Sự khác biệt về bầu cử nhiệm kỳ mới ở Hà Nội, Đà Nẵng, TPHCM

Do thực hiện mô hình mới, ba thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có điểm khác biệt trong kỳ bầu cử tới đây.

Khác với 60 tỉnh, thành khác, kỳ bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2021- 2026, Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ là ba thành phố trực thuộc Trung ương không bầu HĐND cấp phường. Riêng Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh sẽ không bầu HĐND cấp quận.
Hà Nội không bầu HĐND 177 phường
Nghị quyết 97/2019/QH14 của Quốc hội về thí điểm tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại thành phố Hà Nội được thực hiện từ ngày 1/7/2021.
Su khac biet ve bau cu nhiem ky moi o Ha Noi, Da Nang, TPHCM
 Hà Nội sẽ không bầu HĐND ở 177 phường. Ảnh LD
Vì thế, trong kỳ bầu cử tới, Hà Nội không bầu đại biểu HĐND tại tất cả 177 phường, thuộc 12 quận và thị xã Sơn Tây.
Đối với chính quyền ở nông thôn (huyện, xã), giữ nguyên mô hình tổ chức cấp chính quyền địa phương gồm HĐND và UBND.
Quận, phường ở Đà Nẵng chỉ có UBND
Theo Nghị quyết số 119/2020/QH14, ở cấp thành phố, Đà Nẵng cấu trúc chính quyền như các tỉnh, thành phố khác, gồm HĐND và UBND. Còn ở cấp quận, phường thì chỉ có UBND.
Vì thế, trong kỳ bầu cử lần này, Đà Nẵng chỉ tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV, đại biểu HĐND với thành phố Đà Nẵng, huyện Hòa Vang và các xã thuộc huyện này. Qua đó, HĐND của 6 quận, 45 phường thuộc thành phố sẽ dừng hoạt động từ năm nay.
34 phường “thành phố trong thành phố” không bầu HĐND
Cũng theo Nghị quyết số 131/2020/QH14 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hồ Chí Minh, việc tổ chức chính quyền đô thị sẽ được thực hiện từ ngày 1/7/2021.
Qua đó, chính quyền địa phương ở Thành phố Hồ Chí Minh là cấp chính quyền địa phương gồm HĐND thành phố và UBND thành phố. Chính quyền địa phương ở quận tại thành phố là UBND quận; ở phường là UBND phường.
Do Nghị quyết quy định điều khoản chuyển tiếp, nên HĐND, UBND quận, phường nhiệm kỳ 2016- 2021 kết thúc nhiệm vụ vào ngày 30/6/2021.
Với Thủ Đức, “thành phố thuộc thành phố”, vẫn tổ chức HĐND thành phố, nhưng 34 phường sẽ không tiến hành bầu đại biểu HĐND.

Quốc hội dành 6,5 ngày kiện toàn nhân sự chủ chốt Nhà nước

“Theo Luật Tổ chức Quốc hội, những chức danh Quốc hội bầu rồi, đã thông qua nghị quyết là có hiệu lực ngay chứ không phải phê chuẩn nữa và người đó tiếp nhận công việc ngay”, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết.

Tiếp tục chương trình phiên họp 53, ngày 23/2, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc chuẩn bị kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIV.

Nhất trí giới thiệu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang ứng cử Quốc hội

Tại Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú, 100% đại biểu tham dự đều nhất trí giới thiệu Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang ứng cử bầu đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV.

Mới đây, tại Hội nghị lấy ý kiến nhận xét và tín nhiệm của cử tri nơi cư trú đối với Thượng tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (BQP), người ứng cử đại biểu Quốc hội (ĐBQH) khóa XV. Tại hội nghị, 100% đại biểu phường Tân Thịnh (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) tham dự đều nhất trí giới thiệu Thượng tướng Phan Văn Giang ứng cử bầu ĐBQH khóa XV.
Nhat tri gioi thieu Bo truong Bo Quoc phong Phan Van Giang ung cu Quoc hoi
100% đại biểu phường Tân Thịnh (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên) nhất trí giới thiệu Thượng tướng Phan Văn Giang ứng cử bầu ĐBQH khóa XV. 

Bộ Giáo dục tặng bằng khen cho 1.355 học sinh giỏi quốc gia

Trong số các địa phương có học sinh được tặng Bằng khen, Hà Nội có số lượng nhiều nhất, gồm 106 học sinh.

Thứ trưởng Ngô Thị Minh đã ký quyết định tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho 1.355 học sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia trung học phổ thông năm 2021. Danh sách, xem TẠI ĐÂY.
Bo Giao duc tang bang khen cho 1.355 hoc sinh gioi quoc gia
 Cần Thơ có 17 học sinh được tặng Bằng khen, các em đều là học sinh trường trung học phổ thông chuyên Lý Tự Trọng (ảnh minh họa: TTXVN)