Xét phong tặng danh hiệu NSND: Có bị "huy chương hóa"?

Xét phong tặng danh hiệu NSND dường như đã bị “huy chương hóa” làm sai lệch chuẩn? NSND dành cho hàn lâm hay cộng đồng?

Danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân đối với các nghệ sĩ hoạt động biểu diễn nghệ thuật như là một danh hiệu cao quý nhất Nhà nước trao tặng, tưởng thưởng cho sự cống hiến. Nhưng càng về sau danh hiệu này dường như đã bị “huy chương hóa” làm sai lệch chuẩn? Huy chương có phải bao giờ cũng đồng nghĩa với tài năng? NSND dành cho hàn lâm hay cộng đồng?
Xet phong tang danh hieu NSND Co bi huy chuong hoa
 Nghệ sĩ Chí Trung trượt danh hiệu NSND.
“Hết nạc vạc đến xương"
Chính vì “mắc” những “chuẩn”, nhiều nghệ sĩ không được xét trao tặng danh hiệu. Nhưng cũng chính vấn đề “thiếu HCV” hay “thiếu năm” đặt ra câu hỏi: NSND - xét tài năng và sự cống hiến hay xét HCV, thời gian hoạt động nghệ thuật là chuẩn cao nhất?
Gần 40 năm kể từ Ngày Quốc khánh 2/9/1945, danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân - Nghệ sĩ ưu tú (NSND - NSƯT) mới được Nhà nước trao tặng đợt đầu tiên vào năm 1984 cho các nghệ sĩ hoạt động biểu diễn nghệ thuật VN với những tiêu chuẩn rõ ràng: Trung thành với Tổ quốc, với Chủ nghĩa xã hội; Có tài năng xuất sắc; Có cống hiến nhiều cho sự nghiệp cách mạng VN (Pháp lệnh quy định danh hiệu vinh dự nhà nước để tặng cho các nghệ sĩ, nhà giáo, thầy thuốc).
Đến 2/9/2015 là đợt thứ 8 với khá nhiều “chuẩn” được gia giảm so với trước. Đặc biệt, tại Nghị định số 89/2014/NĐ-CP quy định về xét tặng danh hiệu NSND, sau khi đạt danh hiệu NSƯT, nghệ sĩ phải có thêm 2 giải vàng quốc gia (ở các LHP quốc gia, các cuộc thi, liên hoan, hội diễn nghệ thuật chuyên nghiệp toàn quốc do các cục chuyên ngành của Bộ tổ chức). Còn huy chương vàng (HCV) tại các cuộc thi, hội diễn của các hội nghề nghiệp như Hội Điện ảnh VN, Hội Nghệ sĩ sân khấu VN… chỉ được quy đổi bằng 2/3 HCV. Ngoài số HCV đủ chuẩn, thì thời gian hoạt động nghệ thuật phải đạt từ 20 năm trở lên (riêng ngành xiếc, múa là từ 15 năm trở lên) mới có thể xét tặng danh hiệu NSND.
NSND thực sự là tinh hoa
Nhìn vào danh sách các NSND được phong tặng đợt đầu năm 1984, gồm 40 người, có thể thấy đó là một thế hệ nghệ sĩ tinh hoa, tài năng bậc nhất của VN trong các lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật, không chỉ giới chuyên môn đánh giá cao tài năng mà quần chúng nhân dân cũng rất hâm mộ. Như các nghệ sĩ: Quốc Hương, Thanh Huyền… (ca nhạc), Phùng Há, Ba Du, Năm Đồ… (cải lương), Trà Giang, Bùi Đình Hạc, Hồng Sến, Hải Ninh, Phạm Văn Khoa… (điện ảnh), Ngô Y Linh, Thế Lữ, Đào Mộng Long, Can Trường… (sân khấu kịch), Đặng Thái Sơn (âm nhạc), Thái Ly (múa), Tạ Duy Hiển (xiếc), Châu Loan (ngâm thơ), Trùm Thịnh, Cả Tam (chèo), Đội Tảo, Sáu Lai, Bạch Trà… (tuồng)…
Những tác phẩm nghệ thuật họ trình diễn hay sáng tạo có thể xem như mẫu mực của ngành nghệ thuật, trở thành kinh điển, giáo khoa cho rất nhiều thế hệ nghệ sĩ tiếp nối. Có thể thấy chính họ đã kiến tạo nên diện mạo của nền nghệ thuật VN đương đại, tạo nên những nền móng cho các ngành nghệ thuật VN phát triển, như những người thầy của các bộ môn nghệ thuật VN.
