Sự cố mất điện tại Tân Sơn Nhất: “ACC HCM đã tê liệt từ lâu“?

(Kiến Thức) - TS Trần Đình Bá bày tỏ quan điểm của mình trước sự cố mất điện chưa từng có xảy ra tại sân bay Tân Sơn Nhất hôm 20/11, gây xôn xao dư luận...

 
Tôi không quá bất ngờ về sự cố này vì đã vốn biết sơ hở lớn ở đây. Tốc độ thương mại của máy bay Boeing, Airbus là 800- 900 km/h vậy mà kiểm soát không lưu của ta trả lời chậm tới 17 phút thì thử hỏi máy bay đã bay qua 250 km rồi thì còn đâu mà điều hành? Trong sự cố mất điện làm gián đoạn điều hành tới một tiếng đồng hồ tại Trung tâm Kiểm soát tiếp cận đường dài Hồ Chí Minh (ACC HCM), máy bay đã bay tới 800-900 km trong trạng thái "không người lái", phi công có nhìn bằng mắt cũng không điều khiển được để tránh vì lúc này tốc độ giữa hai máy bay ngược chiều là 1.600 – 1.800 km/h, như viên đạn bắn ra từ nòng súng. Rất may vùng thông báo bay FIR HCM ở Tân Sơn Nhất thưa thớt nên không xảy ra tai nạn chứ trên bầu trời châu Âu thì rất dễ xảy ra thảm họa quốc tế vì sẽ có nhiều máy bay bị đâm nhau chứ không thể là 2 chiếc…
Thật ra, ACC HCM tại sân bay Tân Sơn Nhất không chỉ vì sự cố mất điện mới thấy được mà nó đã “tê liệt” từ lâu rồi. Trước đó một ngày đã có vụ chiếc máy bay của Vietnam Airlines suýt đâm vào một máy trực trăng bay quân sự cũng đã nói lên điều đó.
Theo tôi nhìn nhận, sự cố mất quyền điều hành bay hơn một giờ do mất điện là sự cố nghiêm trọng mang tầm thế giới chứ không phải chỉ Việt Nam hay khu vực. Chắc chắn Hiệp hội hàng không dân dụng quốc tế ICAO sẽ không bỏ qua sự cẩu thả này.
Phải phân tích rõ để thấy được sự nguy hiểm của sự cố này. Máy bay bay trên trời nhưng lại điều khiển dưới mặt đất, phi công trên máy bay điều khiển thao tác theo mệnh lệnh của trung tâm điều hành không lưu, không có mệnh lệnh mặt đất thì không thể cất hạ cánh được. Nếu phi công liều lĩnh cho hạ cánh là thảm họa vì đưới mặt đất chưa chuẩn bị. Nếu bay bình thường trên bầu trời tránh nhau cũng theo mệnh lệnh của điều hành không lưu dưới mặt đấ . Mất liên lạc coi như máy bay trở thành “không người lái”.
Vấn đề nguồn điện tại các sân bay luôn được đặc biệt coi trọng, đặc biệt là điện phục vụ trung tâm điều hành không lưu phải đảm bảo 100% suốt 24/24. Một nhà mạng cung cấp dịch vụ Internet hay điện thoại di động không được mất điện dù là một giây, một tòa nhà cao tầng phòng chống cháy còn có nhiều phương án dự phòng… Trong khi ở ACC HCM tầm quốc tế mà lại đơn giản quá: mất điện lưới, hỏng cả UPS (bình dự trữ điện năng)…
Về nguyên tắc an toàn, các máy móc tại đó đều phải tuân thủ nghiêm ngặt nhất về quy trình cung cấp thiết bị, lắp đặt, tem kiểm định, hồ sơ quản lý thiết bị, niên hạn sử dụng, quy trình bảo hành, niên hạn bảo hành, thời gian bảo dưỡng, chứng chỉ nghề nghiệp, kinh nghiệm vận hành…Tất cả đều phải có hồ sơ kiểm định và lưu trữ theo pháp lệnh đo lường, các tiêu chuẩn quy trình quy phạm của ngành điện và đặc biệt là luật hàng không. Nay với sự cố này, mở hồ sơ lưu trữ đó ra là biết ngay quản lý nhà nước về hàng không có sơ hở hay không?
Để xảy ra đến mức nghiêm trọng như thế chứng tỏ ngành hàng không và cơ quan quản lý nhà nước về hàng không đã bỏ qua những phương án phòng chống sự cố. Sự cố này đã khiến hàng loạt chuyến bay phải lòng vòng trên bầu trời. Theo người phát ngôn của Vietnam Airlines, 5 chuyến bay của hãng đã phải chuyển hướng hạ cánh, 4 chuyến bay khác phải bay chờ từ nửa tiếng trên trời mới có thể hạ cánh an toàn. Ngoài ra có 14 chuyến bay khởi hành chậm tại thời điểm xảy ra mất điện dẫn đến mất quyền điều hành bay và 22 chuyến bay cũng bị ảnh hưởng.
Một số hãng hàng không khác cũng cho biết nhiều chuyến bay bị ảnh hưởng khởi hành chậm hơn lịch dự kiến từ 30-90 phút. Thiệt hại kinh tế ước chừng là rất lớn . Song điều đáng buồn hơn nữa là ngành hàng không Việt Nam chắc chắn lại nhận thêm được những đánh giá quốc tế không mấy tích cực vì sự cố chưa từng có này. Trách nhiệm suy đến cùng vẫn phải thuộc về cơ quản quản lý Nhà nước về ngành hàng không!

