Sự thật việc người bán bánh mỳ nhảy sông Đà vì bị truy sát

(Kiến Thức) - Công an TP Hòa Bình đã thông tin chính thức về vụ việc người đàn ông trung tuổi để lại xe bánh mỳ rồi nhảy xuống sông Đà, nghi do bị truy sát.

Công an TP Hòa Bình đã thông tin chính thức về vụ việc người đàn ông trung tuổi để lại xe bánh mỳ và đôi dép tổ ong trên cầu Cứng (TP Hòa Bình) rồi nhảy xuống sông Đà vào sáng sớm 26/7. Điều đáng nói, khi xảy ra vụ việc có một số thông tin cho rằng, người đàn ông bán bánh mỳ do bị truy sát nên mới gieo mình xuống sông Đà.
Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
 Hiện trường nơi xảy ra vụ việc.
Liên quan đến vụ việc khiến dư luận xôn xao, công an TP Hòa Bình cho biết, danh tính nạn nhân được xác định là Nguyễn Văn Thọ (SN 1961, ở xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng).
Theo cơ quan công an, khoảng gần 4h ngày 26/7, nạn nhân đến lò bánh mỳ tại tổ 5 phường Tân Thịnh (TP Hòa Bình) mua bánh mỳ về bán. Tuy nhiên, khi đi đến cầu Cứng (thuộc địa bàn phường Tân Thịnh, TP Hòa Bình), nạn nhân đã nhảy xuống sông Đà tự tử chứ không bị truy sát như lời đồn thổi.
Công an TP Hòa Bình đã báo cáo vụ việc lên Công an tỉnh Hòa Bình để tiếp tục điều tra, làm rõ.

Ảnh: Cuộc sống của gia đình 3 thế hệ dưới chân cầu Tân Thuận

Gia đình của anh Toàn sinh sống dưới chân cầu Tân Thuận đã ngót 20 năm nay. Tới đây bến sông sẽ bị giải tỏa, họ không biết đi đâu về đâu.

Ngay dưới chân cầu Tân Thuận 1 (TP HCM), phía ven sông, gia đình ba thế hệ của anh Trần Văn Toàn cùng sống trên một chiếc ghe lênh đênh. Từ quê hương Bến Tre, họ đã mưu sinh ở con sông Sài Gòn đã hơn 20 năm.
Ngay dưới chân cầu Tân Thuận 1 (TP HCM), phía ven sông, gia đình ba thế hệ của anh Trần Văn Toàn cùng sống trên một chiếc ghe lênh đênh. Từ quê hương Bến Tre, họ đã mưu sinh ở con sông Sài Gòn đã hơn 20 năm. 

Chiếc ghe nhỏ bé ven con sông đầy rác với những đồ đạc tạm bợ để di chuyển bất cứ lúc nào. Dưới mưa nắng nhiều năm, "ngôi nhà" đã mục nát nhiều phần.
Chiếc ghe nhỏ bé ven con sông đầy rác với những đồ đạc tạm bợ để di chuyển bất cứ lúc nào. Dưới mưa nắng nhiều năm, "ngôi nhà" đã mục nát nhiều phần. 

Bé Trần Duy Khang (9 tuổi) múc nước từ trong ghe ra ngoài sau một cơn mưa lớn. Thời gian nghỉ hè em chỉ loanh quanh giúp ba mẹ việc nhà.
Bé Trần Duy Khang (9 tuổi) múc nước từ trong ghe ra ngoài sau một cơn mưa lớn. Thời gian nghỉ hè em chỉ loanh quanh giúp ba mẹ việc nhà. 

Anh Trần Văn Toàn (34 tuổi) là cha của Khang. Hàng ngày trên chiếc ghe thuê, anh đi chở khách qua sông, bơm cát, chạy xe ôm để kiếm tiền mưu sinh.
Anh Trần Văn Toàn (34 tuổi) là cha của Khang. Hàng ngày trên chiếc ghe thuê, anh đi chở khách qua sông, bơm cát, chạy xe ôm để kiếm tiền mưu sinh. 

