Steve Bannon: Từ sủng thần đến kẻ tội đồ bị Tổng thống Trump hắt hủi

Từng được tổng thống Mỹ coi như cánh tay phải, cựu chiến lược gia Steve Bannon bỗng chốc mất tất cả sau khi trút lửa và cuồng nộ lên sếp cũ tại Nhà Trắng bằng những lời lẽ gay gắt.

Sau cơn mưa tuyết nhỏ, thành phố Washington bị bao phủ trắng xóa. Trong bộ trang phục luộm thuộm thường ngày, Steve Bannon bước vào khách sạn 5 sao Hay-Adams cách Nhà Trắng không xa để phát biểu trước các thính giả.
Cựu chiến lược gia của Nhà Trắng, người từng được Donald Trump hết lời ca ngợi, đã diễn thuyết về “những người Mỹ tầm thường” tin rằng họ bị “thế giới bỏ lại phía sau”.
Ông nhận được phản ứng nồng nhiệt từ đám đông và hăng hái trả lời các câu hỏi. Bannon cư xử như thể sự nghiệp chính trị của ông chưa hề sụp đổ như những dòng tiêu đề nổi lên trên mặt báo.
Tuy nhiên, ngay sau buổi chiều lạnh giá đó, Bannon chính thức rời khỏi Breitbart News, nơi ông từng gọi là nền tảng của cánh hữu thay thế, một nhóm tân Phát xít, da trắng thượng đẳng và bài trừ Do Thái ủng hộ luật nhập cư và các thỏa thuận thương mại nghiêm ngặt hơn.
Đó là cú đánh cuối cùng sau một tuần quay cuồng. Bannon, người từng rời Nhà Trắng trong hổ thẹn, giờ lại bị đá khỏi chính công ty của mình.
Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) chúc mừng Steve Bannon, cố vấn cao cấp của tổng thống, trong lễ nhậm chức của nhân viên cấp cao tại Phòng Đông của Nhà Trắng vào ngày 22/1/2017 ở Washington DC. Ảnh: AFP/Getty.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump (trái) chúc mừng Steve Bannon, cố vấn cao cấp của tổng thống, trong lễ nhậm chức của nhân viên cấp cao tại Phòng Đông của Nhà Trắng vào ngày 22/1/2017 ở Washington DC. Ảnh: AFP/Getty.

Sự sụp đổ chóng vánh của người rỉ tai Trump

Chỉ vài tháng trước, Steve Bannon còn được coi là người đàn ông quyền lực thứ hai ở Washington. Cựu chiến lược gia trưởng của tổng thống Mỹ, người giật dây những quyết định gây tranh cãi tại Phòng Bầu dục, từng được ví như kẻ rỉ tai Trump.

17 tháng trước, ông là “tài năng xuất sắc nhất trong chính trị” theo lời Trump. Giờ đây, ông chỉ là “Steve cẩu thả”, con người bất hạnh bị tổng thống đương nhiệm đặt biệt danh chế nhạo.

Nguyên nhân là Bannon đã nói những điều làm mếch lòng sếp cũ trong cuốn sách “Lửa và Cuồng nộ: Bên trong Nhà Trắng của Trump” (Fire and Fury: Inside The Trump White House).

Cựu chiến lược gia tại Nhà Trắng đã nặng lời chỉ trích tổng thống và gia đình. Ông gọi quyết định gặp mặt người Nga của Donald Trump Jr, con trai của ông Trump, trong chiến dịch tranh cử năm ngoái là “mưu phản”.

Nỗ lực cải chính của Bannon sau đó cũng không ngăn được cơn giận của tổng thống. Trong một tuyên bố dài dòng, ông Trump nói Bannon “đã bị mất trí”. Ông nói với Wall Street Journal rằng ông cảm thấy bị phản bội và ban cho Bannon “nụ hôn tử thần” bằng biệt danh “Steve cẩu thả”.

Cuốn sách "Lửa và Cuồng nộ: Bên trong Nhà Trắng của Trump" được bày bán tại hiệu sách Book Culture ở New York. Ảnh: Reuters.
 Cuốn sách "Lửa và Cuồng nộ: Bên trong Nhà Trắng của Trump" được bày bán tại hiệu sách Book Culture ở New York. Ảnh: Reuters.