Xem nhà vườn nắn đủ trái cây độc chơi Tết

Những trái cây trong mâm ngũ quả truyền thống đang được nhà vườn ở miền Tây tất bật chăm sóc, tạo dáng kịp cho quả trong dịp Tết Ất Mùi.

Xem nha vuon nan du trai cay doc choi Tet
 Để làm bưởi hồ lô phục vụ thị trường Tết, ngoài chăm cây khỏe, ra trái đều, nhà vườn sẽ chọn những trái đẹp, không tì vết để đưa vào khuôn ép thành hình hồ lô.

Xem thảm Ba Tư triệu đô xuất hiện ở Hà Nội

(Kiến Thức) - Chiếc thảm có giá đắt nhất thế giới, lên tới 2 triệu USD, các họa tiết trang trí tinh xảo và vô cùng đẹp mắt.

Hôm nay (21/11), trong khuôn khổ Triển lãm Thảm Ba Tư lần thứ hai tổ chức tại Hà Nội, bộ sưu tập thảm nghệ thuật với 200 tấm rực rỡ về màu sắc, tinh xảo về kỹ thuật dệt và vô cùng đắt đỏ cùng nhau đọ dáng. Trong hình là chiếc thảm gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với giá trị 2 triệu USD.
Hôm nay (21/11), trong khuôn khổ Triển lãm Thảm Ba Tư lần thứ hai tổ chức tại Hà Nội, bộ sưu tập thảm nghệ thuật với 200 tấm rực rỡ về màu sắc, tinh xảo về kỹ thuật dệt và vô cùng đắt đỏ cùng nhau đọ dáng. Trong hình là chiếc thảm gây ấn tượng mạnh mẽ nhất với giá trị 2 triệu USD.
Được biết, trên thế giới chỉ có hai chiếc thảm như vậy. Ngoài chiếc đang được triển lãm tại Hà Nội, chiếc còn lại đang được trưng bày tại bảo tàng trong cung vua Iran. Quá trình làm ra một tấm thảm Ba Tư vô cùng cầu kỳ với hàng triệu mũi dệt. Bởi vậy, không khó hiểu khi các sản phẩm nghệ thuật này vô cùng đắt đỏ.
Được biết, trên thế giới chỉ có hai chiếc thảm như vậy. Ngoài chiếc đang được triển lãm tại Hà Nội, chiếc còn lại đang được trưng bày tại bảo tàng trong cung vua Iran. Quá trình làm ra một tấm thảm Ba Tư vô cùng cầu kỳ với hàng triệu mũi dệt. Bởi vậy, không khó hiểu khi các sản phẩm nghệ thuật này vô cùng đắt đỏ.
Thảm thủ công chủ yếu được gia đình hoàng gia, giới thượng lưu trên thế giới sưu tầm. Do sợi thảm được nhuộm từ các thành phần chiết xuất thiên nhiên, như các loại cây, rễ cây, vì thế sản phẩm bền màu, mỗi tấm có một màu sắc riêng biệt.
Thảm thủ công chủ yếu được gia đình hoàng gia, giới thượng lưu trên thế giới sưu tầm. Do sợi thảm được nhuộm từ các thành phần chiết xuất thiên nhiên, như các loại cây, rễ cây, vì thế sản phẩm bền màu, mỗi tấm có một màu sắc riêng biệt.
Họa tiết cầu kỳ, màu sắc nổi bật của chiếc thảm triệu đô tại triển lãm.
 Họa tiết cầu kỳ, màu sắc nổi bật của chiếc thảm triệu đô tại triển lãm.
