Sự thật rùng mình từ "hồ tử thần" chứa 8 quái vật tuyệt chủng

Một nhóm khoa học gia đã đem lên từ lớp trầm tích kỷ băng hà 8 quái vật khổng lồ đã biến mất khỏi địa cầu trong một đợt tuyệt chủng hàng loạt khó hiểu 12.900 năm trước ở khu vực ngày nay là Nam California - Mỹ.

Sau đợt tuyệt chủng hàng loạt đó, Nam California trở thành một vùng đất không thể ở được trong vòng 1.000 năm mà sự vắng bóng của các hồ sơ hóa thạch đã tiết lộ.

Trong một nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí Science, nhà sinh vật học F.Robin O’Keefe từ Đại học Marshall (Mỹ) và các cộng sự cho biết đã kéo lên hóa thạch của 8 quái vật kỷ băng hà từ "hồ hắc ín" La Brea, một địa điểm cổ sinh vật học nổi tiếng ở California.

Su that rung minh tu

"Hồ hắc ín" La Brea ở bang California - Mỹ, nơi chứa rất nhiều hóa thạch quái vật cổ đại - Ảnh: LIVE SCIENCE

Chúng bao gồm sư tử Mỹ Panthera atrox, bò rừng cổ đại Bison antiquus, chó sói đồng cỏ Canis latrans, sói dữ Aenocyon dirus, lười đất Harlan - Paramylodon harlani, mèo răng kiếm Smilodon fatalis, ngựa phương Tây Equus occidentalis và "lạc đà ngày hôm qua" Camelops hesternus.

Các hóa thạch có niên đại từ khoảng 15.600 đến 10.000 năm về trước, trong đó con 10.000 năm là chó sói đồng cỏ, 7 loài còn lại đã biến mất từ 12.900 năm trước.

Chúng được đối chiếu với dữ liệu phấn hoa từ hồ Elsinore phía Đông Nam TP Los Angeles, giúp các nhà khoa học tái hiện môi trường cổ xưa trong khu vực với hệ động thực vật đa dạng.

Các mô hình cũng cho thấy dân số con người đã mở rộng nhanh chóng trong khu vực từ 13.200 năm trước.

Cũng khoảng 13.500 năm trước, lượng than bùn lắng đọng trong khu vực cũng tăng theo cấp số nhân, cộng với các đám củi mà con người tạo nên đã bắt đầu gây nên những vụ cháy rừng lẻ tẻ.

"Chúng tôi không biết liệu điều này được bắt đầu bằng lửa trại hay họ thực sự đốt lửa để thúc đẩy trò chơi" - Ts O’Keefe nói, ngụ ý về một hành động cố ý nhằm xua động vật, có thể là để chiếm khu vực sống hoặc để đi săn. 

Vào thời điểm 12.900 năm trước, ngoại trừ chó sói đồng cỏ tương đối nhỏ, các quái vật khổng lồ còn lại đều biến mất như một sự tuyệt chủng.

Đó là một thảm họa với sự kết hợp của biến đổi khí hậu hậu kỷ băng hà. Thời tiết nóng lên, hạn hán kéo dài khiến thảm thực vật khô hạn, môi trường rừng ẩm biến mất, cây bụi khô chiếm ưu thế.

Cộng với lớp than lắng đọng và hoạt động của con người, một đại thảm họa cháy rừng có thể gây hậu quả nghiêm trọng, biến cả vùng thành miền đất chết cho mọi loài suốt 1.000 năm sau đó.

"Chúng tôi thấy sự tương đồng sâu sắc giữa tình huống mà chúng ta đang phải đối mặt ngày nay với cuộc tuyệt chủng hàng loạt cách đây gần 13.000 năm" - TS O’Keefe cảnh báo.

Kỳ bí ngọn lửa “lì lợm” rực cháy 50 năm không chịu tắt

Ngọn lửa này hay còn được gọi là "cổng địa ngục" xuất phát từ một sai lầm của con người và đã cháy âm ỉ suốt 50 năm mà chưa có dấu hiệu tắt. Không những thế, nó còn gây thiệt hại tới 50 tỷ USD.

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat
Năm 1971, một kế hoạch khai thác khí đốt được diễn ra tại ngôi làng Derweze với dân số khoảng 350 người, nằm ở giữa sa mạc Karakum. 3 hố khí đốt tự nhiên được xác định vị trí và tiến hành khai thác tại nơi đây.  