Không lâu sau khi cuốn sách của Michael Wolff được phát hành, sự sụp đổ của Bannon đã không thể cứu vãn. Ông rời đế chế truyền thông quyền lực Breitbart, bị những người ủng hộ cắt đứt quan hệ và đối mặt tương lai vô định.

“Cú tự sát chính trị này đáng ghi vào lịch sử. Bannon vẫn nghĩ mình là một nhà cách mạng. Nhận thức đó sẽ không thay đổi. Chỉ là bây giờ ông ta không có phương tiện, không có nhân viên, không có kênh truyền thông và không có nhà tài trợ lớn cho tham vọng của mình", trang Axios nhấn mạnh.

Theo BBC, ngay cả trong Nhà Trắng, nơi sự nghiệp của các chính trị gia thường ngắn ngủi, sự thăng tiến và sụp đổ đột ngột của Bannon vẫn được coi là đáng chú ý.

Rũ bỏ thực tế phũ phàng

Cách đây một năm, trong bài diễn văn nhậm chức, ông Trump đã nhắc đến hai cụm từ “America First” (Nước Mỹ trước tiên) và “American carnage” (Sự tàn sát nước Mỹ). Cả hai được cho là tác phẩm của Bannon và Stephen Miller, người vẫn là cố vấn chính sách cao cấp tại Nhà Trắng.

Dẫn dắt chiến dịch của Trump trong những tháng cuối cùng và giữ vững niềm tin khi những người khác đã bỏ rơi ứng viên đảng Cộng hòa, Bannon được xem là trợ thủ hàng đầu trong mắt vị tỷ phú New York.

Sau khi tới Nhà Trắng cùng ông Trump, Bannon trở thành chiến lược gia trưởng với văn phòng ở Cánh Tây và đường dây trực tiếp tới Phòng Bầu dục để báo cáo thẳng cho tổng thống.

Ở vị trí quyền lực này, Bannon dường như đủ khả năng loại bỏ các cơ quan và lãnh đạo bị ông tuyên bố là tham nhũng và trục lợi. Chẳng mấy chốc, chân dung vị cố vấn đã bao phủ trang bìa các tạp chí cùng những lời đồn thổi về “Tổng thống Bannon”.

Steve Bannon nghe Donald Trump phát biểu với báo chí trong Phòng Nội các của Nhà Trắng. Ảnh: AFP/Getty.
 Steve Bannon nghe Donald Trump phát biểu với báo chí trong Phòng Nội các của Nhà Trắng. Ảnh: AFP/Getty.

Tuy nhiên, giống như câu chuyện trong thần thoại, Bannon đã bay quá gần Mặt Trời. Ông bị loại khỏi Hội đồng An ninh Quốc gia và dần bị cho ra rìa. Tháng 8 năm ngoái, sau thất bại trong cuộc đấu đá quyền lực với con gái Ivanka và con rể Jared Kushner của Trump, hai cố vấn cao cấp của tổng thống, ông bị đẩy khỏi chính quyền.

Bannon quay lại làm chủ tịch điều hành của Breitbart và hoạt động chính trị tích cực hơn. Một khi đã ở bên ngoài chính quyền, ông được tự do theo đuổi các kẻ thù chính trị của mình.

Bannon đặt ra nhiệm vụ táo bạo nhằm thách thức các chính khách đương nhiệm của đảng Cộng hòa mà ông cho rằng không đủ trung thành với chương trình nghị sự của Trump.

Ông thề sẽ thay thế Thượng nghị sĩ Mitch McConnell, lãnh đạo đảng Cộng hòa, và bắt đầu ủng hộ các ứng viên cực hữu dù một số người có hồ sơ đáng ngờ và bị mất điểm trong các cuộc thăm dò.

Sự ủng hộ hết lòng của Bannon đối với Roy S. Moore tại Alabama, ngay cả khi các cáo buộc về việc cựu thẩm phán này tiếp cận các thiếu nữ 14 tuổi nổi lên, đã dẫn đến thất bại ê chề. Lần đầu tiên bang Alabama có một nghị sĩ đảng Dân chủ tại Thượng viện.

