Bức ảnh lính Mỹ cắm cờ chiến thắng ở Iwo Jima
Ngày 23/2/1945, nhiếp ảnh gia AP Joe Rosenthal đã chụp được bức ảnh nổi tiếng ghi lại thời khắc 5 lính thủy quân lục chiến Mỹ và y tá quân y Hải quân Mỹ cắm cờ trên đỉnh Suribachi, điểm cao nhất trên hòn đảo Iwo Jima, Nhật Bản. Trận chiến Iwo Jima là một trong những đẫm máu nhất trong lịch sử Hải quân Mỹ diễn ra từ ngày 19/12/1945.
Khi đó, Mỹ đã từng bước tiếp cận hòn đảo được bảo vệ nghiêm ngặt của phát xít Nhật. Bốn ngày sau đó, lính Mỹ chiếm được nơi này và cắm một lá cờ Mỹ có kích thước nhỏ trên đỉnh Suribachi. Tuy nhiên, cùng ngày hôm đó, Mỹ đã thay thế lá cờ trên bằng lá cờ lớn hơn để binh sĩ trên đảo và các tàu ngoài khơi đều có thể nhìn thấy.
![]() |
Bức ảnh nổi tiếng thế giới lính Mỹ cắm cờ chiến thắng ở Iwo Jima. |
Ba lính thủy quân lục chiến trong bức ảnh lính Mỹ cắm cờ chiến thắng ở Iwo Jima đã tử trận trên chiến trường. Trong khi đó, ba người còn sống trở về quê nhà trở thành người hùng của đất nước và xuất hiện trong các cuộc mít tinh lớn ở khắp nước Mỹ nhằm thúc đẩy việc bán trái phiếu chiến tranh.
Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại
Nhiếp ảnh gia nổi tiếng thế giới Alfred Eisenstaedt đã chụp được khoảnh khắc tuyệt vời khi một thủy thủ và nữ y tá hôn nhau tại quảng trường Thời Đại ngày 14/8/1945. Bức ảnh bất hủ này được chụp vào thời khắc phát xít Nhật tuyên bố đầu hàng quân đồng minh, kết thúc Chiến tranh thế giới 2.
Bức ảnh đi vào lịch sử "Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại" được đăng tải trên tạp chí LIFE ngày 27/8 dưới cái tên "Ngày chiến thắng". Nhiếp ảnh gia khác của Hải quân Mỹ là Victor Jorgensen cũng đã chụp được bức ảnh tương tự như của ông Eisenstaedt nhưng ở góc độ khác nhau và không nổi tiếng bằng.
![]() |
Bức ảnh nổi tiếng "Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại". |
Chính vì vậy, rất nhiều người đã tự nhận là người thủy thủ và nữ y tá trong bức ảnh nổi tiếng trên. Trong đó, nổi tiếng nhất là hai trường hợp ông Glenn McDuffie và bà Edith Shane. Ông Glenn McDuffie còn muốn chứng minh bản thân đúng là người thủy thủ trong bức ảnh "Nụ hôn ở Quảng trường Thời đại" bằng cách chấp nhận kiểm tra bằng máy phát hiện nói dối.