành tinh cho đến nay làm rõ những xu hướng thách thức các lý thuyết hiện tại, về sự hình thành hành tinh và ý nghĩa của việc tìm kiếm nước trong Hệ Mặt trời.

Một nhóm các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi Đại học Cambridge đã sử dụng dữ liệu khí quyển từ 19 ngoại hành tinh để có được các phép đo chi tiết về các tính chất hóa học và nhiệt của chúng.

Các ngoại hành tinh trong nghiên cứu này trải rộng trên phạm vi kích thước lớn từ 'Hải vương nhỏ' gấp 10 lần khối lượng Trái đất đến 'siêu sao Mộc' trên 600 lần khối lượng Trái đất và nhiệt độ từ gần 20 độ C đến hơn 2000 độ C.

Giống như các hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt trời của chúng ta, bầu khí quyển của ngoại hành tinh rất giàu hydro, nhưng chúng quay quanh các loại sao khác nhau.

Sung sot phat hien moi ve nuoc trong cac ngoai hanh tinh
 Nguồn ảnh: Space.

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng, hơi nước là phổ biến trong bầu khí quyển của nhiều ngoại hành tinh, đồng thời liều lượng các nguyên tố khác cũng lại nhiều hơn so với dự đoán.

Tiến sĩ Nikku Madhusudhan từ Viện Thiên văn học tại Cambridge, cho biết: "Chúng tôi đang nhìn thấy những dấu hiệu đầu tiên của các kiểu hóa học trong thế giới ngoài Trái đất và chúng tôi đang thấy chúng có thể đa dạng như thế nào về thành phần hóa học".

Trong Hệ Mặt trời của chúng ta, lượng carbon liên quan đến hydro trong khí quyển của các hành tinh khổng lồ cao hơn đáng kể so với Mặt trời. Sự phong phú này được cho là bắt nguồn khi các hành tinh được hình thành, và một lượng lớn băng, đá và các hạt khác được đưa vào hành tinh trong một quá trình gọi là bồi tụ.

Sự phong phú của các nguyên tố khác đã được dự đoán là cao tương tự trong bầu khí quyển của các ngoại hành tinh khổng lồ, đặc biệt là oxy, là nguyên tố phong phú nhất trong vũ trụ sau hydro và helium. Điều này có nghĩa là nước, chất mang oxy chiếm ưu thế cũng được dự kiến sẽ dư thừa trong bầu khí quyển như vậy.

Phương pháp mới cũng thống kê tính chất nguyên tử của natri và kali, cho phép các nhà nghiên cứu có được ước tính về sự phong phú hóa học trong khí quyển ngoại hành tinh.

Nhóm nghiên cứu đã báo cáo sự phong phú của hơi nước ở 14 trong số 19 ngoại hành tinh và sự phong phú của natri và kali trong 6 ngoại hành tinh.

"Thật không thể tin được khi nhìn thấy lượng nước dồi dào như vậy trong bầu khí quyển của một loạt các ngoại hành tinh quay quanh nhiều ngôi sao khác nhau", Madhusudhan nói.

"Đo lường sự phong phú của các hóa chất này trong bầu khí quyển ngoại hành tinh là một điều phi thường, vì chúng ta chưa thể làm điều tương tự đối với các hành tinh khổng lồ trong Hệ mặt trời của chúng ta bao gồm cả sao Mộc", Luis Welbanks, tác giả chính của nghiên cứu cho biết.

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Thú vị kế hoạch khảo sát ngoại hành tinh mới của NASA

(Kiến Thức) - NASA đưa ra một sứ mệnh mới, hy vọng khám phá ra hàng ngàn ngoại hành tinh bên ngoài hệ mặt trời. Vệ tinh TESS đã được phóng bởi một tên lửa SpaceX Falcon 9 nhắm đến một quỹ đạo bất thường sẽ kéo dài tới tận mặt trăng.

Vệ tinh Khảo sát ngoại hành tinh (TESS) đã được phóng từ Mũi Canaveral. Nó sử dụng bốn camera để săn lùng các hành tinh xung quanh một số ngôi sao gần nhất và sáng nhất trên bầu trời.
Tiếp tục sứ mệnh khám phá ra nhiều ngoại hành tinh mới nối gót tàu Kepler đã tìm thấy hơn 2600 hành tinh ngoại lai cho tới hiện tại dành cho giới khoa học, vệ tinh TESS đã được phóng bởi một tên lửa SpaceX Falcon 9 nhắm đến một quỹ đạo bất thường sẽ kéo dài tới tận mặt trăng.

Kỷ lục lỗ đen cực nặng trong thiên hà trung tâm Abell 85

(Kiến Thức) - Trong không gian, các lỗ đen xuất hiện với các kích cỡ và khối lượng khác nhau. Kỷ lục hiện thuộc về một lỗ đen nằm trong cụm thiên hà Abell 85, với khối lượng gấp 40 tỷ lần Mặt trời của chúng ta nằm ở giữa trung tâm Holm 15A. 

Theo đó, các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất Max Planck và Đài quan sát Đại học Munich phát hiện ra điều này bằng cách đánh giá dữ liệu trắc quang học từ Đài thiên văn Wendelstein cũng như các quan sát quang phổ mới với Kính viễn vọng Very Large.

Mặc dù cụm Abell 85 có khối lượng khổng lồ gấp khoảng 2 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời, nhưng trung tâm của thiên hà lại cực kỳ khuếch tán và mờ nhạt.