NSND Bùi Đình Hạc có nhiều cống hiến cho nền điện ảnh Việt Nam với các phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Mới đây, đạo diễn Bùi Đình Hạc qua đời.
NSND Bùi Đình Hạc qua đời tối ngày 1/7 sau thời gian bị tai biến mạch máu não, viêm phổi. Sự ra đi của nam đạo diễn phim Hà Nội 12 ngày đêm là mất mát to lớn đối với nền điện ảnh Việt Nam.
Theo Hà Nội Mới, vào một buổi chiều đông tháng 11/1953, nghệ sĩ Bùi Đình Hạc khi ấy 19 tuổi bắt đầu cuộc hành trình từ quê nhà Tam Nông, Phú Thọ qua sông Lô, đèo Khế tìm đến một quán nước nhỏ tại Định Hóa, Thái Nguyên - địa điểm liên lạc của ngành Điện ảnh Cách mạng Việt Nam từ lúc Bác Hồ ký Sắc lệnh thành lập Doanh nghiệp quốc gia chiếu bóng và chụp ảnh Việt Nam. Sau khi trình giấy triệu tập, đạo diễn Bùi Đình Hạc chính thức dấn thân vào sự nghiệp làm phim.
Theo Dân Việt, sau khi tốt nghiệp trường Điện ảnh Quốc gia tại Hà Nội, ông tiếp tục theo học khoa Đạo diễn phim truyện tại VGIK (Đại học Điện ảnh Quốc gia Liên Xô) và tốt nghiệp vào năm 1964.
Đạo diễn Bùi Đình Hạc. Ảnh: Dân Việt.
Các bộ phim tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh do nghệ sĩ Bùi Đình Hạc làm đạo diễn gồm: Hồ Chí Minh - Chân dung một con người, Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin, Đường về Tổ quốc.
Theo Tiền Phong, phim Hồ Chí Minh - Chân dung một con người giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1990 và giải Vàng Liên hoan phim Truyền hình toàn quốc năm 1990. Phim Nguyễn Ái Quốc đến với Lê-nin đoạt giải Bông sen vàng đặc biệt tại Liên hoan phim Việt Nam năm 1980.
Phim tài liệu Hồ Chí Minh - Chân dung một con người. Ảnh: Tiền Phong.
Ở lĩnh vực phim tài liệu, hai tác phẩm Nước về Bắc Hưng Hải và Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi của đạo diễn Bùi Đình Hạc cũng gây chú ý.
Theo Người Lao Động, Nước về Bắc Hưng Hải đoạt Huy chương vàng tại Liên hoan phim quốc tế Matxcơva cho phim tài liệu hay nhất. Đây là giải vàng quốc tế đầu tiên của ngành Điện ảnh Việt Nam và cũng là giải vàng quốc tế đầu tiên của nền Văn học Nghệ thuật Việt Nam. Nước về Bắc Hưng Hải còn giành giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ II năm 1973.
Phim Anh Nguyễn Văn Trỗi sống mãi đoạt giải Bông sen vàng tại Liên hoan phim Việt Nam lần 1 năm 1970 và Huy chương bạc tại Liên hoan phim quốc tế Matxcơva năm 1967.
NSND Bùi Đình Hạc có nhiều cống hiến cho nền điện ảnh Việt Nam. Ảnh: Hà Nội Mới.
Ở lĩnh vực điện ảnh, đạo diễn Bùi Đình Hạc có một số tác phẩm gây chú ý như Đường về quê mẹ và Hà Nội 12 ngày đêm. Đường về quê mẹ giành giải Bông sen vàng Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 2 (năm 1973); giải nhất tại Liên hoan phim quốc tế New Delhi (Ấn Độ) năm 1973; giải A của Bộ quốc phòng tặng cho tác phẩm Văn học Nghệ thuật xuất sắc về đề tài Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Hà Nội 12 ngày đêm giành giải Bông sen bạc tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 14 (năm 2004); giải B của Bộ quốc phòng tặng tác phẩm Văn học - Nghệ thuật (từ năm 1999 - 2004) về đề tài Lực lượng vũ trang - chiến tranh cách mạng và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Theo Zing, NSND Bùi Đình Hạc từng giữ nhiều chức vụ như Giám đốc Hãng phim Tài liệu và Khoa học Trung ương (1982-1985), Cục trưởng Cục Điện ảnh Việt Nam (1992-1996)… Sau khi về hưu, nam đạo diễn làm chuyên viên cao cấp, ủy viên hội đồng tư vấn, thẩm định điện ảnh của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Theo Tiền Phong, NSND Bùi Đình Hạc nhận nhiều huân, huy chương và giải thưởng cao quý như Huân chương Kháng chiến hạng Nhất năm 1986, Huân chương Lao động hạng Nhất năm 1998, Huy chương Vì sự nghiệp Văn học nghệ thuật Việt Nam năm 1999, Giải thưởng Hùng Vương về thành tích sáng tác văn học nghệ thuật năm 1985, Huy chương Chiến sĩ Văn hóa năm 1984, Huy chương Vì sự nghiệp Điện ảnh Việt Nam năm 1993...