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-2
 Ban đầu, không có gì bất thường ở 2 hố đầu tiên và đã thành công ngoài mong đợi. Tuy nhiên, khi mũi khoan thăm dò đến hố thứ 3, các nhà địa chất Liên Xô phát hiện đất có hiện tượng sụt lún. 

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-3
 Sự việc diễn ra quá nhanh trong sự ngỡ ngàng của tất cả công nhân giàn khoan, mặt đất dưới giàn khoan sụp đổ tạo thành hố sâu lớn với đường kính 70m.

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-4
 Một lượng lớn khí tự nhiên bốc lên từ lòng đất, tạo nên cảnh tượng kinh hoàng. Để tránh khí bị rò rỉ gây ngộ độc, các nhà địa chất chỉ còn cách đốt chúng. Họ tin rằng ngọn lửa sẽ đốt cháy khí trong vòng vài ngày và chỉ như vậy mới giữ được an toàn cho người dân nơi đây. 

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-5
 Nhưng đáng tiếc, điều không ngờ đến đã xảy ra. Lượng khí đốt bốc lên từ lòng đất không có dấu hiệu dừng lại, cùng với khí hậu Derweze quanh năm khô nóng, ngọn lửa không được dập tắt.

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-6
Đến nay, ngọn lửa này đã cháy tròn 50 năm, gây nên thiệt hại hơn 50 tỷ USD trong nửa thế kỷ. Người dân địa phương gọi hố tử thần này là “Cổng địa ngục”.  

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-7
 Hố lửa tử thần có đường kính 70m, sâu 20m. Những ngọn lửa trong hố tạo nên một quầng sáng màu vàng lớn, có thể nhìn thấy từ cách đó từ khoảng cách vài km.

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-8
 Vào ban ngày, hố tử thần chỉ được nhìn thấy rõ ràng nhất ở khoảng cách gần. Tuy nhiên, vào ban đêm, ánh sáng từ hố lửa làm sáng rực cả một vùng trời và có thể thấy rõ hình ảnh một đám lửa khổng lồ đang cháy bùng giữa sa mạc.

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-9
Ngày nay, hố tử thần trở thành một điểm hấp dẫn với nhiều du khách từ khắp nơi trên thế giới. Người đầu tiên được ghi nhận là khách du lịch đến thăm nơi này là một người đàn ông Scoland, 57 tuổi, có tên là Kill Keeping. 
Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-10
 Tổng thống Gurbanguly Berdimuhamedow của Turkmenistan từng tới sa mạc Karakum vào năm 2010 và ra lệnh lấp hố lửa để đảm bảo an toàn cho các khu vực xung quanh. Tuy nhiên, cho đến nay, hố lửa vẫn tồn tại giữa sa mạc Kakarum.

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-11
 Dù biết rằng một lượng lớn khí đốt đang biến mất từng ngày nhưng không còn cách nào khác. Mọi nguy hiểm ẩn chứa dưới hố sâu này có thể đến bất cứ lúc nào, vì vậy để bảo vệ an toàn cho người dân thì không thể tác động thêm vào hố lửa này được nữa.

Ky bi ngon lua “li lom” ruc chay 50 nam khong chiu tat-Hinh-12
 Vào tháng 11/2013, nhà thám hiểm George Kourounis là người đầu tiên thâm nhập hố tử thần ở Derweze. Đó cũng là chuyến thám hiểm duy nhất ông thừa nhận có cảm giác "giống khoai tây bị nướng".



“Cánh cửa địa ngục” ở Siberia ngày càng mở rộng, thảm họa có xảy ra?

Khu vực miệng núi lửa Batagaika hay "cánh cửa địa ngục" đang nhận báo động nguy hiểm bởi miệng hố đang lớn dần với tốc độ chóng mặt mà không thể ngăn cản.

“Canh cua dia nguc” o Siberia ngay cang mo rong, tham hoa co xay ra?
Nằm gần lưu vực sông Yana, cách thành phố Yakutsk ở Siberia, Nga, khoảng 660 km về phía Đông Bắc, miệng núi lửa Batagaika hay "cánh cửa địa ngục" thuộc hàng lớn nhất thế giới, có chiều dài 1km và sâu 50m.