Tại Breitbart, Bannon dường như đã đánh mất sự tín nhiệm của các nhà quản lý và các cây bút, những người từng nhất mực trung thành khi ông biến trang web này từ một công ty khởi nghiệp lộn xộn thành một trong những kênh truyền thông đối lập cánh hữu có tiếng nói mạnh mẽ nhất.

Theo các cuộc phỏng vấn của New York Times với một số nguồn tin thân cận, sự tín nhiệm ngày càng sụt giảm trong thời gian gần đây khi Bannon tỏ ra sa sút nghiêm trọng trong khả năng đánh giá.

Một số cộng sự và bạn bè cho biết Bannon có vẻ xa rời thực tại, ông không thể hoặc không muốn nhìn nhận mức độ nghiêm trọng của việc mình bị đuổi khỏi Nhà Trắng và ảnh hưởng tiềm tàng của việc này đối với Breitbart.

Những người làm việc cùng Bannon trong vài tháng qua nói rằng ông ngày càng tỏ ra kiêu ngạo và xa cách. Việc Bannon công khai xúc phạm gia đình tổng thống mà không nghĩ đến hậu quả chỉ là giọt nước làm tràn ly.

Không còn đường quay đầu

Động thái tiếp theo của Bannon sẽ được theo dõi sát sao. Ông hiện vẫn sống trong ngôi nhà được gọi là “Tòa đại sứ Breitbart” trên Đồi Capitol, nơi từ lâu đã trở thành trụ sở không chính thức của Breitbart News. Sự ra đi lần này giúp Bannon không còn phải làm việc với chủ sở hữu Breitbart Larry Solov và giám đốc điều hành Mercer.

“Nếu nhìn vào sự nghiệp của ông ấy thì anh sẽ thấy cứ mỗi 6 hoặc 7 năm ông ấy lại lặp lại điều này. Ông ấy trở nên vô cùng hung hăng và muốn làm mọi thứ theo cách của mình”, một nguồn tin thân cận nói với Guardian.

Một số người nghi ngờ rằng cuối cùng Bannon sẽ lại kết nối với Trump. “Họ giống như hai ngôi sao có cùng quỹ đạo và tương trợ lẫn nhau. Giờ họ đang tách ra nhưng tôi nghĩ đó không phải là sự chia tách hoàn toàn”, Michael Steele, cựu Chủ tịch Ủy ban Quốc gia đảng Cộng hòa, nhận xét.

Cố vấn cao cấp Jared Kushner, cố vấn chính sách Stephen Miller và chiến lược gia trưởng Steve Bannon theo dõi Tổng thống Donald Trump trong buổi ký sắc lệnh về nhập khẩu thép tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, ngày 20/4/2017. Ảnh: Washington Post/Getty.
 Cố vấn cao cấp Jared Kushner, cố vấn chính sách Stephen Miller và chiến lược gia trưởng Steve Bannon theo dõi Tổng thống Donald Trump trong buổi ký sắc lệnh về nhập khẩu thép tại Phòng Bầu dục của Nhà Trắng ở Washington, ngày 20/4/2017. Ảnh: Washington Post/Getty.

“Hai người họ vẫn cần nhau. Trump có nền tảng còn Bannon có thông điệp. Tôi đồ rằng chỉ đến hè này là hai người họ lại trò chuyện với nhau. Tôi sẽ không quá ngạc nhiên nếu hiện tại họ vẫn giữ liên lạc”, Steele nói với Guardian.

Trong khi đó, số khác lại cho rằng Bannon không còn đường quay đầu dù đã tỏ ra hối hận sau những sai lầm của mình. Cuối tuần trước, Nhà Trắng đã cử các đồng minh của ông Trump và các thành viên chủ chốt của chính quyền tới chương trình talk show Chủ nhật để bảo vệ tổng thống và hạ thấp uy tín của Bannon.

