Sự thật 12 người là họ hàng làm quan một xã ở Nghệ An

Bí thư Đảng ủy xã Hạ Sơn nói vụ 12 người là họ hàng "làm quan" được thực hiện dân chủ, công khai đúng quy trình, dựa trên năng lực cá nhân.

Su that 12 nguoi la ho hang lam quan mot xa o Nghe An
Ông Lê Văn Thanh Chủ tịch UBND xã Hạ Sơn. Ảnh: Việt Hương. 
Chiều  5/1, trao đổi với Tiền Phong, Trưởng phòng Nội vụ huyện Quỳ Hợpông Hoàng Khắc Thanh cho biết: “Sau khi có thông tin dư luận phản ánh có chuyện bất thường về 12 người trong họ hàng làm quan của xã Hạ Sơn, Chủ tịch UBND huyện đã đích thân chỉ đạo chúng tôi về địa phương ngay để xác minh và tìm hiểu sự việc. Chúng tôi đã nắm được sơ bộ câu chuyện sau buổi làm việc với lãnh đạo của UBND xã Hạ Sơn”.

Sau Đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ (2015-2020), tại xã Hạ Sơn (Quỳ Hợp, Nghệ An), ba vị trí chủ chốt trong xã gồm: ông Trương Văn An (50 tuổi) tái cử Bí thư Đảng ủy xã, ông Lê Văn Thanh (em rể ông An) làm Chủ tịch UBND xã, ông Định Văn Thụ (47 tuổi, cháu gọi ông Thanh là cậu ruột) làm Phó chủ tịch. Ngoài ra, 9 người trong bộ máy chính quyền xã là thông gia, anh em ruột, họ hàng, dâu rể với ba ông, trong đó có Chủ tịch Hội phụ nữ Trương Thị Phòng (31 tuổi) là cháu ruột ông Thanh...

Ông Lê Văn Thanh, Chủ tịch UBND xã nói: “Câu chuyện này diễn ra có tính lịch sử từ cha ông để lại, từ cái thời vốn ở xã này mới chỉ có hơn 100 hộ dân. Mọi công việc khó khăn được nhen nhóm từ đó, dựng vợ gả chồng từ đó mà ra. Cả xã nghiễm nhiên trở thành thông gia, quan hệ gia đình thân thiết với nhau mà có nên một đội ngũ lãnh đạo mà dư luận gọi là họ hàng như ngày hôm nay”.

Bí thư Đảng ủy xã Hạ Sơn, ông Trương Văn An nói rằng cơ cấu cán bộ ở xã được thực hiện dân chủ, công khai đúng quy trình, dựa trên năng lực cá nhân. Từ nhiều năm nay, người trong gia đình ông đã liên tục giữ chức vụ quan trọng trong xã chứ không riêng thời điểm này. Bố ông từng là Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã trong nhiều năm. “Nói 12 người trong một họ làm quan xã là không đúng bản chất sự việc, mà trong 12 công chức xã thì có đủ thông gia, anh em, họ hàng và dâu rể từ các địa phương khác được tuyển dụng đến xã này làm việc trước lúc kết thành một gia đình với nhau”, vị Chủ tịch UBND xã Lê Văn Thanh nói.

Ông Hoàng Khắc Thanh - Trưởng Phòng Nội vụ huyện Quỳ Hợp đánh giá: “Đúng là chúng tôi có bất ngờ về việc dư luận phản ánh về thực trạng anh em, họ hàng và thông gia đều làm quan một xã. Tuy nhiên, kiểm tra từ đầu đến cuối chúng tôi khẳng định không có gì bất thường về quy trình tuyển dụng công chức trong đó. Tất cả đội ngũ công chức xã này đều đủ tiêu chuẩn để xét/thi tuyển công chức xã”.

Chủ tịch HĐQT đại học FPT muốn mua vật thể lạ rơi ở Tuyên Quang

Chủ tịch HĐQT đại học FPT Lê Trường Tùng ngỏ ý muốn mua "vật thể lạ" rơi ở Tuyên quang với giá 100 triệu đồng .

Chia sẻ trên trang mạng cá nhân, TS Lê Trường Tùng viết: "Từ trên trời rơi xuống, và mang đầy ý nghĩa khoa học. Đó là vật thể "lạ" rơi ở Tuyên Quang vừa qua. Làm thế nào có được vật quý hiếm này để trưng bày trong góc Khoa học Trường Đại học FPT nhỉ? 
Cũng để ghi nhớ việc ĐH FPT đã từng phóng Vệ tinh mini lên quỹ đạo ngày nào. Có cái này, để cán bộ, sinh viên, học sinh hàng ngày chiêm ngưỡng, hình dung vật này đã qua một lộ trình cam go thế nào trước khi về thường trú tại trường. Có quỹ 100 triệu đồng để làm công việc "chuyển nhượng". Ai giúp được không?".

Thâm nhập thế giới “Tây đen” ở Sài Thành

Nhiều người nước ngoài gốc Phi (thường gọi là “Tây đen”) sang Việt Nam thông qua đường xuất khẩu lao động hay vượt biên trái phép để làm những công việc không giống ai

Chung cư Khang Gia (quận Gò Vấp), khu chợ Cầu (quận 12), phố Bùi Viện (quận 1),... là những địa chỉ mà “Tây đen” tụ tập nhiều ở TP HCM. Họ không nghề nghiệp, suốt ngày ngồi hàng quán chứ không hề ở công xưởng như lời kê khai thủ tục lúc nhập cảnh. Điều gì đang diễn ra?