Lên thành phố ngót 20 năm, anh Toàn đã mưu sinh đủ thứ nghề. Bắt đầu từ bán dừa dạo, rồi chạy xe ôm, bốc vác... ngay nơi con sông này. Chiếc ghe lâu năm thuê hay hỏng hóc, anh mơ ước mua được cái lớn hơn mà không thể bởi có bao nhiêu tiền còn không đủ đóng học cho các con.
 Lên thành phố ngót 20 năm, anh Toàn đã mưu sinh đủ thứ nghề. Bắt đầu từ bán dừa dạo, rồi chạy xe ôm, bốc vác... ngay nơi con sông này. Chiếc ghe lâu năm thuê hay hỏng hóc, anh mơ ước mua được cái lớn hơn mà không thể bởi có bao nhiêu tiền còn không đủ đóng học cho các con.

Năm 1991, sau khi có chút vốn bán dừa dạo, anh Khang về quê để bố mẹ mai mối cho lập gia đình với chị Nguyễn Kim Ngọc Yến (sinh năm 1984). Chị kể, hồi đó chẳng biết yêu đương tán tỉnh gì, cha mẹ đặt đâu ngồi đấy. "Ở với nhau lâu rồi có hai mặt con, ngày càng thương nhau. Chồng đi đâu thì vợ theo đó. Chồng khó thì vợ cũng chịu vậy thôi", chị Yến tâm sự.
 Năm 1991, sau khi có chút vốn bán dừa dạo, anh Khang về quê để bố mẹ mai mối cho lập gia đình với chị Nguyễn Kim Ngọc Yến (sinh năm 1984). Chị kể, hồi đó chẳng biết yêu đương tán tỉnh gì, cha mẹ đặt đâu ngồi đấy. "Ở với nhau lâu rồi có hai mặt con, ngày càng thương nhau. Chồng đi đâu thì vợ theo đó. Chồng khó thì vợ cũng chịu vậy thôi", chị Yến tâm sự.

Không đủ tiền cho con đi học mẫu giáo, bé Trần Thị Mỹ Ý (4 tuổi) luôn quanh quẩn cạnh chiếc ghe của gia đình. Anh Toàn cho biết, có lần con bé chơi đã bị ngã xuống sông, thế nhưng ở lâu thành quen, giờ đã lớn nên cũng biết tự chăm sóc.
Không đủ tiền cho con đi học mẫu giáo, bé Trần Thị Mỹ Ý (4 tuổi) luôn quanh quẩn cạnh chiếc ghe của gia đình. Anh Toàn cho biết, có lần con bé chơi đã bị ngã xuống sông, thế nhưng ở lâu thành quen, giờ đã lớn nên cũng biết tự chăm sóc. 

Ý rất quấn cha mẹ, nên trước mỗi lần đi làm hay về đều đòi cha phải ôm hôn. Do con còn nhỏ lại không có kinh tế nên chị Yến chỉ ở nhà trông con mà không đi làm thêm được nghề gì.
Ý rất quấn cha mẹ, nên trước mỗi lần đi làm hay về đều đòi cha phải ôm hôn. Do con còn nhỏ lại không có kinh tế nên chị Yến chỉ ở nhà trông con mà không đi làm thêm được nghề gì. 

Hàng ngày hai anh em lang thang chơi cùng nhau hay cùng những chú hàng xóm ở gần nhà. "Mấy bạn nhỏ trên phố chẳng bao giờ xuống đây chơi hay cho cháu chơi cùng", Khang buồn rầu nói.
Hàng ngày hai anh em lang thang chơi cùng nhau hay cùng những chú hàng xóm ở gần nhà. "Mấy bạn nhỏ trên phố chẳng bao giờ xuống đây chơi hay cho cháu chơi cùng", Khang buồn rầu nói. 

Khang kể mơ ước của cậu là có một chú mèo máy để làm bạn như Doraemon. Mỗi lần muốn ăn gì, hay muốn đi đâu chơi, chú mèo sẽ phù phép thành hiện thực. Đó là lý do quần áo của Khang lúc nào cũng thích có hình nhân vật hoạt hình này.
Khang kể mơ ước của cậu là có một chú mèo máy để làm bạn như Doraemon. Mỗi lần muốn ăn gì, hay muốn đi đâu chơi, chú mèo sẽ phù phép thành hiện thực. Đó là lý do quần áo của Khang lúc nào cũng thích có hình nhân vật hoạt hình này. 