Tiếng nói mạnh mẽ nhất là Stephen Miller, người từng theo sát Bannon tại Nhà Trắng và được Bannon coi như hậu bối. Xuất hiện trên CNN hôm 14/1, Miller tuyên bố ý kiến của ông Bannon trong cuốn sách của nhà báo Michael Wolff là "nực cười".

Hôm 15/1, khi được hỏi liệu tuyên bố của Bannon rằng Donald Trump Jr. là "một người yêu nước" có thay đổi được gì hay không, phó phát ngôn viên Nhà Trắng Hogan Gidley tỏ ra ngập ngừng.

“Tại thời điểm này tôi cho rằng ông Bannon không có đường quay lại”, ông nói.

Những quan chức có nhiệm kỳ “đoản thọ” trong Nhà Trắng của TT Trump

Với việc sa thải chiến lược gia trưởng Steve Bannon, 4 trong số 5 thành viên cao cấp có mặt cùng TT Trump trong bức ảnh chụp hồi tháng 1 tại phòng Bầu Dục nay đã rời nhiệm sở.

Người đầu tiên rời khỏi Nhà Trắng là cố vấn an ninh Michael Flynn. Ông Flynn từ chức hôm 13/2 sau khi thông tin ông có quan hệ mật thiết với chính phủ Nga bị tiết lộ. Ông được cho là có nói chuyện với Đại sứ Nga tại Washington, ông Sergey Kislyak, về việc tháo dỡ các lệnh trừng phạt Mỹ đang áp đặt lên Nga.

Điểm lại loạt quan chức thân tín của Tổng thống Trump "ngã ngựa"

(Kiến Thức) - Nhiều quan chức cấp cao đã bị sa thải hoặc từ chức trong vòng chưa đầy một năm cầm quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức nhậm chức ngày 20/1/2017 đến nay, nhiều quan chức Mỹ cấp cao đã bị sa thải hoặc xin từ chức. Ngày 30/1, Tổng thống Trump đã sa thải Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh (của ông Trump) đối với công dân một số nước Hồi giáo. Ảnh: Daily Report.
Kể từ khi Tổng thống Mỹ Donald Trump chính thức nhậm chức ngày 20/1/2017 đến nay, nhiều quan chức Mỹ cấp cao đã bị sa thải hoặc xin từ chức. Ngày 30/1, Tổng thống Trump đã sa thải Bộ trưởng Tư pháp Sally Yates sau khi bà từ chối bảo vệ lệnh cấm nhập cảnh (của ông Trump) đối với công dân một số nước Hồi giáo. Ảnh: Daily Report. 

Tiếp đến, hồi tháng 2/2017, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn, đã phải từ chức vì sức ép do nói dối các quan chức về mối quan hệ với Nga khi mới đảm nhiệm chức vụ này được 24 ngày. Ảnh: NBC News.
 Tiếp đến, hồi tháng 2/2017, cựu Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Flynn, đã phải từ chức vì sức ép do nói dối các quan chức về mối quan hệ với Nga khi mới đảm nhiệm chức vụ này được 24 ngày. Ảnh: NBC News.

Tháng 5/2017, Mike Dubke, Giám đốc Truyền thông của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã từ chức sau ba tháng làm việc. Ảnh: CNN.
 Tháng 5/2017, Mike Dubke, Giám đốc Truyền thông của Tổng thống Mỹ Donald Trump, đã từ chức sau ba tháng làm việc. Ảnh: CNN.

Cũng trong tháng 5/2017, Tổng thống Trump bất ngờ ra quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey. Ảnh: CNN.
 Cũng trong tháng 5/2017, Tổng thống Trump bất ngờ ra quyết định sa thải Giám đốc Cục Điều tra Liên bang Mỹ James Comey. Ảnh: CNN.

