Sư tử đực giành mồi con cái và kết cục đắng lòng

Hai con sư tử đực hoàn toàn lép vế sau khi không biết lượng sức mình mà tranh mồi với đàn sư tử cái đông đảo nhưng cái kết mới thực sự khiến người xem bất ngờ.

Theo Daily Star, video được ghi lại tại công viên quốc gia Serengeti ở Tanzania, châu Phi. Hai con sư tử đực còn trẻ từ đâu xuất hiện muốn tranh con mồi mà sư tử cái đang đánh chén.

Sư tử cái dù đã cảnh báo hai con sư tử đực, nhưng chúng vẫn quyết lấn tới. Hai con sử tử đực chưa tận hưởng miếng mồi được bao lâu thì đàn sư tử cái đông đảo quay lại xua đuổi, khiến chúng phải bỏ chạy trối chết.

Không may cho đàn sư tử cái, khi chúng đang bận đối phó với sư tử đực thì những con linh cẩu cơ hội âm thầm cướp mồi.

Cuối video, đàn linh cẩu xẻ thịt miếng mồi đến mức chỉ còn xương, còn hai con sư tử đực vẫn bị đàn sư tử cái săn đuổi.

Su tu duc gianh moi con cai va ket cuc dang long

Sư tử đực tranh mồi bị đàn sư tử cái xua đuổi.

Video do kênh YouTube Maasai Sightings đăng tải, với dòng mô tả: “Những con sư tử đực hoàn toàn có thể lấn át một khi chúng đạt đến kích thước trưởng thành”.

“Còn bây giờ, chúng không còn cách nào khác ngoài bỏ chạy và đã nhận được một bài học. Đối với chúng, sống sót để có thêm kinh nghiệm là điều may mắn”.

Nhiều người xem bày tỏ sự chú ý đặc biệt với đoạn video kịch tính. Một người bình luận: “Diễn biến thật ấn tượng”. Người khác viết: “3 kẻ săn mồi cùng tranh đấu cho miếng mồi ngon”.

Người thứ ba nói: “Hai con sư tử đực còn non, những con cái đầy kinh nghiệm hoàn toàn có thể hạ gục chúng”.

Kỳ quặc hươu cao cổ gãy cổ vẫn sống nhởn nhơ

(Kiến Thức) - Con hươu cao cổ trông vẫn bình thường, khỏe mạnh nhưng chiếc cổ gãy cong hẳn sang một bên. Đây có lẽ là kết quả của một trận kịch chiến khiến cổ của con hươu bị chấn thương nặng.

Mới đây, nhiếp ảnh gia Philip J.Briggs, 36 tuổi, đến từ Amboseli, Kenya bất ngờ bắt gặp một con hươu cao cổ đực kỳ lạ ở khu vực Chyulu. Đáng nói, con hươu cao cổ bị chấn thương rất nặng vùng cổ.
Ky quac huou cao co gay co van song nhon nho
 

Xôn xao lý thuyết mới về nguồn gốc nước trên Mặt trăng

(Kiến Thức) - Nước của Mặt trăng có thể đến từ Trái đất sau thời điểm xảy ra vụ va chạm khổng lồ. Mặt trăng, từ lâu được cho là bộ xương khô, nhưng thực sự nó từng chứa một lượng nước đáng ngạc nhiên.

Khi Mặt trăng hình thành, nước có thể đến từ các núi lửa của Trái đất dưới dạng khí. Nó có thể được đưa đến đó bởi sao chổi hoặc thiên thạch. Hoặc nước có thể đã di chuyển đến bề mặt Mặt trăng thông qua gió Mặt trời tương tác với các khoáng chất trên Mặt trăng để tạo ra nước.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Washington ở St. Louis đang hợp tác để tìm ra câu trả lời. Nhóm chuyên gia đã hợp tác với Viện nghiên cứu khám phá Hệ Mặt trời mới của NASA.