Năm 1984, đạo diễn Bùi Đình Hạc được Nhà nước phong tặng danh hiệu nghệ sĩ Nhân dân (đợt 1).
Xét phong tặng danh hiệu NSND: Có bị "huy chương hóa"?
Xét phong tặng danh hiệu NSND dường như đã bị “huy chương hóa” làm sai lệch chuẩn? NSND dành cho hàn lâm hay cộng đồng?
Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đối với các nghệ sĩ hoạt động biểu diễn nghệ thuật như là một danh hiệu cao quý nhất Nhà nước trao tặng, tưởng thưởng cho sự cống hiến. Nhưng càng về sau danh hiệu này dường như đã bị “huy chương hóa” làm sai lệch chuẩn? Huy chương có phải bao giờ cũng đồng nghĩa với tài năng? NSND dành cho hàn lâm hay cộng đồng?
Lý do Hồng Loan và Hồng Phượng không có tiếng nói chung
Con trai nuôi của Vũ Linh là Vũ Luân cho biết Hồng Loan và Hồng Phượng không có trao đổi với nhau dù ở chung nhà.
Mới đây, trên mạng xã hội TikTok đã la truyền đoạn clip về con trai nuôi của cố NSƯT Vũ Linh. Trong lần này, NSƯT Vũ Luân đã tiết lộ nguyên nhân khiến con gái của ba nuôi là Hồng Loan và cháu gái là Hồng Phượng không có tiếng nói chung. Nam nghệ sĩ cho biết: "Họ ở trong nhà với nhau nhưng thực ra là họ không có nói chuyện với nhau. Ngay cả cô Sáu cũng vậy. Không có nói chuyện thì làm sao có tiếng nói chung. Luân cũng từng khuyên với Hồng Phượng là: "Em xử lí như thế nào cho êm đẹp nha Phượng. Bởi vì tất cả mọi thứ bây giờ đang ủng hộ Loan"".
Con trai nuôi của "Ông hoàng cải lương Hồ quảng" cũng nói về hoàn cảnh tội nghiệp của Hồng Loan khi bị Hồng Phượng lấn lướt: "Cũng đã nhiều lần Luân nói với Hồng Phượng rằng: "Em làm mộ hay làm cái gì cũng nói vố Loan một tiếng". Phượng mới bảo Luân là: "Ủa anh, bây giờ cái gì em cũng phải thông qua nó hả? Bây giờ cái nhà, cái đất đứng tên rồi, đến cái mộ em cũng phải san tên cho nó hả anh?". Luân giải thích: "Không, em hiểu sai ý của anh rồi". Hai chị em không liên lạc với nhau. Loan nói gì nói qua Luân, Phượng nói gì cũng qua Luân nên Luân thấy toàn cảnh. Luân mới khuyên Phượng là làm gì trên mộ cũng cho Loan biết để không là Loan tủi thân. Phượng suy nghĩ mới gọi cho Luân báo 9g lên mộ và nhờ Luân nói với Loan. Bé Loan nghe mừng lắm vì buổi gặp này Loan sẽ biết là bên Phượng bàn làm cái gì trên mộ ba Linh. Tới khi hai anh em Luân lên thì chưng hững vì Phượng hẹn nhưng đi trước và cũng không thông báo".
Đang đứng lớp, thầy cũ sốc khi nghe tin ca nương Tú Thanh qua đời
Vợ chồng biên đạo múa Đình Lộc và Xuân Thảo bàng hoàng, không dám tin học trò cũ - ca nương Tú Thanh qua đời ở tuổi 14.
Chia sẻ với VietNamNet, vợ chồng biên đạo múa Đình Lộc - Xuân Thảo hay tin ca nương Tú Thanh qua đời từ mẹ của một thành viên trong đội Hồng Hạc chương trình Người hùng tí hon.
"Tôi rất sốc, cố kìm nước mắt vì đang đứng lớp dạy nhảy. Đâu ai dám tin một cô bé có thể ra đi theo cách đau đớn như vậy ở tuổi 14", Xuân Thảo nói.