Sự thật chưa một lần tiết lộ về bảo quản thi hài Lenin

Cơ quan cảnh vệ liên bang Nga công bố mời thầu bảo quản thi hài Lenin trong năm 2016, chi phí khoảng 13 triệu rúp (197.000 USD), Moscow Times đưa tin.

Thi hài Lenin hiện được đặt trong một quan tài kính. Mắt ông khép lại, bộ râu và ria đỏ được tỉa gọn gàng, tay đặt trên bắp đùi và mặc một bộ lễ phục giản dị màu đen. Vladimir Lenin, nhà lãnh đạo đầu tiên của Liên Xô, nằm đó như đang ngủ.
Su that chua mot lan tiet lo ve bao quan thi hai Lenin
 Thi hài Lenin (Ảnh Reuters).
Các nhà khoa học tin rằng, nếu được trông nom, chăm sóc và ướp định kỳ, thi hài Lenin có thể lưu giữ được qua nhiều thế kỷ.
Khi Lenin qua đời vào tháng 1/1924, nhà nghiên cứu bệnh học nổi tiếng Alexei Abrikosov đã tiến hành khám nghiệm tử thi của nhà lãnh đạo này. Sau đó, thi hài của Lenin được ướp để ngăn phân hủy, để mọi người có cơ hội bày tỏ lòng kính trọng với nhà lãnh đạo Liên Xô được yêu mến.
Bốn ngày sau khi Lenin qua đời, thi hài của ông được đặt trong một quan tài mở ở Ngôi nhà liên bang (Dom Soyuzov), tại trung tâm Moscow. Người dân từ khắp Liên Xô đã xếp hàng để tới lượt tiễn biệt Lenin. Đám đông 50.000 người đi qua sảnh nơi đặt quan tài. Tại đây, bên ngoài rất lạnh nhưng bên trong nhiệt độ vẫn là -7 độ C. Bất chấp lạnh giá, ngày càng có nhiều người, gồm cả các phái đoàn nước ngoài, vẫn muốn viếng thăm nhà lãnh đạo quá cố.
Sau đó, chính phủ quyết định chuyển quan tài vào bảo tàng gỗ tạm thời ở Quảng trường Đỏ và cho phép du khách tới viếng. 56 ngày sau Lenin qua đời, các quan chức Liên Xô quyết định bảo quản thi hài của Lenin.
Ý tưởng ban đầu không phải là ướp, mà giữ thi hài ở nhiệt độ lạnh sâu. Leonid Krasin, Bộ trưởng Ngoại thương thời đó, đã được phép mua các thiết bị làm lạnh đặc biệt ở Đức. Tuy nhiên, vào đầu tháng 3/1924, khi việc chuẩn bị giữ thi hài ở mức lạnh sâu chuẩn bị bắt đầu thì hai nhà khoa học nổi tiếng Vladimir Vorobyov và Boris Zbarsky nêu ý kiến ướp thi hài. Hai nhà khoa học đề xuất dùng hỗn hợp hóa chất để ngăn thi hài phân hủy, khô và thay đổi màu sắc, hình dạng. Zbarsky lập luận rằng việc làm lạnh sâu không phải là lựa chọn tối ưu nhất, phân hủy vẫn diễn ra dù ở nhiệt độ thấp.
Sau nhiều cuộc họp của chính phủ cũng như kiểm tra thi hài được đưa ra, quyết định cuối cùng là thử ướp thi hài. Các nhà khoa học đã làm việc suốt ngày đêm để bảo quản thi hài của Lenin.
Tới ngày 1/8/1924, Lăng ở Quảng trường Đỏ mở cửa cho du khách. "Thật tuyệt! Đó là một thành công", Zbarsky nói.
Kể từ đó trở đi, một nhóm các nhà khoa học đã nhận trách nhiệm bảo quản thi hài của Lenin. Vào thời kỳ đỉnh điểm, có tới 200 chuyên gia tham gia việc này.
Mời quý độc giả xem video Căn cứ quân sự của Nga ở Bắc Cực (nguồn Youtube):

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Liên bang Nga

(Kiến Thức) - Nhận lời mời của Tổng thống Vladimir Putin và Thủ tướng Dmitry Medvedev, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Liên bang Nga trong ba ngày, từ ngày 16 đến ngày 18/5.

Theo TTXVN, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn cấp cao chính phủ nước ta đã rời Hà Nội sáng sớm 16/5 theo giờ Việt Nam, lên đường thăm chính thức Liên bang Nga và tham dự Hội nghị cấp cao kỷ niệm 20 năm Quan hệ đối thoại ASEAN-Nga.
Thu tuong Nguyen Xuan Phuc tham chinh thuc Lien bang Nga
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm chính thức Liên bang Nga từ ngày 16 đến ngày 18/5. Ảnh vov.vn 

Khám phá sân bay vũ trụ lớn nhất thế giới Baikonur

(Kiến Thức) - Kế hoạch xây dựng trung tâm thử nghiệm tên lửa đạn đạo xuyên lục địa và tiến hành phóng vệ tinh Baikonur đã được Xô Viết phê chuẩn ngày 12/2/1955.

Kham pha san bay vu tru lon nhat the gioi Baikonur

Sân bay vũ trụ Baikonur là cơ sở phóng tàu không gian đầu tiên và lớn nhất thế giới. Tính đến năm 2012, trung tâm này dẫn đầu thế giới về số lượng tàu không gian phóng. Mỗi năm số lượng tên lửa được phóng tại đây lên tới con số 20, trong khi trí thứ 2 thuộc về Trạm không quân Mũi Canaveral tại Florida, Mỹ với 10 lần phóng tên lửa mỗi năm.