Nếu cứ chiếu theo họ, có thể xem như danh hiệu NSND là một sự công nhận không chỉ là cống hiến, phục vụ quần chúng nhân dân, mà còn là công nhận tài năng xuất sắc, gồm cả trình độ chuyên môn, năng khiếu cá nhân, sự kiên trì bền bỉ lao động nghệ thuật để có những tác phẩm đỉnh cao đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà. Một thế hệ mà cho đến hôm nay vẫn không có người “đối xứng” tài năng với họ.
Những đợt kế tiếp xét phong tặng danh hiệu NSND cũng rất khắt khe, vì tính “hàn lâm” - trình độ chuyên môn được đánh giá rất cao qua tác phẩm, chứ không phải là qua những HCV, như đợt 2 năm 1988 chỉ có 13 NSND, đợt 3 năm 1993 có 39 NSND, đợt 4 năm 1997 có 38 NSND, đợt 5 năm 2001 có 22 NSND, đợt 6 năm 2007 có 39 NSND. Đến đợt 7 năm 2012 thì số NSND đã “vượt bậc” lên đến 74 người. Dự kiến đợt 8 năm 2015 được “thắt” lại chỉ có 39 NSND.
Xet phong tang danh hieu NSND Co bi huy chuong hoa-Hinh-2
 Diễn viên Đoàn Dũng (TPHCM) là một NSND xứng tầm, được giới nghề và công chúng thừa nhận. Ảnh: V.V
Trong 5 đợt đầu tiên không có một ai được “truy tặng” danh hiệu NSND, vì theo chuẩn quy định, chỉ trao cho “người sống”. Nhưng bắt đầu từ đợt thứ 6, đã có một số nghệ sĩ nhận danh hiệu khi thuộc về “thế giới bên kia”, gồm 3 NSND: Ca sĩ Trần Khánh (Ban Âm nhạc Đài Tiếng nói VN); Phát thanh viên Đỗ Trọng Thuận (Ban Thư ký Đài Tiếng nói VN, họa sĩ Bùi Huy Hiếu (Trường ĐH SKĐA Hà Nội), 2 NSƯT: Thanh Tùng (Diễn viên múa, Đoàn Văn công Phòng không - Không quân), Nguyễn Xuân Nghiệp (Quay phim Điện ảnh Quân đội). Năm 2010 không có đợt nào, nhưng sau khi nghệ sĩ Y Moan từ trần, Nhà nước đã đặc cách phong tặng ông danh hiệu NSND. Ở đợt phong tặng lần thứ 7 có 6 NSND… Và ở lần thứ 8/2015 này có 2 cái tên được nhắc đến, gồm vợ chồng nghệ sĩ Phương Thanh, Anh Dũng (Diễn viên Nhà hát kịch VN).
Xem nhẹ chất lượng, đặt nặng huy chương
Cũng phải nói thêm, bắt đầu từ đợt thứ 7 năm 2012, danh hiệu NSND đã có vẻ mất thiêng bởi những quy định có phần xem nhẹ chất lượng, đặt nặng số lượng HCV và quá câu nệ thủ tục hồ sơ, gây khá nhiều dư luận trong giới nghệ sĩ và công chúng. Người xứng đáng thì không được xét, người tài năng “vừa phải” nhưng có nhiều HCV - mặc định được phong tặng, dù khó ai nhớ nổi một tác phẩm nào xuất sắc của họ.
Tới đợt thứ 8 năm 2015 này - như kiểu “hết nạc vạc đến xương”, tài năng, đóng góp cho nghệ thuật nước nhà, người được xét phong tặng có tác phẩm nào “để đời” hay làm “giáo khoa” cho các thế hệ kế tiếp… hầu như không được đề cập mà chỉ quan tâm “đếm” HCV, thời gian hoạt động nghệ thuật đủ hay chưa. Một số người được đề nghị phong tặng NSND kỳ này như nghệ sĩ Tự Long (Nhà hát chèo Quân đội)…, dù vượt chuẩn số HCV, hoạt động nhiều lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn khác…, nhưng nếu xét bằng con mắt nhà nghề, thử hỏi có vai diễn nào, có tác phẩm nào khắc dấu vào lòng người xem, tạo ra một phong cách biểu diễn riêng, đặc sắc, hay có những vai diễn mẫu mực có tính chất như sự tiếp nối, bảo tồn, phát triển loại hình nghệ thuật truyền thống đang theo đuổi?