Cứ mỗi chiều, Khang lại lội sông để cạo rêu cho thuyền. Bị mẹ nhắc nhở nên bé phải mặc áo phao giữ an toàn.
Cứ mỗi chiều, Khang lại lội sông để cạo rêu cho thuyền. Bị mẹ nhắc nhở nên bé phải mặc áo phao giữ an toàn. 

Nhưng chỉ ngay sau đó bé đều cởi áo và lội dưới dòng sông đầy rác hàng tiếng vừa nghịch vừa làm.
 Nhưng chỉ ngay sau đó bé đều cởi áo và lội dưới dòng sông đầy rác hàng tiếng vừa nghịch vừa làm.

Khang đang kéo thuyền vào bến cho cha. Cậu bé chẳng biết mình thích làm nghề gì, nhưng luôn mơ ước được tự dong thuyền về quê hương Bến Tre.
Khang đang kéo thuyền vào bến cho cha. Cậu bé chẳng biết mình thích làm nghề gì, nhưng luôn mơ ước được tự dong thuyền về quê hương Bến Tre. 

Có hôm, do ngâm nước và gặp mưa, cậu bé bị sốt nên rất buồn vì không được đi ghe cùng ông nội.
Có hôm, do ngâm nước và gặp mưa, cậu bé bị sốt nên rất buồn vì không được đi ghe cùng ông nội. 

Ông Trần Văn Giai (55 tuổi, ông nội của bé Khang) giờ vẫn chạy được ghe nhưng mỗi khi mệt lại giao việc cho anh Toàn. Ông Giai tâm sự, chỉ mong các cháu được học hành thoát cảnh nghèo khó, chứ giờ có về quê cũng chẳng biết làm gì vì trong tay không có vốn.
 Ông Trần Văn Giai (55 tuổi, ông nội của bé Khang) giờ vẫn chạy được ghe nhưng mỗi khi mệt lại giao việc cho anh Toàn. Ông Giai tâm sự, chỉ mong các cháu được học hành thoát cảnh nghèo khó, chứ giờ có về quê cũng chẳng biết làm gì vì trong tay không có vốn.

Bé Ý đợi ông về để châm lửa cho ông hút thuốc. Ông Giai buồn rầu: "Tới đây bến sông này sẽ bị giải tỏa, gia đình cũng chẳng biết đi đâu về đâu, cứ thế dong ghe mà lang thang thôi".
 Bé Ý đợi ông về để châm lửa cho ông hút thuốc. Ông Giai buồn rầu: "Tới đây bến sông này sẽ bị giải tỏa, gia đình cũng chẳng biết đi đâu về đâu, cứ thế dong ghe mà lang thang thôi".

Con gấu bông nhặt dưới sông là đồ chơi của Khang rồi chuyển lại cho em gái. Hai anh em hầu như không được cha mẹ cho đi chơi vì cả nhà đều phải đi làm vất vả tới khuya mới về.
Con gấu bông nhặt dưới sông là đồ chơi của Khang rồi chuyển lại cho em gái. Hai anh em hầu như không được cha mẹ cho đi chơi vì cả nhà đều phải đi làm vất vả tới khuya mới về. 

Nhà không có tivi hay đài nên mỗi khi có trẻ con của các gia đình ở ghe khác ghé qua, cả hai anh em đều rất háo hức. Khang khoe nhà có nuôi con gà Đông Tảo để đợi chú út đi lao động ở Nhật về sẽ liên hoan.
 Nhà không có tivi hay đài nên mỗi khi có trẻ con của các gia đình ở ghe khác ghé qua, cả hai anh em đều rất háo hức. Khang khoe nhà có nuôi con gà Đông Tảo để đợi chú út đi lao động ở Nhật về sẽ liên hoan.

Bến Tre là quê gốc của gia đình Khang. Bé nói ở quê có rất nhiều bạn bè, được đi bắt cá, được bắn súng cao su, được ăn no vì bà ngoại rất chiều nhưng giờ chẳng biết bao giờ được về. Khang còn thích bài hát "Còn thương rau đắng mọc sau hè" nhưng chỉ nhớ một câu: "... mây trôi lang thang cho hạ buồn coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng ...".
Bến Tre là quê gốc của gia đình Khang. Bé nói ở quê có rất nhiều bạn bè, được đi bắt cá, được bắn súng cao su, được ăn no vì bà ngoại rất chiều nhưng giờ chẳng biết bao giờ được về. Khang còn thích bài hát "Còn thương rau đắng mọc sau hè" nhưng chỉ nhớ một câu: "... mây trôi lang thang cho hạ buồn coi khói đốt đồng, để ngậm ngùi chim nhớ lá rừng ...". 

