Stratfor: Sẽ có thỏa hiệp Mỹ-Nga về Ukraine và Syria

(Kiến Thức) - Theo nhận xét của các chuyên gia thuộc công ty phân tích  tư nhân Stratfor, sẽ có thỏa hiệp Mỹ-Nga trong hai cuộc khủng hoảng lớn: Syria và Ukraine.

Tin đồn về một "thỏa thuận" hoặc thỏa hiệp tiềm năng giữa phương Tây và Moscow đã xuất hiện sau khi Trợ lý ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland có cuộc tiếp xúc với Cố vấn tổng thống Nga Vladislav Surkov tại Kaliningrad.
Stratfor: Se co thoa hiep My-Nga ve Ukraine va Syria
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov.
Về thỏa hiệp Mỹ-Nga, Straffor lưu ý đến cuộc hội đàm của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry và Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov tại Zurich hồi tháng 1/2016. Hai ngày sau đó, phát biểu tại Diễn đàn Kinh tế thế giới Davos, ông Kerry đã đề cập đến khả năng gỡ bỏ các biện pháp trừng phạt Nga "trong những tháng tới". Đây là tuyên bố rất đáng chú ý trong lập trường trừng phạt Nga của Mỹ vốn gay gắt hơn các nước Châu Âu, chuyên gia Stratfor khẳng định.
Cuộc khủng hoảng Syria sẽ là thành tố quan trọng của một thỏa hiệp triển vọng, tiềm ẩn những tiếp xúc lợi ích chung của hai nước. Rất có thể, Mỹ quan tâm hợp tác và muốn Nga tham gia vào quá trình đàm phán về tương lai chính trị của Syria. Ngoài ra, sự hiện hữu một kẻ thù chung như IS và lợi ích chung ngăn chặn mối đe dọa này còn tạo cơ hội hợp tác trong loạt các vấn đề khác. Theo Stratfor, Moscow có thể đòi Washington giảm bớt sự tập trung lực lượng của NATO trên biên giới với Nga.
Các chuyên gia Stratfor nhận định rằng, yếu tố cản trở thỏa hiệp giữa Washington và Moscow trong vấn đề Ukraine chính là tình hình chính trị bất ổn định ở nước này. Chính phủ ngày càng mất tín nhiệm, cải cách hệ thống tư pháp giậm chân tại chỗ giáng đòn mạnh vào liên minh cầm quyền, đặc biệt là Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk. Xếp hạng uy tín của Mặt trận nhân dân do Thủ tướng Yatsenyuk cầm đầu xuống thấp tới mức chính đảng này đã từ chối tham gia các cuộc bầu cử địa phương. Các chuyên gia Stratfor nói thêm: “Những bằng chứng cho thấy xáo trộn sẽ diễn ra trong chính phủ Ukraine và ông Yatsenyuk có thể mất ghế thủ tướng trong vài tuần tới".

TQ xây trái phép căn cứ trực thăng ở quần đảo Hoàng Sa

(Kiến Thức) - Cùng với việc bồi đắp ở quần đảo Trường Sa, Trung Quốc ngang nhiên xây dựng trái phép căn cứ trực thăng ở quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.

Bài viết đăng trên tạp chí The Diplomat ngày 13/2 của tác giả Victor Robert Lee kèm theo nhiều bức ảnh chụp từ vệ tinh cho thấy Trung Quốc cũng trái phép cơi nới đảo ở quần đảo Hoàng Sa chứ không chỉ ở quần đảo Trường Sa.
TQ xay trai phep can cu truc thang o quan dao Hoang Sa
Ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc cơi nới, xây dựng trái phép bến cảng, căn cứ trực thăng trái phép trên đảo Quang Hòa thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Theo tác giả Victor Robert Lee, Trung Quốc dường như đang nạo vét và bồi đắp ở hai đảo thuộc nhóm An Vĩnh của quần đảo Hoàng Sa, cách căn cứ quân sự trên đảo Phú Lâm (đảo lớn nhất của quần đảo Hoàng Sa) chừng 15km về phía bắc-tây bắc.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Syria: Khó trong khâu thực hiện

(Kiến Thức) - Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cho biết các cường quốc lớn hội họp ở Munich đã nhất trí thỏa thuận đình chiến ở  Syria, bắt đầu thực thi trong  tuần tới.

Sáng 12/2, Ngoại trưởng Kerry nói với báo giới ở Munich rằng thỏa thuận ngừng bắn ở Syria sẽ không áp dụng đối với các nhóm khủng bố, trong đó có nhóm Nhà nước Hồi giáo (IS), Mặt trận al-Nusra và các nhóm khác. Ông tuyên bố: “Đó (thỏa thuận đình chiến Syria) là một tham vọng, nhưng mọi người đều quyết tâm xúc tiến càng nhanh càng tốt để tìm cách đạt được việc này. Thỏa thuận sẽ áp dụng đối với tất cả các bên ở Syria - ngoại trừ các tổ chức khủng bố Daesh (Nhà nước Hồi giáo) và Mặt trận al-Nusra cùng bất cứ tổ chức khủng bố nào bị Hội đồng Bảo an chỉ định”.
Thoa dinh chien o Syria: Kho trong khau thuc hien
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và 
Đặc sứ LHQ Staffan de Mistura tại cuộc họp báo ở Munich.
Ông Kerry cho biết Nhóm Quốc tế Hỗ trợ Syria (ISSG) gồm 17 quốc gia đã nhất trí một nhóm chuyên trách do Mỹ và Nga đồng chủ trì sẽ làm việc để “xác định những phương thức giảm thiểu bạo lực trong dài hạn”.