Chiếc thảm trông như một bức tranh sinh động, đầy màu sắc, đằng sau tác phẩm, là cả một truyền thống văn hoá lâu đời, 2.500 năm nghệ thuật dệt thảm Iran.
 Chiếc thảm trông như một bức tranh sinh động, đầy màu sắc, đằng sau tác phẩm, là cả một truyền thống văn hoá lâu đời, 2.500 năm nghệ thuật dệt thảm Iran. 
Không chỉ độc đáo ở chiếc thảm đắt đỏ, triển lãm thảm Ba Tư mang đến rất nhiều sản phẩm có giá trị trên 500 USD.
Không chỉ độc đáo ở chiếc thảm đắt đỏ, triển lãm thảm Ba Tư mang đến rất nhiều sản phẩm có giá trị trên 500 USD.
Chất liệu sử dụng để dệt thảm chủ yếu là len, lụa, cotton…
Chất liệu sử dụng để dệt thảm chủ yếu là len, lụa, cotton… 
Hầu hết các tấm thảm tại đây đều có tuổi thọ đáng nể, từ 20 năm trở lên.
Hầu hết các tấm thảm tại đây đều có tuổi thọ đáng nể, từ 20 năm trở lên. 
Các họa tiết, thiết kế cấu trúc chiếc thảm đều có chủ đề riêng như Lachak-toranj (trang trí hình mề đay ở các góc), Afshan (trang trí hoa trên toàn bộ thảm), Shekargahi (trang trí bằng hình đi săn)... đặc trưng cho văn hóa của vùng đất huyền bí Iran.
 Các họa tiết, thiết kế cấu trúc chiếc thảm đều có chủ đề riêng như Lachak-toranj (trang trí hình mề đay ở các góc), Afshan (trang trí hoa trên toàn bộ thảm), Shekargahi (trang trí bằng hình đi săn)... đặc trưng cho văn hóa của vùng đất huyền bí Iran.
200 tấm thảm, mỗi tấm mang một bản sắc riêng, sự sáng tạo và tỉ mỉ của nghệ nhân dệt.
 200 tấm thảm, mỗi tấm mang một bản sắc riêng, sự sáng tạo và tỉ mỉ của nghệ nhân dệt.
Trong hình là những tác phẩm mỹ thuật độc đáo.
Trong hình là những tác phẩm mỹ thuật độc đáo.
Ngoài những chiếc thảm tuyệt đẹp, triển lãm trưng bày khá nhiều tranh nghệ thuật, có những bức trị giá 6.800 USD.
 Ngoài những chiếc thảm tuyệt đẹp, triển lãm trưng bày khá nhiều tranh nghệ thuật, có những bức trị giá 6.800 USD.
Mỗi bức tranh đều thể hiện nét đẹp, văn hóa của Iran.
 Mỗi bức tranh đều thể hiện nét đẹp, văn hóa của Iran.
Không đơn thuần chỉ là những tác phẩm trang trí, những bức tranh và thảm Ba Tư là niềm tự hào, biểu tượng cho bề dày văn hóa của đất nước.
Không đơn thuần chỉ là những tác phẩm trang trí, những bức tranh và thảm Ba Tư là niềm tự hào, biểu tượng cho bề dày văn hóa của đất nước.
Rất nhiều vật dụng trang trí tinh xảo, đẹp mắt được trưng bày tại triển lãm.
Rất nhiều vật dụng trang trí tinh xảo, đẹp mắt được trưng bày tại triển lãm. 

Sân bay Tân Sơn Nhất tê liệt: Do hỏng máy lưu điện

15 giờ ngày 21/11, Cục Hàng không công bố nguyên nhân sự cố kỹ thuật tại Trung tâm Kiểm soát không lưu đường dài tại Tp HCM (ACC HCM) ngày 20/11.