Nhà báo Lê Bình nói gì khi bị chê “diễn quá sâu“?

Nhà báo Lê Bình, người dẫn đầu ekip và trực tiếp thực hiện ký sự chiến tranh Syria, nói mục đích ban đầu của ekip không phải đi làm phim chiến tranh nên hoàn toàn không chuẩn bị đi vào vùng chiến sự.

Ký sự chiến tranh Syria ‘Góc nhìn từ phía trong cuộc chiến’ của VTV24 được phát vào tối 23/7 thu hút sự chú ý đặc biệt của cộng đồng, trong đó có các ý kiến trái chiều.

Ngay khi bắt đầu cuộc trò truyện với phóng viên VTC News, nhà báo Lê Bình - người trực tiếp tham gia và chỉ đạo ekip của VTV24 tác nghiệp tại Syria - nói:

Thực ra, mục đích ban đầu của chuyến đi là thực hiện cuộc phỏng vấn với Tổng thống Syria Assad, nhưng kế hoạch này bị hủy bỏ chứ hoàn toàn không là chuẩn bị để vào vùng chiến sự.
Nhà báo Lê Bình trả lời thắc mắc xung quanh ký sự VTV24 thực hiện ở Syria
Nhà báo Lê Bình trả lời thắc mắc xung quanh ký sự VTV24 thực hiện ở Syria 

- Vì thế nên ekip đã không chuẩn bị được tư trang phục vụ cho công việc tác nghiệp nơi đang xảy ra chiến sự?

Trước khi đến Syria, ekip đã mượn áo chống đạn của Bộ Công an. Đây là một phần trong quá trình chuẩn bị để đảm bảo an toàn cho các thành viên trong đoàn. Tuy nhiên, Lãnh sự quán Việt Nam tại Leban nhắc không được mang qua biên giới Syria.

- Nhiều người xem ký sự đều có chung nhận xét rằng phóng viên vào khu vực chiến sự nhưng ăn vận ‘màu mè’, không phù hợp với chỗ hòn tên mũi đạn cực kỳ nguy hiểm…

Những trang phục mang theo không còn đủ để thay thế nên đó là lựa chọn không thể khác của cả ekip và bản thân tôi.

Những phản biện của cư dân mạng về trang phục ekip có phần đúng và chúng tôi thừa nhận có phần thiếu chuyên nghiệp trong quá trình chuẩn bị, lo hậu cần cho chuyến đi.

- Có tin khẳng định thành phố Homs, nơi ekip thực hiện ký sự, nay chỉ còn quân chính phủ, lực lượng đối lập, một phần phiến quân Al Qaeda và là ‘vùng an toàn’, khác với thông tin của VTV24 là có cả lực lượng IS man rợ…

Có thể mọi người xem phóng sự chưa kỹ. Homs chỉ còn một phần chiến sự xảy ra ở khu vực bên kia thành phố. Khu vực mà ekip có mặt rất an toàn và chính vì an toàn nên chính phủ Syria mới quyết định đưa các phóng viên đến khu vực này.

Dù khẳng định là khu vực an toàn nhưng chính phủ Syria cũng cảnh báo Homs vẫn có nhiều rủi ro do vẫn còn lính bắn tỉa. Tuy nhiên, nơi các phóng viên có mặt đã bị phá hủy rất nhiều và gần như không còn người.

- Vậy ekip đến Homs để làm gì ạ, thưa chị?

Chúng tôi không đến thành phố này để nói về chiến sự mà kể về những câu chuyện đau thương đã từng xảy ra. Trong phóng sự, chỉ nhắc đến những người phụ nữ chỉ có miếng bánh mỳ mốc nhỏ bằng lòng bàn tay mà 4 người chia nhau.

Ngoài ra, những người phụ nữ còn bị phiến quân bắt quỳ, lết đi khắp phố và hàng loạt câu chuyện tra tấn man rợ như tấn công các phụ nữ hay hành quyết dã man đứa trẻ còn đang trong bụng mẹ.

Đó là những điều chúng tôi muốn nói về Homs, chứ không phải việc đấu súng, đánh bom như mọi người nhầm tưởng.