Tuấn Hưng chia tay Facebook vì áp lực sau scandal văng tục

(Kiến Thức) - Sau lùm xùm văng tục, Tuấn Hưng tuyên bố tạm chia tay facebook vì không thể chịu nổi áp lực và muốn dành thời gian cho gia đình.

Gây ồn ào khi có những lời lẽ bức xúc với BTC chương trình Bài hát yêu thích, ca sĩ Mỹ Linh và nhạc sĩ Huy Tuấn, mới đây Tuấn Hưng đã tuyên bố tạm chia tay trang cá nhân.
Lý do bởi nam ca sĩ không thể chịu nổi áp lực từ trang mạng xã hội này. Ngoài ra, Tuấn Hưng cho biết, anh muốn dành nhiều thời gian cho bố mẹ và gia đình nhỏ.

Gặp lại dàn diễn viên “Thiên long bát bộ” sau 12 năm

(Kiến Thức) - Cùng nhìn lại dàn diễn viên “Thiên long bát bộ”: Hồ Quân, Lâm Chí Dĩnh, Lưu Diệc Phi, Lưu Đào và Trần Hảo sau 12 năm phim ra mắt.

Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam
Khi được ra mắt năm 2003, bộ phim “Thiên long bát bộ” đã “gây bão” không chỉ với khán giả Trung Quốc mà còn cả với khán giả Việt Nam. Cùng nhìn lại dàn diễn viên “Thiên long bát bộ” sau 12 phim phát sóng. 
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-2
 Đảm nhận vai Kiều Phong là Hồ Quân. Dù không sở hữu vẻ ngoài điển trai nhưng Hồ Quân đã tạo ấn tượng bởi khả năng diễn xuất được đánh giá cao.
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-3
 Sau phim “Thiên long bát bộ”, Hồ Quân nhận được nhiều lời mới đóng phim. Ngoài hình ảnh Kiều Phong dũng mãnh, Hồ Quân còn chiếm được cảm tình của khán giả với các vai diễn trong “Đại chiến Xích Bích” hay “Chu Nguyên Chương”.
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-4
 Về đời sống tình cảm, Hồ Quân hiện sống rất hạnh phúc bên bà xã xinh đẹp và hai đứa con xinh xắn đáng yêu.
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-5
 Khi nhắc đến Đoàn Dự trong “Thiên long bát bộ”, phiên bản của Lâm Chí Dĩnh thực sự “đốn tim” người hâm mộ bởi anh sở hữu ngoại hình điển trai, má lúm đồng tiền dễ thương.
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-6
 Sau bộ phim, Lâm Chí Dĩnh tiếp tục góp mặt trong các dự án phim như “Thiếu lâm tự truyền kỳ”, “Thiên thần tốc độ”, “Ngôi sao may mắn của tôi” hay gần đây nhất là “Thập nguyệt thiên sứ”.
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-7
Năm 2013, “Đoàn Dự” tổ chức đám cưới với người mẫu Trần Nhược Nghi. Cặp đôi có một cậu con trai đáng yêu tên là Kimi. 
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-8
Hóa thân Vương Ngữ Yên, Lưu Diệc Phi được khán giả của phim “Thiên long bát bộ” yêu mến dù diễn xuất không được đáng giá cao. 
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-9
 Trong 12 năm qua, Lưu Diệc Phi góp mặt trong nhiều dự án phim đình đám như “Thần điêu đại hiệp”, “Tiêu kiếm kỳ hiệp”, hay “Tứ đại danh bổ”. Hiện tại, cô đang ghi hình cho bộ phim “Hóa ra anh vẫn ở đây”.
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-10
 Với gương mặt phúc hậu và nụ cười rạng rỡ, Lưu Đào dễ dàng ghi dấu ấn với vai diễn nàng A Châu thông minh xinh đẹp.
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-11
Sau bộ phim “Thiên long bát bộ”, Lưu Đào tiếp tục theo đuổi sự nghiệp diễn xuất. Một số bộ phim cô tham gia được đánh giá cao gồm “Bạch xà truyện”, “Công chúa Đại Lý” và “Tân Tây Du Ký”. Gần đây, cô đang ghi hình cho bộ phim “Nhật ký hôn nhân” đóng cặp với nam diễn viên kém 8 tuổi Mã Thiên Vũ. 
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-12
 Năm 2008, Lưu Đào làm đám cưới với doanh nhân Vương Kha. Vợ chồng Lưu Đào sinh được hai con, một gái và một trai. Sau khi kết hôn, nữ diễn rút khỏi làng giải trí. Tuy nhiên, vì kinh tế gia đình sa sút, Lưu Đào đã trở lại đóng phim.
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-13
 Ngoài Lưu Đào, Trần Hảo cũng là một trong những mỹ nhân trong “Thiên long bát bộ”. Cô đã thành công khi lột tả hết tính ranh ma nhưng lại si tình của A Tử.
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-14
Trong 12 năm qua, cô gây ấn tượng khi tham gia phim “Như Ý - Cát Tường”, “Đại Hòe Thụ” và “Tân Tam Quốc”. Mới đây, nữ diễn viên trở lại phim trường với “Bố già cưới vợ”. 
Gap lai dan dien vien Thien long bat bo sau 12 nam-Hinh-15
 Về đời sống tình cảm, Trần Hảo lên xe hoa với doanh nhân Lưu Hải Phong đầu năm 2011. Hiện tại, cô sống hạnh phúc bên chồng và hai cô con gái nhỏ.