Chia sẻ với báo giới ngày 9/5, Tổng thống Donald Trump cho hay, xuất phát từ đề nghị của Bộ trưởng cùng Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ và sau khi ông Trump nhận được kết quả vụ bê bôi dùng thư điện tử liên quan tới bà Hillary Clinton hồi năm 2016 do Giám đốc FBI James Comey đứng đầu, động thái sa thải Giám đốc FBI lập tức được đưa ra. Ảnh: AP.
 Chia sẻ với báo giới ngày 9/5, Tổng thống Donald Trump cho hay, xuất phát từ đề nghị của Bộ trưởng cùng Thứ trưởng Bộ Tư pháp Mỹ và sau khi ông Trump nhận được kết quả vụ bê bôi dùng thư điện tử liên quan tới bà Hillary Clinton hồi năm 2016 do Giám đốc FBI James Comey đứng đầu, động thái sa thải Giám đốc FBI lập tức được đưa ra. Ảnh: AP.

Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về việc sa thải Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus trên Twitter hôm 28/7, chỉ một ngày sau khi Giám đốc Truyền thông Anthony Scaramucci "tố" ông Priebus làm lộ thông tin cho phóng viên. Ảnh: Getty Images.
 Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo về việc sa thải Chánh văn phòng Nhà Trắng Reince Priebus trên Twitter hôm 28/7, chỉ một ngày sau khi Giám đốc Truyền thông Anthony Scaramucci "tố" ông Priebus làm lộ thông tin cho phóng viên. Ảnh: Getty Images.

Một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết việc thay thế ông Priebus bằng ông Kelly nhằm mục tiêu "đem lại kỷ cương" cho Nhà Trắng. Ảnh: Gazette Review.
 Một quan chức cấp cao Nhà Trắng cho biết việc thay thế ông Priebus bằng ông Kelly nhằm mục tiêu "đem lại kỷ cương" cho Nhà Trắng. Ảnh: Gazette Review.

Trước đó một tuần, tờ New York Times đưa tin ngày 21/7, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đã xin từ chức sau khi nói với Tổng thống Trump rằng ông kịch liệt phản đối việc nhà lãnh đạo Mỹ bổ nhiệm chuyên gia tài chính New York Anthony Scaramucci làm Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng. Ảnh: CNN.
 Trước đó một tuần, tờ New York Times đưa tin ngày 21/7, Thư ký báo chí Nhà Trắng Sean Spicer đã xin từ chức sau khi nói với Tổng thống Trump rằng ông kịch liệt phản đối việc nhà lãnh đạo Mỹ bổ nhiệm chuyên gia tài chính New York Anthony Scaramucci làm Giám đốc Truyền thông của Nhà Trắng. Ảnh: CNN.

CNN dẫn lời một vài quan chức Nhà Trắng ngày 18/8 cho biết, Chiến lược gia trưởng của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon vừa bị sa thải, chỉ 7 tháng sau khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền. Ảnh: AP.
CNN dẫn lời một vài quan chức Nhà Trắng ngày 18/8 cho biết, Chiến lược gia trưởng của Tổng thống Donald Trump, ông Steve Bannon vừa bị sa thải, chỉ 7 tháng sau khi Tổng thống Donald Trump lên nắm quyền. Ảnh: AP.  

Sự ra đi của ông Bannon được cho là xuất phát từ mâu thuẫn giữa ông này với các trợ lý khác trong chính quyền Trump. Được biết, ông Bannon đã thể hiện quan điểm trái ngược với nhà lãnh đạo Mỹ về vấn đề Triều Tiên. Ảnh: New Yorker.
 Sự ra đi của ông Bannon được cho là xuất phát từ mâu thuẫn giữa ông này với các trợ lý khác trong chính quyền Trump. Được biết, ông Bannon đã thể hiện quan điểm trái ngược với nhà lãnh đạo Mỹ về vấn đề Triều Tiên. Ảnh: New Yorker.

Mời quý độc giả xem video về ông Sean Spicer (Nguồn: The Guardian)

Cô gái trẻ vờ mang thai để mang chó cưng lên máy bay

Một cô gái đã bị phát hiện khi giấu một chú chó trong bụng, giả mang bầu để mang chó cưng lên máy bay.

Theo trang tin tức địa phương Wuhan Evening News, hôm 11/1, một sinh viên đại học Trung Quốc đã bị phát hiện khi cố gắng mang chó cưng lên máy bay bằng cách giấu nó trong bụng và giả đang mang bầu.