Sư tử hoang dã già nhất thế giới bị giết chết

Loonkito, cá thể sư tử cao tuổi nhất thế giới sống ở ngoài tự nhiên, vừa bị giết chết trong một cuộc đụng độ ở ngôi làng gần Vườn quốc gia Amboseli.

Theo tờ The National News, Loonkito, con sư tử 19 năm tuổi đã bị những người chăn gia súc tại Olkelunyiet, một ngôi làng gần Vườn quốc gia Amboseli (Kenya) giết chết sau khi tấn công gia súc của họ.
Vào khoảng 21h (theo giờ địa phương) ngày 10/5, Loonkito đi vào chuồng bò của dân làng ăn thịt một số gia súc ở đó nhưng bị những người dân ở đây đâm bằng giáo mác. Những vết thương do giáo đâm vào đầu đã giết chết con sư tử già.
Su tu hoang da gia nhat the gioi bi giet chet
Lookito bị giết chết bởi những người chăn nuôi gia súc. Ảnh: karina-robin 
Người dân sau đó đã thông báo đến chính quyền địa phương về việc sư tử xâm nhập vào làng và bị họ giết chết. Xác của con sư tử được Lực lượng kiểm lâm và Cơ quan kiểm soát động vật hoang dã Kenya mang đi.
Theo Daniel Sampu, chuyên viên cấp cao của Tổ chức bảo tồn động vật hoang dã Big Life Foundation: "Đây hoàn toàn là xung đột giữa con người và động vật hoang dã. Người dân địa phương đã sống chung với động vật hoang dã từ lâu. Những người chăn nuôi đã nâng cao cảnh giác để bảo vệ số ít gia súc còn sót lại của họ sau đợt hạn hán nghiêm trọng gần đây.”
Các nhà bảo tồn đã lên án việc giết Loonkito, họ cũng đã khuyến cáo người dân địa phương tránh giết sư tử nếu có thể, vì chúng là loài dễ bị tổn thương với ước tính có ít hơn 25.000 con còn sống. Vườn Quốc gia Amboseli, nơi Loonkito từng sống hiện có hơn 100 con sư tử.
Trước sự ra đi của Loonkito, nhóm Lion Guardians đăng trên mạng xã hội rằng: “Với niềm tiếc thương, chúng tôi chia sẻ tin tức về sự ra đi của Loonkiito (2004 - 2023).”
Theo những người bảo vệ Vườn quốc gia Amboseli, từ năm 2010 đến 2017, Loonkito đã bảo vệ thành công lãnh thổ, niềm kiêu hãnh của mình cùng với người anh là sư tử Ambogga. Nhưng sáu năm trước, sư tử Ambogga cũng đã bị giết trong một cuộc tranh chấp lãnh thổ, chính Loonkito cũng bị thương trong 'trận chiến' này.

Mê mẩn trước vẻ đẹp của khổng tước trắng

Bạch khổng tước (chim công trắng) là loài chim có bộ lông màu trắng tuyệt đẹp và được xếp vào hàng quý hiếm. Chim công trắng được tạo ra do sự đột biến gen di truyền thiếu sắc tố lông.

Trong tự nhiên, cứ 100 cá thể công được sinh ra thì có từ 1-3 cá thể bị đột biến. Khi trưởng thành (khổng tước trống) chiều dài có thể đạt tới 2,25 m, bộ đuôi có thể dài 1,5 m, trọng lượng có thể đạt từ 4-6 kg. Trong khi đó, con mái có chiều dài khoảng 95 cm với trọng lượng đạt 2,75-4 kg.
Vào mùa sinh sản, chim trống thường xòe đuôi múa để gọi bạn tình. Đây là thời gian mà người nuôi chim công sẽ được ngắm vẻ đẹp hoàn mỹ nhất của loài chim này (từ cử chỉ, hành động, sắc lông). Sau đó chúng bắt đầu có hiện tượng rụng đuôi và thay lớp lông mới cho mùa sinh sản tiếp theo. Một con trống có thể giao phối với nhiều con mái, nếu thành công sẽ sinh ra những con khổng tước trắng.
Ngày nay, những chú chim công trắng được lai ghép, tạo đột biến gen từ cá thể chim bố mẹ tuy nhiên tỉ lệ thành công và sống sót chưa cao. Các con trống nếu được chăm sóc thích hợp có thể sống khoảng 40 đến 50 năm.

Nếu rêu không còn tồn tại trên Trái Đất, chuyện gì sẽ xảy ra?

Là tổ tiên của tất cả các loài thực vật đang sinh sôi ngày nay, rêu đóng vai trò quan trọng với các hệ sinh thái trên khắp thế giới.

Neu reu khong con ton tai tren Trai Dat, chuyen gi se xay ra?
Rêu được coi là một trong những thực vật từng sống trên Trái đất lâu đời nhất và cũng là một trong những loại thực vật có ảnh hưởng lớn đến hệ sinh thái chung của hành tinh.